Công Nghệ 11 Bài 5: Hình Chiếu Trục đo
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 11
Nội dung Bài 5: Hình chiếu trục đo nhằm giúp các em hiểu được các khái niệm về hình chiếu trục đo, biết cách vẽ hình chiếu trục đo của các vật thể đơn giản. Mời các em cùng theo dõi bài học để tìm hiểu nội dung chi tiết.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm
1.2. Hình chiếu trục đo vuông góc đều
1.3. Hình chiếu trục đo xiên góc cân
1.4. Cách vẽ hình chiếu trục đo
2. Bài tập minh họa
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
3.2. Bài tập trắc nghiệm
3.3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm
a. Hình chiếu trục đo
- Cách xây dựng
+ Một vật thể V gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể; + Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phắng hình chiếu P’ theo phương chiếu l (l không song song với P’ và bất cứ trục toạ độ nào). Kết quả thu được V’ trên P’ - đó chính là hình chiếu trục đo của V.
- Định nghĩa
+ Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn không gian ba chiều của vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song.
b. Các thông số của hình chiếu trục đo
- Góc trục đo: Trong phép chiếu trên :
O’X’; O’Y’ O’Z’: gọi là các trục đo \(\widehat{X’O’Z’}\); \(\widehat{X’O’Y’}\); \(\widehat{Y’O’Z’}\): Các góc trục đo
- Hệ số biến dạng: Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
+ Trong đó:
\(\frac{O'A'}{OA}=p\) là hệ số biến dạng theo trục O’X’ \(\frac{O'B'}{OB}=q\) là hệ số biến dạng theo trục O’Y’ \(\frac{O'C'}{OC}=r\) là hệ số biến dạng theo trục O’Z’
1.2. Hình chiếu trục đo vuông góc đều
a. Thông số cơ bản
- Góc trục đo
\(\widehat{X’O’Z’}\) = \(\widehat{X’O’Y’}\) = \(\widehat{Y’O’Z’}\) = \(120^{\circ}\)
- Hệ số biến dạng: p = q = r = 1
b. Hình chiếu trục đo của hình tròn
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song với các mặt toạ độ là một hình Elip theo các hướng khác nhau. Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều tỉ số biến dạng được quy ước: Nếu vẽ theo hệ số biến dạng quy ước (p=q=r=1) thì các elip đó có trục dài bằng 1,22d và trục ngắn bằng 0,71d (d là đường kính của hình tròn)
Vì vậy: Hình chiếu trục đo vuông góc đều được ứng dụng để biểu diễn các vật thể có các lỗ tròn.
1.3. Hình chiếu trục đo xiên góc cân
Thông số cơ bản - Góc trục đo
- Hệ số biến dạng: p = r = 1; q = 0.5
1.4. Cách vẽ hình chiếu trục đo
Căn cứ vào đặc điểm hình dạng của vật thể để chọn cách vẽ thích hợp
Để thuận tiện cho việc dựng hình, thường đặt các trục toạ độ theo chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật thể, sau đó vẽ hình hộp ngoại tiếp theo các kích thước dài, rộng, cao của vật thể.
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình nón cụt:
Đường kính đáy lớn: 40 mm Đường kính đáy nhỏ: 30 mm Chiều cao: 50 mm
Hướng dẫn giải
Bài 2: Vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân của một hình chóp đều có đáy là một hình vuông:
Cạnh đáy: 40 mm Chiều cao: 50 mm
Hướng dẫn giải
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Trình bày cách xây dựng hình chiếu trục đo.
Câu 2: Thế nào là hệ số biến dạng?
Câu 3: Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân, các thông số cơ bản bằng bao nhiêu?
Câu 4: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có đặc điểm gì?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hình chiếu trục đo có mấy thông số cơ bản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo là:
A. Góc trục đo
B. Hệ số biến dạng
C. Tỉ lệ
D. A và B đúng
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. p là hệ số biến dạng theo trục O’X’
B. q là hệ số biến dạng theo trục O’Y’
C. r là hệ số biến dạng theo trục O’Z’
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 4: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:
A. Phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
B. p = q ≠ r
C. p ≠ q = r
D. P = r ≠ q
Câu 5: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:
A. l ┴(P)
B. p = q = r
C. \(l//(P’)\)
D. A và B đúng
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Hình chiếu trục đo Công nghệ 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Trắc Nghiệm
4. Kết luận
Sau khi học xong Bài 5: Hình chiếu trục đo, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:
- Thế nào là hình chiếu trục đo?
