Công Dụng Sơn Dược | địa Chỉ Bán Sơn Dược
Có thể bạn quan tâm
Sơn dược, công dụng sơn dược, địa chỉ bán sơn dược
Sơn dược là vị thuốc bổ được rất nhiều người sử dụng thường dùng để tiềm gà ác, hay óc heo. hay dùng để ngâm rượu để sử dụng, đây là vị thuốc đại bổ cần phải sử dụng vừa phải.
Cây thuốc thường mọc hoang trong rừng nhưng hiện nay số lượng không còn nhiều do nhu cầu sử dụng tăng cao nên người ta thường trống để sử dụng làm dược liệu.
Sơn dược là tên khác của cây thuốc hoài sơn hay gọi là củ mài
Một số ít được thu hoạch trong tự nhiên rừng phía bắc như ở rừng hoàng liên sơn, về dược liệu thì hàng tự nhiên tốt hơn hàng trồng nhưng dường như hàng tự nhiên đã cạn kiệt
Thành phần hoá học: sơn dược
Ngoài tinh bột ra trong Sơn dược các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lấy ra chất muxin là một loại protit nhớt, allantoin, axit amin, acginin và cholin. Ngoài ra còn có mantaza là mem tiêu hóa mantoza. về mặt thực phẩm, trong củ mài có chừng 63,25% chất bột, 0,45% chất béo, 6,75% chất protit. Gần đây người ta có tìm thấy trong một số giống Dioscorea chất saponin có nhân sterol
Tác dụng dược lý sơn dược
Chất muxin hòa tan trong nước; trong điều kiện axit loãng và nhiệt độ phân giải thành chất protit và hydrat cacbon. Có tính chất bổ.
Ở nhiệt độ 45-55°C khả năng thủy phân chất đường của men trong Sơn dược rất cao, trong axit loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa 5 lần trọng lượng đường.
Vị thuốc của Sơn dược
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh ...)
Tính vị: Vị ngọt, tính ôn.
Qui kinh: Thái âm tỳ, Thái âm phế và Thiếu âm thận.
Công dụng sơn dược: Bổ tỳ vị, phế và thận.
Liều dùng: lượng thường dùng từ 10-30g; 6-10 (dạng bột).
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Sơn dược
Thấp nặng do tỳ kém biểu hiện như khí hư hơi đục (trắng) và loãng và mệt mỏi:
Dùng phối hợp Sơn dược với bạch truật, phục linh và khiếm thực.
Do thận kém biểu hiện như khí hư và Đau lưng dưới:
Dùng phối hợp Sơn dược với sơn thù du và thỏ ti tử.
Tỳ và vị kém biểu hiện như kém ăn, ỉa chảy và mệt mỏi:
Dùng phối hợp với nhân sâm, bạch truật và phục linh dưới dạng sâm linh bạch truật hoàn.
Thấp nặng chuyển thành nhiệt biểu hiện như khí hư vàng:
Dùng phối hợp Sơn dược với hoàng bá và xa tiền tử.
Mộng tinh do thận suy:
Dùng phối hợp Sơn dược với sơn thù du và sinh địa hoàng dưới dạng lục vị địa hoàng hoàn.
Hay đi tiểu do thận suy:
Dùng phối hợp Sơn dược với ích chí nhân và tang phiêu tiêu.
Ðái tháo đường
Biểu hiện như rất khát, uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều và mệt mỏi: Dùng phối hợp Sơn dược với hoàng kỳ, thiên hoa phấn, sinh địa hoàng và cát căn.
Ho mạn tính do phế suy:
Dùng phối hợp Sơn dược với sa sâm, mạch đông và ngũ vị tử.
Tham khảo
Theo Y văn cổ:
Sách Bản kinh: vị ngọt tính ôn. Sách Danh y biệt lục: bình không độc. Sách Dược phẩm hóa nghĩa: thuốc sống thì lương, thuốc chín thì ôn. Sách Thang dịch bản thảo: nhập túc thái âm kinh. Sách Đắc phối bản thảo: nhập thủ túc thái âm kinh khí phần. Sách Y học trung trung tham tây lục, Sơn dược giải: nhập Phế, qui Tỳ.
Phân biệt sơn dược
Ngày nay vẫn có một số nơi bán sơn dược giá rất rẻ nên nhiều người dễ mua nhầm phải hàng loại này, sơn dược thường làm giả bằng củ mì lâu năm.
Về vị thì củ sơn dược có vị ngọt, còn củ mì thì chủ yếu là dạng bột nên khi nhấm thử là biết liền khi mua nên chọn cửa hàng có uy tín mua là được.
