Công Dụng Và Phân Loại Máy đầm Rung Bê Tông

I. Công dụng và Phân loại

Công dụng

Máy đầm rung bê tông - máy đầm bê tông là thiết bị dùng trong việc thi công công trình bê tông, để đầm chặt các hạt cát, đá, xi măng trong khối bê tông làm tăng sức bền của bê tông, làm cho khối lượng bê tông chóng đông kết, bảo đảm chất lượng công trình.

Máy đầm bê tông hoạt động theo nguyên lý chấn động để giảm ma sát và lực dính kết giữa các hạt vật liệu.

Phương pháp đẻ gây chấn động thường dùng 2 cách sau :

+ Dùng khối lệch tâm quay với vận tốc cao.

+ Dùng vật nặng cho dao động với tấn số lớn.

Phân loại

Căn cứ vào vị trí máy đầm tác dụng vào khối bê tông mà có thể chia máy đầm bê tông làm 4 loại sau:

+ Đầm mặt khối bê tông (Hình a)

+ Đầm dưới khối bê tông (Hình b)

+ Đầm cạnh khối bê tông (Hình c)

+ Đầm trong khối bê tông (Hình d)

Các phương pháp đầm bê tông

Các phương pháp đầm bê tông

1. Đầm mặt

Đầm mặt thường được sử dụng 3 loại : Đầm bàn , đầm thước và đầm điện tử (ít dùng vì hiệu quả thấp)

a. Đầm bàn

Sơ đồ cấu tạo

Sơ đồ cấu tạo máy đầm bàn

1. Quai xách; 2. Bàn đầm; 3. Vỏ máy; 4. Khối lệch tâm;

5. Rato; 6. Dây điện; 7. Trục quay; 8. Ổ đỡ

Nguyên lý làm việc

- Bộ gây chấn động thường là động cơ điện kiểu lồng sóc, ở hai đầu trục của rô to được gắn chặt hai quả lệch tâm, khi rô tô quay quả lệch tâm cũng quay theo tạo ra lực ly tâm cả bàn đầm rung động.

- Thời gian đầm tại của đầm từ 15 đến 20 s, chiều sâu tác động của đầm khoảng 20 đến 25 cm.

- Đầm có thể di chuyển trong quá trình làm việc.

b. Đầm thước

Sơ đồ cấu tạo

Sơ đồ cấu tạo của máy đầm thước

1. Động cơ ; 2. Hộp chia công suất; 3. Bộ gây rung động; 4. Dầm sắt chữ I

Nguyên lý làm việc

- Cấu tạo như đầm bàn, chỉ khác ở chỗ bàn sắt được thay bằng một dầm sắt hoặc gỗ bịt sắt dài 2 - 4 m.

- Bộ gây rung (3) được đặt trên dầm và được dẫn động bằng động cơ (1)

- Đầm thước rất thích hợp với việc đầm các khối bê tông mỏng, hẹp và dài như mặt đường bê tông hoặc đường sân bay.

2. Đầm dùi (Đầm trong)

- Khi đầm trong, quả đầm được đặt sâu trong khối bê tông. Đầm được dùng để đầm các khối bê tông dày, có diện tích nhỏ như cột, móng nhà, ...

- Đầm rùi có ưu điểm là truyền xung lực ngang trong lòng hỗn hợp bê tông, hiệu quả cao, kết cấu gọn

Sơ đồ cấu tạo máy đầm dùi trục mềm

Sơ đồ cấu tạo của máy đầm dùi

1. Trục ; 2. Khớp nối ; 3. Trục mang khối lệch tâm;

4. Vỏ đầm; 5. Khối lệch tâm; 6. Bạc hoặc chốt tựa của khối lệch tâm.

- Cấu tạo gồm động cơ điện có thể trượt đi dễ dàng nhờ bàn sắt, trục (1) mềm để truyền lực theo mọi hướng, quả dầm (4) ở trong đặt bộ phận gây rung động.

- Ruột của trục mềm làm bằng nhiều thanh thép hoặc sợi thép được bó, tét lại với nhau. Ngoài bọc bằng vỏ thép, cuốn giống như lò xo để cho mềm và dễ uốn. Ngoài cùng được bọc một ống ghen cao su để đảm bảo và cách điện.

- Do trục mềm (1) một đầu được nối vào động cơ, một đầu được nối sâu vào trục của bộ phận gây rung động nên khi động cơ hoạt động thì ruột mềm (1) quay (vỏ ngoài không quay) và truyền lực cho trục gây rung động làm quả đầm rung lên.

3. Đầm cạnh

Sơ đồ cấu tạo của máy đầm cạnh

1. Động cơ đầm; 2. Bản đế đầm; 3. Đai thép; 4. Bu lông liên kết;

5. Sườn ngang; 6. Sườn đứng; 7. Ván khuôn; 8. Bê tông cần đầm

II. Năng suất của máy đầm

Năng suất của máy đầm mặt

Trong đó :

F - diện tích bề mặt tiếp xúc giữa đầm và vật liệu (m2)

h - chiều sâu ảnh hưởng (m)

t1 - thời gian đầm tại một chỗ (s)

t2 - thời gian cần di chuyển vị trí của đầm (s)

Kt - hệ số sử dụng thời gian

Năng suất của máy đầm dùi

Trong đó :

R - bán kính tác dụng của đầm (m)

h - chiều sâu tác dụng của đầm (m)

t1 - thời gian đầm một chỗ (s)

t2 - thời gian cần di chuyển vị trí của đầm (s)

Kt - hệ số sử dụng thời gian

Nguồn: Bài giảng môn học Máy xây dựng, tác giả Ths Nguyễn Ngọc Trung - Trường Đại học Giao thông vận tải.

Từ khóa » Công Dụng Máy đầm Rung Bê Tông