- Các thông số của hình chiếu trục đo
- Các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân
- Cách vẽ hình chiếu trục đo
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 11 Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
- doc Công nghệ 11 Bài 2: Hình chiếu vuông góc
- doc Công nghệ 11 Bài 3: Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
- doc Công nghệ 11 Bài 4: Mặt cắt và hình cắt
- doc Công nghệ 11 Bài 6: Thực hành: Biểu diễn vật thể
- doc Công nghệ 11 Bài 7: Hình chiếu phối cảnh
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Chương 1: Vẽ kĩ thuật cơ sở
- 1 Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
- 2 Bài 2: Hình chiếu vuông góc
- 3 Bài 3: TH: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
- 4 Bài 4: Mặt cắt và hình cắt
- 5 Bài 5: Hình chiếu trục đo
- 6 Bài 6: Thực hành: Biểu diễn vật thể
- 7 Bài 7: Hình chiếu phối cảnh
Chương 2: Vẽ kĩ thuật ứng dụng
- 1 Bài 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật
- 2 Bài 9: Bản vẽ cơ khí
- 3 Bài 10: Thực hành: Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản
- 4 Bài 11: Bản vẽ xây dựng
- 5 Bài 12: Thực hành: Bản vẽ xây dựng
- 6 Bài 13: Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính
- 7 Bài 14: Ôn tập phần vẽ kĩ thuật
Chương 3: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi
- 1 Bài 15: Vật liệu cơ khí
- 2 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi
Chương 4: Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí
- 1 Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại
- 2 Bài 18: TH: Lập quy trình CN chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy tiện
- 3 Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí
Chương 5: Đại cương về động cơ đốt trong
- 1 Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong
- 2 Bài 21: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
Chương 6: Cấu tạo của động cơ đốt trong
- 1 Bài 22: Thân máy và nắp máy
- 2 Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
- 3 Bài 24: Cơ cấu phân phối khí
- 4 Bài 25: Hệ thống bôi trơn
- 5 Bài 26: Hệ thống làm mát
- 6 Bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng
- 7 Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen
- 8 Bài 29: Hệ thống đánh lửa
- 9 Bài 30: Hệ thống khởi động
- 10 Bài 31: Thực hành Tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong
Chương 7: Ứng dụng động cơ đốt trong
- 1 Bài 32: Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong
- 2 Bài 33: Động cơ đốt trong dùng trong ô tô
- 3 Bài 34: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy
- 4 Bài 35: Động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy
- 5 Bài 36: Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp
- 6 Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện
- 7 Bài 38: Thực hành: Vận hành và bảo dưỡng động cơ đốt trong
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Tóm Tắt Bài 5 Công Nghệ 11 Ngắn Nhất
-
Lý Thuyết Công Nghệ 11: Bài 5. Hình Chiếu Trục đo - TopLoigiai
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Công Nghệ 11 Ngắn Nhất - TopLoigiai
-
Lý Thuyết Công Nghệ 11 Bài 5: Hình Chiếu Trục đo Hay, Ngắn Gọn
-
Công Nghệ 11 Bài 5: Hình Chiếu Trục đo
-
Lý Thuyết Công Nghệ 11 11 - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
Công Nghệ 11 Bài 5 Hình Chiếu Trục đo
-
Giáo án Công Nghệ 11 Bài 5: Hình Chiếu Trục đo Mới Nhất
-
Bài Giảng Công Nghệ 11 - Bài 5: Hình Chiếu Trục đo
-
Lý Thuyết Công Nghệ Lớp 11
-
Công Nghệ 11 Bài 36: Động Cơ đốt Trong Dùng Cho Máy Nông ...
-
Bài 5: Hình Chiếu Trục đo
-
TOP 40 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Công Nghệ 11 Bài 5 Có đáp án
-
Giáo án Công Nghệ 11 Bài 21 Nguyên Lý Làm Việc Của động Cơ đốt ...
-
Thực Hành Lập Quy Trình Công Nghệ Chế Tạo Một Chi Tiết đơn Giản ...