CÔNG NGHỆ 10- BÀI 10 BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ...
Có thể bạn quan tâm
I. Đất mặn.
1. Khái niệm, địa điểm và nguyên nhân hình thành .
- Khái niệm: đất mặn là loại đất chứa nhiều cation Natri (Na+) hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất.
- Địa điểm hình thành: Đất mặn được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển
- Nguyên nhân hình thành: Đất mặn được hình thành do hai nguyên nhân chính:
+ Do nước biển tràn vào.
+ Do nước ngầm có chứa nhiều muối hoà tan dâng lên theo các mao quản.
2. Đặc điểm.
- Đất có thành phần cơ giới nặng: tỉ lệ sét từ 50% đến 60%
- Đất chặt, thấm nước kém, khi bị ướt thì dẻo và dính, khi bị khô thì nứt nẻ, rắn chắc.
- Trong đất có chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl, Na2SO4
- Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm.
- Hoạt động của vi sinh vật đất yếu.
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
a. Biện pháp cải tạo.
- Đắp đê, xây dựng hệ thống mương máng tưới tiêu hợp lí: ngăn nước biển, đưa nước ngọt vào cung cấp cho cây và rửa mặn.
- Bón vôi: loại bỏ ion Na+ bám trên bề mặt keo đất, tạo thuận lợi cho rửa mặn.
- Tháo nước rửa mặn: loại bỏ dần dần ion Na+ ra khỏi đất
- Bón phân hữu cơ: nâng cao độ phì nhiêu cho đất, giúp đất tơi xốp, tạo điều kiện thuận lợi cho VSV đất hoạt động và phát triển
- Trồng cây chịu mặn: giảm bớt lượng Na+ trong đất
b. Hướng sử dụng.
- Đất mặn đã cải tạo có thể sử dụng để trồng lúa (đặc biệt là giống lúa đặc sản như Tám thơm Hải Hậu)
- Đất mặn thích hợp cho trồng cói, trồng rừng (đặc biệt là các cây chịu mặn như đước, sú vẹt...)
- Đất mặn còn được sử dụng để mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm, cá..)
II. Đất phèn.
1. Nguyên nhân hình thành.
- Nguyên nhân:do trong đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.
- Cơ chế hình thành phèn trong đất:3 gđ
2. Đặc điểm.
- Có thành phần cơ giới nặng, khi khô trở nên cứng và có nhiều vết nứt nẻ.
- Đất rất chua và có nhiều chất độc hại cho cây trồng (Al3+, Fe3+,CH4, H2S).
- Độ phì nhiêu thấp.
- VSV đất ít, hoạt động yếu.
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
a. Biện pháp cải tạo.
- Xây dựng hệ thống kênh tưới, tiêu nước: giúp thau chua, rửa mặn, xổ phèn và hạ thấp mạch nước ngầm
- Bón vôi: khử chua và làm giảm độ độc hại của ion Al3+
- Bón phân: nâng cao độ phì nhiêu của đất
- Cày sâu, phơi ải: giúp cho quá trình chua hoá diễn ra mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho rửa phèn.
- Lên liếp: loại bỏ dần dần chất phèn ra khỏi đất
b. Hướng sử dụng.
- Trồng lúa.
- Trồng cây chịu phèn.
Từ khóa » Khái Niệm đất Phèn Công Nghệ 10
-
Công Nghệ 10 Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn
-
Bài 10. Biện Pháp Cải Tạo, Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn - TopLoigiai
-
Lý Thuyết Công Nghệ 10 Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất ...
-
Công Nghệ 10 Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo, Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn
-
Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo, Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn - Lib24.Vn
-
Giải SGK Công Nghệ 10 Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất ...
-
Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn
-
Câu 2 Trang 35 SGK Công Nghệ 10
-
Giáo án Công Nghệ 10 Bài 10 Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất Mặn ...
-
Bài Giảng Công Nghệ 10 Bài 10 Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất ...
-
Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn | Loigiaihay
-
Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn - Giáo Án
-
Bài 10. Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn - Giải Bài Tập
-
Bài Giảng Công Nghệ 10 - Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất ...