Công Nghệ 10 Bài 4: Sản Xuất Giống Cây Trồng (tiếp Theo)

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 10
Công nghệ 10 Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo) (6) 1881 lượt xem Share

Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu xong mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng, hệ thống sản xuất giống cây trồng, quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn. Bài Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo) giúp các em cùng tìm hiểu các nội dung còn lại: Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo, quy trình sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính và giống cây rừng được sản xuất theo quy trình như thế nào?

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quy trình sản xuất

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

3.3. Trắc nghiệm Online

4. Kết luận

Công nghệ 10 Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quy trình sản xuất giống cây trồng

a. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp - Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn - Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo

Sơ đồ sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo

+ Vụ thứ nhất: Lựa chọn ruộng sản xuất giống ở khu cách li và thành 500 ô. Gieo hạt của ít nhất 3000 cây của giống SNC vào các ô. Mỗi ô chọn một cây đúng giống, thu lấy hạt và gieo thành một hàng ở vụ tiếp theo trong khu cách li + Vụ thứ hai: Đánh giá thế hệ chọn - Loại bỏ tất cả các hàng không đạt yêu cầu và những cây xấu trên hàng cây đạt yêu cầu trước khi tung phấn. Thu hạt của cây còn lại, trộn lẫn với nhau, ta có lô hạt SNC + Vụ thứ ba: Nhân hạt giống SNC ở khu cách li. Loại bỏ các cây không đạt yêu cầu trước khi tung phấn. Thu hạt của các cây còn lại, ta được lô hạt NC Vụ thứ tư: Nhân hạt giống NC ở khu cách li. Loại bỏ cây xấu trước khi tung phấn. Hạt của các cây còn lại là hạt XN

- Sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính: Quy trình sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính được thực hiện qua 3 giai đoạn:

+ Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn cấp SNC. + Tổ chức sản xuất củ giống hoặc vật liệu giống cấp NC từ giống SNC. + Sản xuất củ giống hoặc vật liệu giống đạt tiêu chuẩn thương phẩm từ giống NC.

b. Sản xuất giống cây rừng

- Cây rừng có đời sống dài ngày. Từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch hạt thường phải mất từ 10 đến 15 năm, nhanh nhất cũng phải mất từ 5 đến 7 năm. Vì vậy, công tác sản xuất giống cây rừng có nhiều khó khăn và phức tạp

Vườn nhân giống cây lâm nghiệp

- Quy trình sản xuất giống cây rừng có thể tóm tắt như sau:

+ Chọn những cây trội, khảo nghiệm và chọn lấy các cây đạt tiêu chuẩn để xây dựng rừng giống hoặc vườn giống. + Lấy hạt giống từ rừng giống hoặc vuờn giống sản xuất cây con để cung cấp cho sản xuất. Giống cây rừng có thể nhân ra bằng hạt hoặc bằng công nghệ nuôi cấy mô và giâm hom.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Thế nào là thụ phấn chéo? Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải:

Là hình thức sinh sản mà nhụy của hoa được thụ phấn từ hạt phấn của cây khác. Ví dụ: ngô, vừng,...

Bài 2: Vì sao cần chọn ruộng sản xuất hạt giống ở khu cách li?

Hướng dẫn giải:

Không để cho cây giống được thụ phấn từ những cây không mong muốn trên đồng ruộng, đảm bảo độ thuần khiết của giống.

Bài 3: Để đánh giá thế hệ chọn lọc ở vụ 2, 3 tại sao phải loại bỏ những cây không đạt yêu cầu từ trước khi cây tung phấn?

Hướng dẫn giải:

Không để cho những cây xấu được tung phấn nên không có điều kiện phát tán hạt phấn vào những cây tốt.

Bài 4: Cây rừng có những đặc điểm gì khác cây lương thực thực phẩm?

Hướng dẫn giải:

Cây rừng có đời sống dài ngày. Từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch hạt thường phải mất từ 10 đến 15 năm, nhanh nhất cũng phải mất từ 5 đến 7 năm.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Trình bày quy trình sản xuất giống cây rừng.

Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau trong quy trình sản xuất giống ở ba nhóm cây trồng có phương thức sinh sản khác nhau.

Câu 3: Nêu đặc điểm của công tác sản xuất giống cây rừng.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi:

A. Cây chưa ra hoa

B. Hoa đực chưa tung phấn.

C. Hoa đực đã tung phấn

D. Cây đã kết quả

Câu 2: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?

A. Phục tráng

B. Tự thụ phấn

C. Thụ phấn chéo

D. Duy trì

Câu 3: Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa (không còn giống siêu nguyên chủng) thì quy trình sản xuất hạt giống được tiến hành theo quy trình nào?

A. Sơ đồ phục tráng.

B. Hệ thống sản xuất giống.

C. Sản xuất giống cây thụ phấn chéo.

D. Sơ đồ duy trì

Câu 4: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở :

A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh

B. Thời gian chọn lọc dài

C. Vật liệu khởi đầu

D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.

Câu 5: Trong quá trình sản xuất giống cây ngô cần?

A. Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn.

B. Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn.

C. Các hạt của các cây giống cần để riêng.

D. Bỏ qua khâu đánh giá dòng.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sản xuất giống cây trồng Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo
  • Quy trình sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính
  • Quy trình sản xuất giống cây rừng
  • Tham khảo thêm

  • doc Công nghệ 10 Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
  • doc Công nghệ 10 Bài 3: Sản xuất giống cây trồng
  • doc Công nghệ 10 bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt
  • doc Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng CN nuôi cấy mô TB trong nhân giống cây trồng nông, LN
  • doc Công nghệ 10 bài 7: Một số tính chất của đất trồng
  • doc Công nghệ 10 Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất
  • doc Công nghệ 10 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
  • doc Công nghệ 10 Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
  • doc Công nghệ 10 Bài 11: Thực hành: quan sát phẫu diện đất
  • doc Công nghệ 10 Bài 12: Đặc điểm, tính chất, KT sử dụng một số loại phân bón thông thường
  • doc Công nghệ 10 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
  • doc Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
  • doc Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
  • doc Công nghệ 10 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
  • doc Công nghệ 10 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp bệnh dịch hại cây trồng
  • doc Công nghệ 10 Bài 18: Thực hành: Pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ sâu hại
  • doc Công nghệ 10 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và MT
  • doc Công nghệ 10 Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm BVTV
  • doc Công nghệ 10 Bài 21: Ôn tập chương 1
(6) 1881 lượt xem Share Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Công Nghệ 10 Công Nghệ 10 Lâm nghiệp đại cương Trồng trọt Trồng trọt Lâm nghiệp đại cương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Bài học Công Nghệ 10

Phần 1: Nông, Lâm, Ngư nghiệp

  • 1 Bài 1: Bài mở đầu ( Giới thiệu N-L-NN)

Chương 1: Trồng trọt, Lâm nghiệp đại cương

  • 1 Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
  • 2 Bài 3: Sản xuất giống cây trồng
  • 3 Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)
  • 4 Bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt
  • 5 Bài 6: Ứng dụng CN nuôi cấy mô TB trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp
  • 6 Bài 7: Một số tính chất của đất trồng
  • 7 Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất
  • 8 Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
  • 9 Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
  • 10 Bài 11: TH: Quan sát phẫu diện đất
  • 11 Bài 12: Đặc điểm, tính chất, KT sử dụng một số loại phân bón thông thường
  • 12 Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
  • 13 Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
  • 14 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
  • 15 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
  • 16 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp bệnh dịch hại cây trồng
  • 17 Bài 18: TH: Pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ sâu hại
  • 18 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và MT
  • 19 Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm BVTV
  • 20 Bài 21: Ôn tập chương 1

Chương 2: Chăn nuôi thủy sản đại cương

  • 1 Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi
  • 2 Bài 23: Chọn giống vật nuôi
  • 3 Bài 24: Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
  • 4 Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
  • 5 Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
  • 6 Bài 27: Ứng dụng tế bào trong công tác giống
  • 7 Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
  • 8 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
  • 9 Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
  • 10 Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
  • 11 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
  • 12 Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
  • 13 Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản
  • 14 Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
  • 15 Bài 36: TH: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị bệnh Niu cát xơn và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do virut
  • 16 Bài 37: Một số vắc xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi
  • 17 Bài 38: Ứng dụng CNSH trong sản xuất vắc xin và thuốc kháng sinh
  • 18 Bài 39: Ôn tập chương II

Chương 3: Bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản

  • 1 Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
  • 2 Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống
  • 3 Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm
  • 4 Bài 43: Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá
  • 5 Bài 44: Chế biến lương thực thực phẩm
  • 6 Bài 45: Thực hành: Chế biến xi rô từ quả
  • 7 Bài 46: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản
  • 8 Bài 47: TH: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành bằng PP đơn giản
  • 9 Bài 48: Chế biến sản phẩm cây công nghiệp và lâm sản

Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp

  • 1 Bài 49: Bài mở đầu (Tạo lập doanh nghiệp)

Chương 4: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

  • 1 Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • 2 Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
  • 3 Bài 52: Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh

Chương 5: Tổ chức và quản lí doanh nghiệp

  • 1 Bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanh
  • 2 Bài 54: Thành lập doanh nghiệp
  • 3 Bài 55: Quản lí doanh nghiệp
  • 4 Bài 56: Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Tóm Tắt Bài 4 Công Nghệ 10