Công Dụng, Phân Loại, Cấu Tạo Giũa Kim Loại
Có thể bạn quan tâm
1.1.1. Công dụng
Giũa là một dụng cụ gia công nguội phổ biến. Giũa dùng để gia công các chi tiết có độ cứng thấp và có thể gia công được nhiều bề mặt khác nhau: Mặt phẳng, mặt cong, các loại lỗ có hình dạng khác nhau và các rãnh hẹp.
1.1.2. Phân loại
- Phân loại theo lượng cắt: Gồm có giũa thô và giũa tinh.
- Phân loại theo hình dáng giũa: Gồm có giũa dẹt, giũa tròn, giũa vuông, giũa bán nguyệt, giũa tam giác ...v.v.
1.1.3. Cấu tạo giũa kim loại
Giũa kim loại được làm bằng thép dụng cụ. Tùy theo đặc điểm gia công mà giũa được chế tạo với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Các loại giũa có cùng một số đặc điểm như sau:
GIũa gồm có thân và chuôi. Chuôi dùng để tra cán gỗ để người thợ có thể cầm nắm thuận lợi trong quá trình làm việc. Thân giũa có nhiều hình dạng khác nhau, và hình dạng thân giũa sẽ là tên của loại giũa đó, trên thân có rất nhiều lưỡi cắt đặt xen kẻ với nhau.
Các lưỡi cắt thường đặt nghiêng so với thân dũa nhằm giúp cho người sử dụng có tư thế thuận lợi trong quá trình dũa. Sau một thời gian sử dụng các lưỡi cắt sẽ bị mòn dần và khi khả năng cắt giảm nhiều thì phải thay giũa mới chứ không thể hồi phục lại được.
1.2. Phương pháp giũa kim loại
1.2.1. Thao tác giũa - Chọn chiều cao êtô:
Người đứng thẳng trước ê tô, mắt nhìn ngang, đặt khuỷu tay lên hàm êtô, các ngón tay duỗi thẳng khi nào các đầu ngón tay chạm cằm thì ta có chiều cao êtô phù hợp.
Hình 5.1: Các loại giũa kim loại - Cách kẹp vật:
Cầm vật bằng tay trái, đưa vật áp sát vào hàm tỉnh của êtô, tay phải quay tay quay và tiến hành kẹp chặt.
- Chọn vị trí kẹp dựa theo cấu tạo của vật.
- Tùy theo đặc điểm của phương pháp gia công, điều chỉnh góc nghiêng của vật cho phù hợp.
- Chọn vật chêm có kích thước và vật liệu phù hợp.
- Xác định lực kẹp vừa đủ để định vị vật trên hàm êtô.
- Có thể sử dụng đồ gá phụ để giữ vật trên êtô khi gia công.
Hình 5.3: Ê-tô - Vị trí đứng khi giũa
Chân trái bước lên phía trước sao cho trục dọc bàn chân trái hợp với trục ngang của êtô một góc 450. Chân phải bước sang phải sao cho trục dọc giữa hai bàn chân hợp với nhau một góc từ (60 - 70)0, khoảng cách giữa hai gót chân từ (200 - 300) mm.
Hình 5.4: Vị trí đứng khi giũa - Cách cầm giũa:
+ Tay phải cầm cán giũa, đặt chuôi cán giũa vào lòng bàn tay. + Bốn ngón tay ôm lấy cán giũa, ngón cái nằm dọc theo thân giũa.
+ Tay trái đặt lên phía đầu giũa cách đầu giũa từ (20 - 30) mm. + Lực cầm giũa vừa phải.
Hình 5.5: Cách cầm giũa - Tư thế đứng khi giũa:
Chân trái hơi gập, chân phải thẳng, đầu hơi cúi, mắt nhìn vào mặt phẳng giũa.
