Công Nghệ 10 Bài 19 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm): Ảnh Hưởng Của ...

Công nghệ 10 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường

Phần 1: Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường

I - ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT

Thuốc hoá học thường có phổ độc rất rộng với nhiều loại sâu, bệnh. Vì vậy có thể sử dụng rất linh động (một loại thuốc cho nhiều loại sâu, bệnh).

Thường sử dụng với nồng độ hoặc liều lượng cao, làm thuốc tác động đên mô, tế bào của cây trồng gây ra hiệu ứng cháy, táp lá, thân, ảnh hưởng phát triển sinh trưởng cây trồng

Sử dụng thuốc không hợp lí tác động xấu đến quẩn thể sinh vật có ích trên ruộng đồng, trong đất, trong nước; phá vỡ thế cân bằng ổn định quần thể sinh vật.

Xuất hiện quần thể dịch hại kháng thuốc. Sử dụng một số loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại tính năng giống nhau hình thành các dạng dịch hại đột biến có khả năng chịu đựng cao với thuốc hoá học.

II - ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Do sử dụng không hợp lí: nồng độ, liều lượng quá cao, thời gian cách li ngắn, thuốc gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, không khí và nông sản

Một lượng lớn thuốc hoá học tích luỹ trong lương thực, thực phẩm gây tác hại xấu đến sức khỏe của con người và nhiều loại vật nuôi.

Do thuốc được tích lũy trong đất, nước, đi vào cơ thể động vật thuỷ sinh (cua, tôm, cá), vào thực phẩm (thóc, gạo, ngô) cuối cùng vào cơ thể con người

Đã có nhiều trường hợp ngộ độc do ăn phải thực phẩm có dư lượng thuốc hoá học bảo vệ thực vật.

III - BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT

Chỉ dùng thuốc hóa học bảo vệ khi dịch hại tới ngưỡng gây hại

Sử dụng loại thuốc có tính chọn lọc cao; phân huỷ nhanh trong môi trường

Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách

Trong quá trình bảo quản, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường

Câu 1:Thuốc hóa học bảo vệ thực vật nếu không sử dụng hợp lí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

A. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng

B. Làm xuất hiện quần thể kháng thuốc

C. Phá vỡ cân bằng sinh thái

D. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

Đáp án: D. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

Giải thích: Thuốc hóa học bảo vệ thực vật nếu không sử dụng hợp lí sẽ ảnh hưởng đến môi trường nh: Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - SGK trang 59

Câu 2: Nguyên tắc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật là:

A. Sử dụng khi có dịch hại

B. Sử dụng đúng hướng dẫn, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường

C. Thuốc có phổ độc rộng để đạt hiệu quả cao

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D. Tất cả các ý trên

Giải thích: Nguyên tắc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật là: Sử dụng khi có dịch hại. Sử dụng đúng hướng dẫn, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Thuốc có phổ độc rộng để đạt hiệu quả cao – SGK trang 59

Câu 3: Nên phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi:

A. Trước khi gieo trồng

B. Phát hiện sâu, bệnh hại trên đồng ruộng

C. Dịch hại đạt đến ngưỡng gây hại

D. Cả 3 trường hợp trên

Đáp án: C. Dịch hại đạt đến ngưỡng gây hại

Giải thích: Nên phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi: Dịch hại đạt đến ngưỡng gây hại – SGK trang 59

Câu 4: Sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật có khả năng diệt trừ sâu bệnh một cách nhanh chóng và:

A. Rau màu xanh tốt, chất lượng sản phẩm được nâng cao, nhưng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái

B. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

C. Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phá vỡ cân bằng sinh thái, phát sinh những dòng đột biến có lợi. Gây bệnh cho người

D. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, bảo vệ công trùng có ích, gây bệnh hiểm nghèo cho người

Đáp án: B. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

Giải thích: Sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật có khả năng diệt trừ sâu bệnh một cách nhanh chóng và: Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người – SGK trang 59

Câu 5:Thuốc hóa học bảo vệ thực vật có thể xâm nhập vào cơ thể người, gây bệnh hiểm nghèo bằng các con đường:

A. Thuốc tồn lưu trong nông sản, đi vào vật nuôi từ đó theo thức ăn vào cơ thể người

B. Thuốc ngấm vào đất, nguồn nước cho người sử dụng

C. Thuốc bốc hơi trong không khí, qua đường hô hấp vào cơ thể người

D. Cả A, B, C

Đáp án: D. Cả A, B, C

Giải thích: Thuốc hóa học bảo vệ thực vật có thể xâm nhập vào cơ thể người, gây bệnh hiểm nghèo bằng các con đường: Thuốc tồn lưu trong nông sản, đi vào vật nuôi từ đó theo thức ăn vào cơ thể người. Thuốc ngấm vào đất, nguồn nước cho người sử dụng. Thuốc bốc hơi trong không khí, qua đường hô hấp vào cơ thể người – SGK trang 59

Câu 6:Trường hợp nào sau không phải là biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học?

A. Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao và phân giải nhanh

B. Dùng đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều, đúng thời điểm

C. Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

D. Cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học

Đáp án: D. Cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học

Giải thích: Trường hợp không phải là biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học là cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học- SGK trang 59

Câu 7:Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật là:

A. Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phá vỡ cân bằng sinh thái, phát sinh những dòng đột biến có lợi. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

B. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, bảo vệ những loài sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

C. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ các quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

D. Rau màu xanh tốt, chất lượng sản phẩm nâng cao, nhưng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái

Đáp án: C. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ các quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

Giải thích:Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật là: Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ các quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người – SGK trang 59

Câu 8: Vì sao sử dụng thuốc hóa học có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật?

A. Thuốc có phổ độc rất rộng

B. Thuốc đặc hiệu

C. Thuốc bị phân huỷ nhanh trong môi trường

D. Thuốc có thời gian cách li ngắn

Đáp án: A. Thuốc có phổ độc rất rộng

Giải thích:Sử dụng thuốc hóa học có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật do thuốc có phổ độc rất rộng – SGK trang 58

Câu 9:Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học đến môi trường là:

A. Thuốc bị phân huỷ trong nông sản

B. Thuốc tồn dư trong đất và đi qua các sinh vật khác cuối cùng vào con người

C. Thuốc bị phân huỷ nhanh trong môi trường

D. Sử dụng thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên

Đáp án: B. Thuốc tồn dư trong đất và đi qua các sinh vật khác cuối cùng vào con người

Giải thích: Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học đến môi trường là: Thuốc tồn dư trong đất và đi qua các sinh vật khác cuối cùng vào con người – SGK trang 59

Câu 10:Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?

A. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh mới phát sinh

B. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh phát sinh thành dịch

C. Sử dụng thuốc có thời gian cách li dài

D. Sử dụng thuốc có phổ tác dụng rộng với một đối tượng sâu bệnh hại

Đáp án: B. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh phát sinh thành dịch

Giải thích:Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh phát sinh thành dịch – SGK trang 59

Từ khóa » Tác Hại Của Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Là Công Nghệ 10