Công Nghệ 8 Bài 53: Thiết Bị Bảo Vệ Mạng điện Trong Nhà

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 8
Công nghệ 8 Bài 53: Thiết bị bảo vệ mạng điện trong nhà (7) 227 lượt xem Share

Trong quá trình làm việc, mạch điện có thể bị ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện sẽ bị tăng cao làm nhiệt độ tăng lên gây hoả hoạn và phá hỏng những thiết bị, đồ dùng điện trong mạch điện. Để bảo vệ an toàn cho mạch điện, các thiết bị và đồ dùng điện trong nhà, người ta dùng cầu chì, aptomat. Vậy chúng có cấu tạo ra sao và nguyên lý làm việc như thế nào? Cùng eLib tìm hiểu qua Bài 53: Thiết bị bảo vệ mạng điện trong nhà.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cầu chì

1.2. Aptomat (cầu dao tự động)

2. Luyện tập

3. Kết luận

Công nghệ 8 Bài 53: Thiết bị bảo vệ mạng điện trong nhà

1. Tóm tắt lý thuyết

- Một số khái niệm:

  • Ngắn mạch (hay đoản mạch): là một loại sự cố xảy ra trong hệ thống điện do hiện tượng chạm chập giữa các pha không thuộc chế độ làm việc bình thường. VD: Chạm chập giữa dây pha và dây trung tính hoặc giữa dây pha với dây nối đất.
  • Quá tải: là hiện tượng dòng nguồn tăng đột biến khi sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện với số lượng nhiều hơn bình thường hoặc có công suất lớn hơn công suất nguồn

- Điểm chung của hai sự cố trên:

  • I tăng cực đại
  • Dòng tức thời rất lớn so với dòng định mức nên các phần tử có dòng tức thời đi qua nóng quá mức cho phép dù với thời gian rất ngắn.
  • U giảm nhanh hoặc mất đối xứng, ảnh hưởng xấu đến phụ tải.

1.1. Cầu chì

a. Công dụng

- Cầu chì là thiết bị bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải.

- Cầu chì thường được mắc trên dây pha, trước công tắc và ổ lấy điện.

b. Cấu tạo và phân loại

Cấu tạo của cầu chì

1. Vỏ, 2. Các điện cực, 3. Dây chảy

- Cấu tạo gồm: vỏ, cực giữ dây chảy và dây dẫn điện, dây chảy.

  • Vỏ cầu chì thường được làm bằng sứ hoặc thuỷ tinh, bên ngoài ghi điện áp và dòng diện định mức. Dùng để cách điện.
  • Các điện cực thường được làm từ đồng. Dùng để nối, giữ dây chảy và dây dẫn điện.
  • Dây chảy được làm từ chì, nhôm,…. Dùng để dẫn điện và bảo vệ cho mạch điện.

- Phân loại: Cầu chì có các loại: cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì nút,….

Một số loại cầu chì

c. Nguyên lí làm việc

  • Trong cầu chì, bộ phận quan trọng nhất là dây chảy, được mắc nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ. Khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải, điện áp bị tăng lên quá giá trị định mức làm cầu chì nổ, mạch điện bị ngắt. Nhờ đó mà mạch điện, các đồ dùng điện và thiết bị điện được bảo vệ.
  • Người ta chọn dây chảy cầu chì theo trị số dòng điện định mức, giá trị định mức của dây chảy cầu chì. Ví dụ: Dây chảy có đường kính 0,3 mm thì dòng điện định mức của dây chảy bằng chì là 1A, đồng 12A, nhôm 6A,...

1.2. Aptomat (cầu dao tự động)

Aptomat (cầu dao tự động)

- Aptomat là thiết bị tự động cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hoặc quá tải.

- Aptomat phối hợp cả chức năng của cầu dao và cầu chì.

- Nguyên lý làm việc:

  • Khi mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện trong mạch điện tăng lên vượt quá định mức, aptomat tác động tự động cắt mạch điện, bảo vệ mạch điện, thiết bị và đồ dùng điện khỏi bị hỏng. Như vậy aptomat đóng vai trò như cầu chì.
  • Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây sự cố của mạch điện và sửa chữa xong, lúc đó ta bật núm điều chỉnh về vị trí đóng mạch điện. Mạch điện sẽ có điện. Như vậy, aptomat đóng vai trò như cầu dao.

Sơ đồ hoạt động của Aptomat

​2. Luyện tập

Câu 1: Vì sao không nên dùng dây chảy bằng đồng có cùng đường kính thay cho dây chảy bằng chì của cầu chì bị đứt?