Hình 5.6: Tư thế đứng khi giũa - Đẩy và tịnh tiến khi giũa:
Đẩy theo hướng giũa đồng thời dịch chuyển giũa sang trái 2/3 chiều rộng giũa. Khi đẩy tới giũa thực hiện cắt gọt nên ta đẩy chậm, khi kéo về giũa không cắt gọt nên ta ta kéo nhanh. Đẩy giũa nên đẩy hết chiều dài giũa, tốc độ cắt từ (40 - 60) hành trình kép/phút.
§Èy
Hình 5.7: Thao tác khi giũa 1.2.2. Giũa mặt phẳng:
- Gá kẹp phôi lên êtô
- Giũa thô: Cứ 3 đến 4 lần đổi hứơng giũa một lần, sau khi đổi hướng thì dùng thước kiểm tra ngang dọc chéo. Để lại lượng dư cho bước giũa tinh.
Hình 5.8: Chuyển động của giũa khi giũa
- Giũa tinh: Lực ấn nhẹ và đều, thường xuyên đổi hướng giũa và kiểm tra mặt phẳng theo yêu cầu bản vẽ.
- Đẩy giũa theo chiều cắt, cuối hành trình chiều rộng của vết giũa bằng khoảng 2 lần chiều rộng giũa.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh lần cuối.
2/. THỰC HÀNH GIŨA MẶT PHẲNG
Mục tiêu : -Giũa được chi tiết đúng yêu cầu kỹ thuật
- Lập được quy trình công nghệ khi dũa mặt phẳng
2.2.Yêu cầu kỹ thuật:
- Các mặt phẳng phải phẳng và thẳng
- Các kích thước phải đảm bảo đúng theo yêu cầu bản vẽ - Các mặt phẳng phải giũa chéo 450
- Các mặt đối xứng phải đảm bảo song song
2.3.Cách tiến hành:
- Gá kẹp chi tiết lên Êtô: Bề mặt gia công song song với hàm Êtô và cao hơn má Êtô từ 5 – 8 mm.
- Đứng ở phía bên phải Êtô và sườn bên phải hướng vào bàn nguội . - Dũa bằng vân dũa dọc.
- Dũa bằng đường vân giũa ngang - Đảm bảo sự cân bằng của dũa
- Đảm bảo góc vuông giữa bề mặt gia công và mặt cạnh giũa - Cho giũa chuyển động lần lượt theo một góc
rồi chuyển sang góc kia. Sau khi tạo thành các đường vân chéo trên toàn bộ bề mặt gia công cần thay đổi tư thế làm việc và vị trí của giũa và tiếp tục dũa theo đường chéo
thứ hai
2.4.Kiểm tra mặt phẳng sau khi giũa
- Làm sạch mạt sắt khỏi bề mặt được giũa bằng chổi lông hoặc giẻ lau
- Tháo chi tiết ra khỏi Êtô
- Tay phải cầm thước còn tay trái cầm phôi. Đặt thước vuông góc với bề mặt được kiểm sao cho thước phủ lên toàn bộ chiều dài của bề mặt. Di chuyển thước theo bề mặt trong khi không nhấc thước khỏi bề mặt.
Quay người về phía ánh sáng, nâng chi tiết lên ngang mặt. Kiểm tra bề mặt giũa theo chiều dọc, ngang và đường chéo với các vị trí đặt thước khác nhau. Bề mặt giũa đạt độ chính xác nếu khe hở ánh sáng phân bố đều.
2.5.Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
TT Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Các cạnh của mặt phẳng không thẳng Tư thế đứng không đúng Chỉnh lại tư thế đứng 2 Mặt (1), (2) không phẳng và không song song với nhau.
-Lực ấn dũa không đều. - Không thường xuyên kiểm tra. - Thường xuyên thay đổi hướng dũa, dũa đúng thao tác.
- Kiểm tra thường xuyên.
Tiêu chí đánh giá
Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau: Kỹ thuật dũa kim loại Dũa mặt phẳng
Câu hỏi Câu 1: Dũa thường được sử dụng khi nào ?
Câu 2 : Các loại dũa và phạm vi sử dụng của từng loại ?
Câu 3: Trình tự công việc khi dũa mặt phẳng và tư thế của người thợ khi thao tác?
Câu 4: Để kích thước và hình dáng chi tiết gia công không sai lệch so với yêu cầu bản vẽ, người thợ gia công nguội cần phải lưu ý những gì?
Câu 5: Khi phoi kim loại bám vào các rãnh trên thân dũa phải làm cách nào để lấy chúng ra?
BÀI 6
DŨA BỀ MẶT PHẲNG SONG SONG VÀ VUÔNG GÓC Mã bài : M10-06
Giới thiệu: Để tiến hành gia công một sản phẩm khi nguội thì việc sử dụng dũa là chủ yếu, bài học sau sẽ giúp chúng ta hiểu rỏ thêm về dũa mặt phẳng song song và vuông góc
Mục tiêu của bài
- Trình bày được phương pháp dũa mặt phẳng vuông góc, song song
- Sử dụng được dụng cụ đo để kiểm tra độ vuông góc, song song
- Dũa và kiểm tra được các mặt phẳng vuông góc, song song
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản, trang thiết bị, dụng cụ,an toàn lao động.
Nội dung chính:
1. Các kiến thức về dũa bề mặt song song và vuông góc 2. Thực hành dũa vuông góc
3. Thực hành dũa song song
4. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa
1/. CÁC KIẾN THỨC VỀ DŨA BỀ MẶT SONG SONG VÀ VUÔNG GÓC
Mục tiêu:
-Trình bày được phương pháp dũa mặt phẳng vuông góc, song song -Sử dụng được dụng cụ đo để kiểm tra độ vuông góc, song song
1.1. Dũa 2 mặt phẳng vuông góc
- Tương tự như trên, cần kiểm tra độ vuông góc giữa 2 mặt phẳng để điều chỉnh độ nghiêng và lực ấn lên dũa.
Hình 6.1: Kiểm tra độ vuông góc sau khi dũa
1.2. Dũa mặt cong: Đối với phôi thô, có lượng dư gia công khá lớn: Dũa bề mặt phôi có hình đa giác cho đến khi gần đến kích thước gia công thì kết bề mặt phôi có hình đa giác cho đến khi gần đến kích thước gia công thì kết hợp hai động tác tịnh tiến và lắc dũa tương ứng với độ cong bề mặt phôi.
- Đối với phôi có lương dư gia công nhỏ: Kết hợp hai động tác tịnh tiến và lắc dũa tương ứng với độ cong bề mặt phôi ngay từ đầu. Xác định lực cắt cho phù hợp với lượng dư gia công bảo đảm về kích thước và hình dáng bề mặt.
Hình 6.2: Làm sạch dũa
Hình 6.3: Thay cán giũa
2/. DŨA CÁC MẶT PHẲNG SONG SONG
Mục tiêu:
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản, trang thiết bị, dụng cụ,an toàn lao động.
2.1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ.
2.2. Yêu cầu kĩ thuật:
- Dũa hai mặt phải song song với nhau.
- Dũa phải đảm bảo kích thước theo yêu cầu kĩ thuật. - Các mặt phẳng phải dũa chéo 450.
2.3. Quy trình công nghệ gia công:
- Dũa chi tiết có chiều dài là 80 mm, chiều rộng 40 mm, bề dày 20 mm.
- Dũa mặt 1 của phôi phải phẳng và tạo thành vân dọc trên bề mặt. - Kiểm tra độ phẳng mặt 1 bằng thước kiểm phẳng
- Dũa mặt 2 song song với mặt 1, đảm bảo kích thước đã cho giữa các mặt phẳng.
- Tháo chi tiết ra khỏi êtô và kiểm tra độ song song giữa mặt 1 và mặt 2 (dụng cụ dùng dũa dẹt, thước kiểm phẳng, thước cặp hoặc com pa).
