Công Dụng Và Phân Loại Của Kính Hiển Vi - Tín Đức
Có thể bạn quan tâm
22-08-2019, 3:33 pm
Kính hiển vi là một thiết bị dùng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể quan sát được bằng cách tạo ra các hình ảnh phóng đại của vật thể đó. Kính hiển vi có thể gấp độ phóng đại bình thường lên từ 40 - 3000 lần. Kỹ thuật quan sát và ghi nhận hình ảnh bằng các kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi (microscopy). Ngày nay, kính hiển vi có thể bao gồm nhiều loại từ các kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng khả kiến, cho đến các kính hiển vi điện tử, hay các kính hiển vi quét đầu dò, hoặc các kính hiển vi phát xạ quang... Kính hiển vi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như vật lý, hóa học, sinh học, khoa học vật liệu, y học và được phát triển không chỉ là công cụ quan sát mà còn là một công cụ phân tích mạnh.
Các loại kính hiển vi
Kính hiển vi quang học
Là nhóm kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến rọi lên vật cần quan sát, và các thấu kính thủy tinh để phóng đại thông qua các nguyên lý khúc xạ của ánh sáng qua thấu kính thủy tinh. Đây là kính hiển vi đầu tiên được phát triển. Ban đầu, người ta phải sử dụng mắt để nhìn trực tiếp hình ảnh được phóng đại, nhưng các kính hiển vi quang học hiện đại ngày nay có thể được gắn thêm các bộ phận chụp ảnh như phim quang học, hoặc các CCD camera để ghi hình ảnh, hoặc video. Các bộ phận chính của kính hiển vi quang học bao gồm:
- Nguồn sáng;
- Hệ hội tụ và tạo chùm sáng song song;
- Giá mẫu vật;
- Vật kính (có thể là một thấu kính hoặc một hệ thấu kính) là bộ phận chính tạo nên sự phóng đại;
- Hệ lật ảnh (lăng kính, thấu kính);
- Thị kính là thấu kính tạo ảnh quan sát cuối cùng;
- Hệ ghi ảnh.
Kính hiển vi quang học quét trường gần
Kính hiển vi quang học quét trường gần (tiếng Anh: Near-field scanning optical microscope) là một kỹ thuật hiển vi quang học cho phép quan sát cấu trúc bề mặt với độ phân giải rất cao, vượt qua giới hạn nhiễu xạ ánh sáng khả kiến ở các kính hiển vi quang học truyền thống (trường xa). Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đặt một detector rất gần với bề mặt của mẫu vật để thu các tín hiệu từ trường phù du của sóng ánh sáng phát ra khi quét một chùm sáng trên bề mặt của mẫu vật. Với kỹ thuật này, người ta có thể chụp ảnh bề mặt với độ phân giải ngang cỡ 20 nm, phân giải đứng cỡ 2-5 nm, và chỉ phụ thuộc vào kích thước của khẩu độ.
Kính hiển vi điện tử
Là nhóm kỹ thuật hiển vi mà ở đó nguồn bức xạ ánh sáng được thay thế bằng các chùm điện tử hẹp được tăng tốc dưới hiệu điện thế từ vài chục kV đến vài trăm kV. Thay vì sử dụng thấu kính thủy tinh, kính hiển vi điện tử sử dụng các thấu kính từ để hội tụ chùm điện tử, và cả hệ được đặt trong buồng chân không cao. Có nhiều loại kính hiển vi điện tử khác nhau, tùy thuộc vào cách thức tương tác của chùm điện tử với mẫu vật như kính hiển vi điện tử truyền qua sử dụng chùm điện tử chiếu xuyên qua vật, hay kính hiển vi điện tử quét sử dụng chùm điện tử quét trên vật.