Một số món ăn từ Sơn dược
Canh Sơn dược- sườn lợn
Tác dụng: bổ tỳ kiện vị
Nguyên liệu:
Sơn dược 300gr, xương sườn lợn 300g 1 nửa bắp ngô ngọt 1 củ gừng 1 chút hành hoa,
Cách làm: Xương sườn rửa sạch, gừng thái sợi, miếng mỏng cho vào nồi nước ninh khoảng 15phut.
Sơn dược rửa sạch gọt vỏ (vì sơn dược có nhớt và để lâu sẽ bị thâm nên gọt xong nên cho vào nồi nước dùng luôn) ướp nhanh muối gia vị và chút gừng cho ngấm rồi cho vào nồi nước dùng ninh tiếp khoảng 20 phút nêm gia vị, cho chút hành lá cho thơm. Khi HS chín mềm, bở là được. Canh HS thưởng thức như món soup khai vị hoặc ăn cùng cơm đều rất ngon.
Nếu không có hàng tươi thì dùng 150g sơn dược khô để sử dụng
Rượu Sơn Dược :
Tác dụng: Giảm đau, định thần kinh, giải độc, hồi xuân, cường tinh
Sơn Dược 400g, Đường 500g . Rượu trắng 3 lít. Cho vào bình để chỗ im mát, 1 tháng chất thuốc ra hết . Mỗi ngày uống sáng, chiều trước khi ăn cơm một ly nhỏ .
Cháo Sơn Dược tươi :
Công dụng: Khỏe tỳ , ích Khí, dưỡng Tâm . Người yếu Tỳ Vị , tiêu hóa kém, hay giật mình , ra mồ hôi trộm
Nguyên liệu:
Sơn dược tươi 100 gr. (khô 45 gr.) bột mì 100gr. hành, gừng , đường .
Rửa sạch Sơn Dược, gọt vỏ, giả nhỏ hay mài vụn. Cho tất cả vật liệu nước vừa đủ, nấu vừa chín thành cháo bột . . Ăn lúc đói .
Có thể nấu chung với gạo, thành cháo, thêm Đại Táo ( Táo đen khô ) bỏ hột .
Tác dụng bổ khí huyết, khỏe tỳ Vị, hợp với người già yếu, khí huyết không thông, kém dinh dưỡng, người gầy yếu .
Sơn dược nấu canh chung với kỷ tử
Tác dụng: dưỡng âm, ích trí .
Sơn dược nấu chung với thịt lợn ,
bổ cho người yếu mệt, đau dậy .
Chú ý : Quá bổ , Người trung niên , người già béo phì, không nên dùng .
Địa chỉ bán sơn dược, nơi bán sơn dược uy tín
Sơn dược là dạng hàng trồng được thu hoạch sau đó rửa sạch cạo bỏ vỏ bên ngoài sau đó dùng phương pháp phơi khô hoạch sây để bảo quản sử dụng.
Sơn dược thường dược bán ở dạng nguyên củ sau đó về chúng tôi phiến mỏng để cho khách hàng dễ sử dụng, sơn dược được đóng gói 1kg để tiện sử dụng.
Sơn dược lá vị thuốc quý thường dùng làm thuốc bổ, quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi.
Các mòn tiềm nếu không mua được sơn dược tươi thì dùng thay bằng sơn dược khô cũng cho công dụng tương tự.
Từ khóa » Củ Sơn Dược
-
Tìm Hiểu Về Vị Thuốc Hoài Sơn - Vinmec
-
Cây Hoài Sơn (Sơn Dược) - Công Dụng, Cách Dùng Vị Thuốc
-
Sơn Dược, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Sơn Dược
-
Sơn Dược (Hoài Sơn) - 21 Tác Dụng Chữa Bệnh Thú Vị
-
Hoài Sơn - Hello Bacsi
-
Hoài Sơn Làm Mát, Bồi Bổ Cơ Thể Sau Mắc COVID-19
-
Hoài Sơn Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
HOÀI SƠN - Dược Phẩm OPC
-
Hoài Sơn - Mediplantex
-
Hoài Sơn: Củ, Rễ Hay Thân Mới Là Thuốc?
-
Tất Tần Tật Về Dược Liệu Hoài Sơn - Vị Thuốc Quý điều Hòa âm Dương
-
SƠN DƯỢC 山 藥 - Trung Tâm Kế Thừa
-
Củ Mài Là Củ Gì? Củ Mài Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Thế Nào?