2.4. Kiểm tra:
a. Kiểm tra bằng com pa đo: - Tháo chi tiết ra khỏi Êtô
- Tay trái cầm chi tiết còn tay phải cầm com pa đo.
- Mở khẩu độ compa ra theo kích thước tương ứng với khoảng cách giữa hai bề mặt, cho compa dịch chuyển theo phôi với lực ma sát nhỏ, không tạo ra áp lực giữa compa và phôi
- Compa được giữ tại khớp bản lề bằng ngón tay cái và ngón trỏ và hường vào phôi
xuống duới, ở chỗ nào các mỏ của Compa bị kẹt phôi sẽ dày hơn so với yêu cầu, còn chỗ nào mỏ compa đi qua nhẹ nhành là phôi mỏng hơn so với yêu cầu.
- Nếu compa đi qua với ma sát nhẹ theo tất cả 4 góc, thì các cạnh song song với nhau.
b. Kiểm tra bằng thước cặp:
- Tay trái cầm chi tiết còn tay phải cầm thước và ngón tay cái của tay phải đưa mỏ động của thước cặp tiếp xúc khít với phôi
- Tiến hành đo tại hai, ba chỗ, không cho phép các mỏ thước cặp được xiên lệch và có lực pháp tuyến phụ khi đo. Nếu kết quả tại hai, ba chỗ bằng nhau thì hai bề mặt đảm bảo độ song song.
2.5. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
TT Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Mặt phẳng không phẳng không song song
- Do không thường xuyên kiểm tra độ phẳng, độ song song, do đọc trị số thước cặp sai.
- Thường xuyên kiểm tra độ phẳng, độ song song, Đọc trị số thước cặp cho chính xác.
3/. DŨA CÁC MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC
Mục tiêu:
- Dũa và kiểm tra được các mặt phẳng vuông góc
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản, trang thiết bị, dụng cụ,an toàn lao động.
3.1. Đọc bản vẽ:
3.2. Trình tự tiến hành:
- Chi tiết phải có mặt cắt ngang là hình chữ nhật có các bề mặt được gia công tiếp áp với nhau và tạo thành góc 900. Kích thước các cạnh của chi tiết theo chiều dài 100 (mm), rộng 50 (mm), bề dày 20 (mm).
- Dụng cụ: Dũa phẳng thô, mịn , thước kiểm phẳng , thước góc 900 .
- Kiểm tra kích thước của phôi theo bản vẽ - Kiểm tra độ chính xác vạch dấu
- Kẹp chặt phôi đã được vạch dấu trên Êtô. Sao cho bề mặt được gia công hướng lên trên và cao hơn má của Êtô 8 –10 mm
- Dũa mặt 1 bằng giũa thô theo vân chéo - Dũa tinh bề mặt theo vạch dấu bằng dũa tinh (mặt chuẩn).
- Kiểm tra độ thẳng, phẳng của bề mặt chuẩn bằng thước kiểm phẳng. - Cũng theo trình tự trên, giũa mặt 2 theo kích thước và tạo thành góc 900 so với mặt chuẩn
3.3. Phương pháp kiểm tra:
- Tay trái cầm phôi còn tay phải cầm thước đo góc (êke). Đặt mặt làm việc phía trong của thước đo góc vào bề mặt chuẩn sao cho giữa mặt thứ hai của thước và bề mặt giũa có khe hở từ 2-3 mm.
- Không ép chặt mặt làm việc phía trong của thước đo góc vào bề mặt chuẩn (của phôi), đồng thời dịch chuyển nhẹ nhàng bề mặt thứ hai của thước cho tới khi tiếp xúc với bề mặt dũa và xác định bằng mắt khe hở giữa các bề mặt này. Khi bề mặt được dũa chính xác, khe hở phải hẹp và đều nhau.
- Kiểm tra “khe hở ánh sáng bằng mắt” cùng với thước đo góc tại một số vị trí trên bề mặt. Bề mặt giũa lần cuối bằng giũa mịn không được gồ ghề và phải tạo thành góc 900so với bề mặt chuẩn.