Kính hiển vi quét đầu dò
Kính hiển vi quét đầu dò (tiếng Anh: Scanning probe microscopy, thường viết tắt là SPM) là tên gọi chung của nhóm kính hiển vi mà việc tạo ảnh bề mặt của mẫu vật được thực hiện bằng cách quét một mũi dò nhỏ trên bề mặt của mẫu vật. Nhóm kính hiển vi này ra đời vào năm 1981 với phát minh của Gerd Binnig và Heinrich Rohrer (IBM Zürich) về kính hiển vi quét chui hầm (cả hai đã giành giải Nobel Vật lýnăm 1986 cho phát minh này). Khác với các loại kính hiển vi khác như quang học, hay hiển vi điện tử, kính hiển vi quét đầu dò không sử dụng nguồn bức xạ để tạo ảnh, mà tạo ảnh thông qua tương tác giữa đầu dò và bề mặt của mẫu vật. Do đó, độ phân giải của kính hiển vi đầu dò chỉ bị giới hạn bởi kích thước của đầu dò.
Đề được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC
Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam
Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà NộiĐiện thoại: (84-024) 37735884 - Fax: (84-024) 37735891Website: www.tinduc.vn - Email: tdcmail@hn.vnn.vn
Bài viết liên quan
- Những hình ảnh ấn tượng về cơ thể con người dưới kính hiển vi 27-11-2023, 10:21 am
- Ứng dụng của máy định vị GPS cầm tay 16-11-2023, 10:47 am
- Phát hiện hơi nước trên thiên thể Ganymede,đây sẽ là ngôi nhà thứ hai cho con người ? 07-08-2023, 10:15 am
- Phân biệt kinh tuyến và vĩ tuyến? 06-07-2023, 2:25 pm
- Kinh tuyến trục hệ tọa độ Quốc gia VN2000 06-07-2023, 2:16 pm
- Keo UV là gì? Cách sử dụng keo UV? 26-06-2023, 4:36 pm
- Quan sát không gian vũ trụ bằng kính thiên văn hay ống nhòm? 07-06-2023, 2:17 pm
- Tháng 6/2023 này Việt Nam sẽ được quan sát được hiện tượng thiên văn kỳ thú 07-06-2023, 10:22 am
- Tại sao nên mua đèn pin sạc điện 22-08-2019, 2:08 pm
- Nhiệt độ màu trong đèn pin LED 12-08-2019, 3:20 pm
- Hướng dẫn cách sử dụng la bàn trên điện thoại 08-08-2019, 10:11 am
- Hướng dẫn sử dụng la bàn trong việc xác định hướng nhà 03-08-2019, 9:53 am
- Cách sử dụng và bảo quản máy đo khoảng cách 01-08-2019, 8:51 am
- Hướng dẫn chọn mua và sử dụng pin an toàn cho đèn pin 31-07-2019, 2:51 pm
- Tìm hiểu về kính lúp để bàn 10-07-2019, 3:01 pm
- Đèn pin sử dụng trong săn bắn 05-07-2019, 11:52 am
- Tìm hiểu về tầm chiếu xa của đèn pin 01-07-2019, 2:21 pm
- Tìm hiểu về công nghệ ảnh nhiệt 28-06-2019, 4:22 pm
Từ khóa » Các Loại Kính Hiển Vi Và Công Dụng
-
Các Loại Kính Hiển Vi Thông Dụng - Tin Cậy
-
Tìm Hiểu Một Số Loại Kính Hiển Vi đang được Sử Dụng Phổ Biến
-
KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI KÍNH HIỂN VI - Chợ Lab
-
Các Loại Kính Hiển Vi
-
Kính Hiển Vi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kính Hiển Vi Quang Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Dụng Của Kính Hiển Vi - Tín Đức
-
Top 10 Loại Kính Hiển Vi Tốt Nhất Hiện Nay
-
Kính Hiển Vi Quang Học – Nguyên Lý Và Cấu Tạo
-
Kính Hiển Vi điện Tử, Soi Nổi, Soi Vi Khuẩn, Olympus Tại TPHCM, Hà Nội
-
Top 4 Kính Hiển Vi Quang Học Chính Hãng Nên Tham Khảo - Metrotech
-
Cấu Tạo Kính Hiển Vi điện Tử
-
Các Loại Kính Hiển Vi Mà Bạn Nên Cần Biết | Tin Tức