Công Dụng Thần Kỳ Và Cách Trồng Củ Bình Vôi Bonsai
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây các loại cây kiểng lá đang được nhiều người quan tâm và yêu thích, trong số đó có củ bình vôi nhỏ nhắn, đáng yêu. Thế nhưng bạn sẽ không ngờ rằng củ bình vôi nhỏ bé này lại là một dược liệu quý của Việt Nam và chữa được rất nhiều bệnh.
Nếu bạn đang tìm hiểu về củ bình vôi thì không nên bỏ qua bài viết này nhé, vì Nông nghiệp phố sẽ chia sẻ cùng bạn về tác dụng, cách trồng và chăm sóc củ bình vôi bonsai ngay trong bài viết này, cùng tìm hiểu nhé.
1. Củ bình vôi là củ gì
Củ bình vôi tiếng anh là Stephania Erecta, ngoài ra bình vôi còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như củ bình vôi thái, củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên…. Bình vôi mọc ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là ở những tỉnh có núi đá như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn,…
Củ bình vôi là phần thân phình to của cây bình vôi, đóng vai trò như một kho dự trữ nước và chất dinh dưỡng, cung cấp cho cây sống trong thời gian khô hạn kéo dài.
Bình vôi là dạng cây dây leo thường xanh, với những chiếc lá mỏng, nhỏ, tròn, màu xanh cùng những đường gân đặc biệt, những chiếc lá này nhô ra từ một thân cây phình to trông giống như củ.
Hoa củ bình vôi cũng rất đặc sắc, với sắc vóc nhỏ xinh màu xanh nhạt. Ngoài ra, cây bình vôi còn có quả, khi quả chín có màu đỏ, bên trong còn có hạt với hình dạng như móng ngựa rất đặc sắc.
2. Tác dụng của củ bình vôi
Những củ bình vôi bonsai nhỏ xinh, lung linh trong nắng sẽ giúp bàn học, bàn làm việc hay cửa sổ nhà bạn bừng sáng và cực kỳ dễ thương. Củ bình vôi cũng dễ trồng và chăm sóc nên bạn có thể trồng tại nhà mà không cần phải đắn đo.
Chiết xuất rotundin từ củ bình vôi rất ít độc, nhờ chứa hoạt chất này mà củ vôi dùng để chữa bệnh gút, chữa đau dạ dày, và đặc biệt bình vôi chữa mất ngủ rất hiệu quả.
Cách sử dụng củ bình vôi khá đơn giản mà lại dễ uống như củ bình vôi ngâm rượu, hay phơi khô nghiền thành bột rồi sử dụng dần dần. Hiện nay, chưa có công bố về tác dụng phụ của bình vôi hay ai bị ngộ độc củ bình vôi cả.
Tuy nhiên trong củ bình vôi có chứa một lượng độc tố nhỏ, vì vậy không nên tự ý sử dụng củ bình vôi như một loại thuốc chưa bệnh, mà phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
3. Ý nghĩa củ bình vôi
Củ bình vôi trong phong thủy sẽ đem đến may mắn cho gia chủ, những chiếc lá tròn tròn như những đồng xu nhỏ nhỏ, xinh xinh sẽ giúp mang về tiền tài, may mắn và bình an cho bạn.
Ngoài ra, trồng củ bình vô bonsai ở cửa sổ, bàn học hay bàn làm việc sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, giảm căng thẳng sau giờ học, giờ làm việc mệt mỏi.
4. Cách trồng củ bình vôi
Trong tự nhiên, củ bình vôi được khai thác từ các khu núi đá, sau đó theo chân lãng khách xuôi về nhiều vùng miền trên khắp cả nước, len lỏi vào từng căn nhà nhỏ, khu vườn vườn xinh.
Củ bình vôi có thể trồng được quanh năm, nhưng bạn nên trồng củ bình vôi vào vụ xuân khi có mưa phùn hay đầu mùa mưa hoặc vụ thu. Lúc này, thời tiết mát mẻ, củ dễ ra rễ hơn và bạn cũng không mất nhiều công chăm sóc.
Củ bình vôi khá dễ trồng, bạn có thể nhân giống củ bình vôi bằng hạt, củ hoặc bằng dây. Tuy nhiên cách trồng củ bình vôi là dễ trồng và phổ biến hơn cả.
Thông thường, củ bình vôi sẽ được bán nguyên trạng, không có rễ, không có lá, và trông khá giống như khoai tây. Sau đó bạn đặt củ bình vôi lên đất ẩm hoặc vùi nhẹ vào đất ẩm.
Cuối cùng bạn dùng túi nylong trong suốt được đục nhiều lỗ chùm củ lại rồi đặt nơi râm mát và tưới nước giữ ẩm đều đặn cho cây. Khoảng 20 - 30 ngày sau củ sẽ bắt đầu bén rễ.
Đất trồng củ bình vôi phải giữ ẩm tốt, nhưng không được đọng nước, phải thoát nước tốt và thông thoáng, sạch mầm bệnh. Đất trồng củ bình vôi bạn có thể phối trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể mụn dừa : 1 giá thể trấu hun : 1 đá perlite.
