Công Khai Báo Cáo Tài Chính Nhà Nước - Tư Vấn Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi toàn quốc. Báo cáo tài chính nhà nước bao gồm các nội dung về báo cáo tình hình tài chính nhà nước, báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước. Trong đó, Báo cáo tình hình tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ thông tin về tài sản; nợ phải trả; nguồn vốn của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo. Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh trong kỳ báo cáo.
Theo Nghị định 25/2017/NĐ-CP thì việc công khai báo cái Tài chính Nhà nước được thực hiện bằng các hình thức:
- Đăng trên cổng thông tin điện tử;
- Phát hành ấn phẩm, niêm yết;
- Các hình thức khác theo quy định.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc được báo cáo trước Quốc hội, Bộ Tài chính sẽ thực hiện việc công khai này.
Báo cáo tài chính nhà nước đầu tiên được lập theo số liệu tài chính năm 2018.
Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên phạm vi toàn quốc (gọi chung là Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc) và trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh).
Về công khai Báo cáo tài chính Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh công khai các thông tin trong báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, bao gồm: Tình hình tài sản của Nhà nước; nợ chính quyền địa phương, các khoản phải trả khác của Nhà nước; nguồn vốn của Nhà nước; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước; tình hình lưu chuyển tiền tệ nhà nước trên phạm vi tỉnh; trừ số liệu chi tiết thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia.
Trong khi đó, Bộ Tài chính công khai các thông tin trong báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc, bao gồm: Tình hình tài sản của Nhà nước; nợ công và các khoản phải trả khác của Nhà nước; nguồn vốn của Nhà nước; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước; tình hình lưu chuyển tiền tệ nhà nước trên phạm vi toàn quốc; trừ số liệu chi tiết thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Từ khóa » Hình Thức Kê Khai Báo Cáo Tài Chính
-
Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Doanh Nghiệp Có Phải Công Khai Báo Cáo Tài ...
-
Hướng Dẫn Cách Lập Và Nộp Báo Cáo Tài Chính Nhanh Chóng, Chính Xác
-
Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Thông Tin Cơ Bản Về Báo Cáo Tài Chính
-
Thời Hạn Nộp Báo Cáo Tài Chính, Nộp Cho Những Cơ Quan Nào?
-
Hình Thức Và Thời Hạn Công Khai Báo Cáo Tài Chính
-
Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Hướng Dẫn Lập Và đọc Bảng ...
-
Cách Nộp Báo Cáo Tài Chính Bổ Sung Qua Mạng 2021 - Luật ACC
-
Lập Báo Cáo Tài Chính | TS24 Corp
-
Công Khai Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp Theo Quy định Pháp Luật
-
[PDF] TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
-
Cách Nộp Lại Báo Cáo Tài Chính Khi Sửa Đổi Thông Tin
-
Cách Kiểm Tra Kế Toán đã Nộp đủ Báo Cáo Thuế Chưa
-
Các Trường Hợp Bắt Buộc Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính
-
Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Là Gì ? Yêu Cầu đối Với ... - Luật Minh Khuê