3.5. Dạng hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
TT Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Mặt phẳng không phẳng, không song song
- Do không thường xuyên kiểm tra độ phẳng, độ song song - Do đọc trị số thước cặp sai. - Thường xuyên kiểm tra độ phẳng, độ song song. - Đọc trị số thước cặp cho chính xác. Tiêu chí đánh giá
Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau: Kỹ thuật giũa mặt phẳng vuông
góc Kỹ thuật kiểm tra độ vuông góc, song song Kỹ thuật dũa mặt phẳng song
song
Câu 1:Trình tự công việc khi dũa mặt phẳng song song và vuông góc? Câu 2: Cách kiểm tra bề mặt phẳng song song và vuông góc?
Câu 3 Nêu các dạng sai hỏng khi dũa bề mặt song song và vuông góc Câu 4 Biện pháp xử lý khi khả năng cắt gọt của dũa kém?
BÀI 7 KHOAN Mã bài : M10-07
Giới thiệu: Trong quá trình gia công cơ khí, một chi tiết thường phải qua nhiều phương pháp gia công khác nhau cuối cùng mới đạt được yêu cầu kỹ thuật. Để gia công những chi tiết có nhiều lỗ, rãnh thì phải sử dụng máy khoan. Khoan là quá trình gia công lỗ ở dạng thô được thực hiện trên máy khoan với dụng cụ cắt là mũi khoan.
Bài học sau sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình khoan.
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được phương pháp khoan kim loại
- Chọn lựa được máy khoan, chế độ khoan, mũi khoan - Khoan được các lỗ khoan đạt yêu cầu kỹ thuật
Nội dung chính:
1. Các kiến thức cơ bản về khoan kim loại2. Thực hành khoan 2. Thực hành khoan
3. Các dạng sai hỏng thường gặp – Biện pháp phòng ngừa 4. Đảm bảo an toàn cho người và bảo quản dụng cụ.
1/. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KHOAN KIM LOẠI
Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp khoan kim loại
- Chọn lựa được máy khoan, chế độ khoan, mũi khoan
1.1. Khái niệm
Khoan là phương pháp phổ biến để gia công lỗ trên vật đặc. Khoan có thể thực hiện trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay. Dụng cụ khoan là mũi khoan, khi khoan lỗ lớn có thể khoan lỗ nhỏ trước và tăng dần kích thước cho
Từ khóa » Trong Cơ Khí Dũa Dùng để Làm Gì
-
Kỹ Thuật Giũa Trong Gia Công Cơ Khí. - Băng Tải Thành An
-
Dũa Kim Loại - Dụng Cụ Gia Công Cơ Khí Cầm Tay
-
Các Loại Dũa Cơ Khí Và Kỹ Thuật Dũa Kim Loại Cần Biết
-
Dũa Là Dụng Cụ Gia Công Dùng để? - TopLoigiai
-
Mỏ Lết Và Dũa Có Công Dụng Gì Trong Gia Công Cơ Khí - Vattumro
-
Phân Loại Giũa Kim Loại Trong Gia Công Cơ Khí - Vattumro
-
Dũa - Dụng Cụ Cầm Tay Cơ Khí Không Thể Thiếu - Tecostore
-
Dũa Là Gì Và Các Bước Để Tạo Ra Dũa - HALANA
-
Các Loại Giũa Cơ Khí - Btb-events
-
Bài Giảng Công Nghệ 8, Bài 21, 22: Cưa Và Dũa Kim Loại.
-
Tìm Hiểu Về Dũa Kim Loại
-
Nguội_Bài 8: Giũa Kim Loại - Kỹ Thuật Chế Tạo
-
Dũa Kim Loại - Dụng Cụ Gia Công Cơ Khí Cầm Tay - Dolatrees
-
Câu 3 Trang 110 SGK Công Nghệ 8