Để để nhanh chóng và dễ dàng hơn, bạn nên chọn đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa kiểng. Vốn dĩ đất này đã được phối trộn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, vì vậy sau khi mua về thì bạn có thể sử dụng ngay.
Chậu trồng củ bình vôi bạn có thể chọn chậu nhựa, chậu sứ, chậu đất nung… tuy nhiên chậu cần có đường kính phù hợp với kích thước củ. Chậu đất nung là lựa chọn tốt nhất vì độ thoáng khí của nó. Bạn cũng có thể sử dụng chậu nhựa hoặc chậu gốm với điều kiện chúng có nhiều lỗ thoát nước.
Để tăng tỷ lệ ra rễ và rút ngắn thời gian ra rễ, trước khi đặt lên đất ẩm bạn có thể ngâm phần gốc của củ bình vôi trong dung dịch phân bón kích thích ra rễ như N3M, Bimix Super Root, Roots 2… trong 15 phút.
Định kỳ 7 - 10 ngày/ lần bạn tưới dung dịch kích rễ cho củ 1 lần, bạn có thể sử dụng lại các loại phân bón kích thích ra rễ còn dư, hoặc bạn sử dụng Vitamin B1, Org Hum, Acroots…
Phân Bón Lá Kích Ra Rễ Cực Mạnh N3M
28,000₫Phân bón lá đậm đặc cao cấp VITAMIN B1 GROWMORE
17,000₫Thuốc kích rễ bimix super root
6,500₫Phân bón lá cao cấp Hoa Kỳ Roots 2 - USA
8,000₫Chế phẩm dùng cho hoa lan và cây kiểng hùng nguyễn 6 in 1
29,000₫Chế phẩm Vitamin B1 Super roots - kích rễ bật mầm - chai 100ml
33,000₫Chế phẩm Vitamin B12 chống sốc và giải độc cho cây trồng, hoa cảnh - Chai 100ml
25,000₫Chế phẩm kích mầm - bật mầm ORG HUM nhập khẩu từ Úc
25,000₫Chế phẩm kích rễ và phục hồi rễ Seasol nhập khẩu từ Úc
29,000₫Chất kích thích sinh trưởng Comcat 150WP - Gói 7.55 gram
16,000₫Khi củ mọc nhiều lá mới, bạn bắt đầu cho củ bình vôi ăn nắng từ từ, để củ phát triển tốt và ra nhiều lá đẹp. Đồng thời, bạn tiến hành làm giàn ở phía trên cho cho dây bình vôi leo.
Hoặc để nhanh chóng, tiện lợi, bạn có thể mua củ bình vôi đã được trồng trong các chậu nhỏ xinh, sau đó về bạn chỉ cần đặt nơi thích hợp và chăm sóc cây thôi.
5. Chăm sóc củ bình vôi
a. Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố cần phải có khi trồng cây, và với củ bình vôi bạn có thể trồng ở bóng râm cho đến nắng trực tiếp, tuy nhiên ánh sáng là yếu tố quyết định hình dáng củ bình vôi.
Nếu một chậu củ bình vôi được đặt trong điều kiện ít che chắn, ăn ánh sáng nhiều từ 6 - 8 giờ/ ngày, cây sẽ có cuống ngắn, lá to tròn và dày. Tuy nhiên, đối với củ đã trồng quen môi trường từ nhỏ thì được, còn với củ trong những điều kiện khác mang ra nắng trực tiếp sẽ dễ bị cháy lá.
Nếu bạn trồng củ bình vôi trong điều kiện có nhiều ánh sáng, nhưng chỉ có nắng 1 buổi sáng từ 7 - 10 giờ, cây cho cuống lá dài hơn 1 chút, khoảng cách giữa các lá thưa hơn 1 chút, cây sẽ mềm mại và dễ thương. Đây sẽ là thành quả nếu bạn trồng củ bình vôi ở ban công, sân vườn có lưới che giảm nắng hay dưới tán cây to.
Nếu bạn trồng cây ở điều kiện ánh sáng tán xạ như ở cửa sổ, bàn học, bàn làm việc đón sáng gián tiếp thôi, chứ hầu như không có nắng, cây bình vôi của bạn sẽ thưa thớt và cuống dài hơn rất nhiều. Vì vậy mà bạn cần đem cây ra ăn nắng sáng thường xuyên.
Nếu bạn trồng củ bình vôi trong điều kiện bóng râm, không có nắng thì hầu như cây khó phát triển tốt, cuống dài và lá cũng nhỏ.
b. Chế độ tưới nước
Vì là loài thân củ nên củ bình vôi chịu hạn khá tốt, vì vậy tuỳ theo loại đất trồng mà bạn có thể tưới nước hàng ngày, hoặc 1 - 2 lần/ tuần để giữ ẩm cho đất, tuy nhiên tránh tưới đẫm dễ dẫn đến hiện tượng ngập úng để rễ cây.
c. Phân bón cho củ bình vôi
Vì củ bình vôi là cây thường xanh nên bạn cần bổ sung dinh dưỡng định kỳ và liên tục để giữ cho bộ lá luôn xanh tốt. Khi cây đã ra lá thì bạn tiến hành bổ sung các loại phân bón lá cho cây.
Bạn có thể pha các loại phân bón dạng nước như Seasol, Vitamin B1, dịch chuối, phân bánh dầu nước, Spray 1… phun định kỳ cho cây 15 - 20 ngày/ lần.
d. Phòng trừ sâu bệnh
Bọ trĩ, nhện đỏ và rệp sáp là 3 đối tượng gây hại chủ yếu trên củ bình vôi. Để phòng ngừa, 15 - 20 ngày/ lần bạn sử dụng các chế phẩm sinh học như dịch tỏi, Neem Chito phun cho củ bình vôi. Hoặc bạn có thể tự làm GE gừng tỏi ớt tại nhà để sử dụng cho củ bình vôi.
Khi phát hiện nhện đỏ tấn công, bạn có thể sử dụng chế phẩm chuyên trị nhện đỏ như Ortus, SK EnSpray. Chế phẩm chuyên trừ bọ trĩ thì có Radiant, Confidor, Yamida. Còn với rệp sáp bạn nên sử dụng Movento, Confidor để loại trừ.
e. Nếu dây củ bình vôi quá dài
Nếu củ bình vôi của bạn có dây quá dài, lá nhỏ hoặc không có lá làm cây xấu xí, kém hấp dẫn thì bạn có thể cắt bỏ để củ ra lại dây khác. Nếu được chăm sóc tốt và cung cấp đủ ánh sáng, thì theo thời gian củ sẽ mọc ra dây khác trông gọn gàng và xinh đẹp hơn.
⫸ Xem thêm: ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây lộc vừng trong chậu
⫸ Xem thêm: ý nghĩa phong thủy, vị trí trồng, cách trồng và cách chăm sóc cậy vạn tuế
⫸ Xem thêm: Bật mí cách trồng chậu sống đời nhỏ xinh tại nhà
Củ bình vôi không được gì chỉ được cái dễ thương xuất sắc, miễn bàn. Nếu bạn đã bị hấp dẫn bởi loại cây nhỏ bé xinh xinh này thì trồng ngay một chậu đi nhé, chần chờ gì nữa nào!
Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986
Đá perlite trân châu Lavamix - Túi 5dm ~ 400gram
35,000₫Viên nén xơ dừa ươm hạt
1,000₫Đất Sạch Tribat Trồng Cây Giàu Dinh Dưỡng 50dm3 (HCM)
59,000₫Phân trùn quế cao cấp Sfarm Pb01 - Bao 2kg - Đã qua xử lý
28,000₫Chế phẩm EM ( ủ phân và rác thải ) EMUNIV - Gói 200 gram
39,000₫Chậu Monrovia hàng chuẩn màu xanh rêu
18,000₫Phân trùn quế cao cấp Sfarm Pb01 - Bao 5kg - Đã qua xử lý
63,000₫Vôi bột sát khuẩn và cải tạo đất
9,500₫Phân Bón Lá Kích Ra Rễ Cực Mạnh N3M
28,000₫Chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma Plus Humic Sfarm - Gói 1kg
83,000₫Từ khóa » Củ Bình Vôi Trong Phong Thủy
-
Củ Bình Vôi Làm Cảnh Phong Thủy Trong Nhà - Dược Liệu Hòa Bình
-
Củ Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? Bất Ngờ Với Khả Năng Trị Mất Ngủ
-
CỦ BÌNH VÔI TRỒNG PHONG THUỶ HÚT TÀI LỘC VẬN MAY 0976 ...
-
Củ Bình Vôi Dị Cho Ae Chơi Cây Cảnh Phong Thủy | Shopee Việt Nam
-
Cây Củ Bình Vôi - Cây để Bàn Văn Phòng - Garden1900
-
Hướng Dẫn: Kỹ Thuật Trồng Củ Bình Vôi Bonsai Làm Cảnh Tại Nhà - Gnite
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Của Bình Vôi Có Thể Bạn Chưa Biết - Battrang24h
-
Cây Củ Bình Vôi Size Cỡ Loại Mini để Bàn Trang Trí Nhỏ
-
Cây Bình Vôi - Dược Liệu Chữa Bệnh Từ Thiên Nhiên
-
Bình Vôi Cây Phong Thủy - Tặng Sỏi Trắng - Cây Cảnh Hải Đăng
-
Hướng Dẫn Bạn Cách Trồng Củ Bình Vôi - Loại Cây Vừa Làm đẹp Nhà ...
-
Nên đặt ông Bình Vôi ở Vị Trí Nào Trong Nhà để Thu Giữ Tài Lộc?
-
Vị Trí đặt ông Bình Vôi Phải Chuẩn Mới Mong Trừ Tà, Giàu Có