Gợi ý trả lời

Vì dòng điện định mức của dây chảy đồng cao hơn dòng điện định mức của dây chảy chì → thời gian nóng chảy sẽ dài hơn.

Câu 2: Vì sao nói aptomat phối hợp cả chức năng cầu chì và cầu dao?

Gợi ý trả lời

- Khi có sự cố, núm đóng cắt từ vị trí ON tự động trả về OFF→ bảo vệ mạch điện ( chức năng cầu chì)

- Để aptomat làm việc trở lại, ta bật núm đóng cắt về vị trí ON → cấp nguồn cho mạch hoạt động ( chức năng cầu dao)

Câu 3: Em hãy gải thích tại sao khi dây chì bị nổ, ta không được phép thay một dây chảy mới bằng dây đồng có cùng đường kính?

Gợi ý trả lời

Vì dòng điện định mức của dây đồng cao hơn hẳn so với dây chì cho nên nếu xảy ra trường hợp nổ lần nữa thì có thể dây đồng chưa chảy thì các thiết bị đã cháy trước rồi.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Hiểu cấu tạo và công dụng của cầu chì và Aptomat.

- Hiểu nguyên lý làm việc của hai thiết bị này.

- Biết cách sử dụng các thiết bị an toàn và đúng kĩ thuật.

  • Tham khảo thêm

  • doc Công nghệ 8 Bài 50: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà
  • doc Công nghệ 8 Bài 51: Thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà
  • doc Công nghệ 8 Bài 52: Thực hành: Thiết bị đóng cắt và lấy điện
  • doc Công nghệ 8 Bài 54: Thực hành: Cầu chì
  • doc Công nghệ 8 Bài 55: Sơ đồ điện
  • doc Công nghệ 8 Bài 56: Thực hành: Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện
  • doc Công nghệ 8 Bài 57: Thực hành: Vẽ sơ đồ lắp mạch điện
  • doc Công nghệ 8 Bài 58: Thiết kế mạch điện
  • doc Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
(7) 227 lượt xem Share Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Công Nghệ 8 Chương 8 Công Nghệ 8 Công Nghệ 8 Mạng Điện Trong Nhà

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
Bài học Công Nghệ 8

Chương 1: Bản Vẽ Các Khối Hình Học

  • 1 Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống
  • 2 Bài 2: Hình chiếu
  • 3 Bài 3: Bài thực hành hình chiếu của vật thể
  • 4 Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện
  • 5 Bài 5: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối đa diện
  • 6 Bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay
  • 7 Bài 7: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối tròn xoay

Chương 2: Bản Vẽ Kỹ Thuật

  • 1 Bài 8: Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật hình cắt
  • 2 Bài 9: Bản vẽ chi tiết
  • 3 Bài 10: Bài thực hành: Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt
  • 4 Bài 11: Biểu diễn ren
  • 5 Bài 12: Bài thực hành: Đọc bản vẻ chi tiết đơn giản có ren
  • 6 Bài 13: Bản vẽ lắp
  • 7 Bài 14: Đọc bản vẽ lắp đơn giản
  • 8 Bài 15: Bản vẽ nhà
  • 9 Bài 16: Thực hành: Đọc bản vẽ nhà đơn giản

Chương 3: Gia Công Cơ Khí

  • 1 Bài 17: Vai trò của cơ khí trong sản xuất và trong đời sống
  • 2 Bài 18: Vật liệu cơ khí
  • 3 Bài 19: Bài tập thực hành: Vật liệu cơ khí
  • 4 Bài 20: Dụng cụ cơ khí
  • 5 Bài 21: Cưa và đục kim loại
  • 6 Bài 22: Dũa và khoan kim loại
  • 7 Bài 23: Thực hành: Đo và vạch dấu

Chương 4: Chi Tiết Máy Và Lắp Ghép

  • 1 Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép
  • 2 Bài 25: Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được
  • 3 Bài 26: Mối ghép cố định, mối ghép tháo được
  • 4 Bài 27: Mối ghép động
  • 5 Bài 28: Thực hành - Ghép nối chi tiết

Chương 5: Truyền Và Biến Đổi Chuyển Động

  • 1 Bài 29: Truyền chuyển động
  • 2 Bài 30: Biến đổi chuyển động
  • 3 Bài 31: Thực hành: Truyền và biến đổi chuyển động

Chương 6: An Toàn Điện

  • 1 Bài 32: Vai trò của điện trong sản xuất và đời sống
  • 2 Bài 33: An toàn điện
  • 3 Bài 34: Thực hành: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện
  • 4 Bài 35: Thực hành: Cứu người bị tai nạn điện

Chương 7: Đồ Dùng Điện Gia Đình

  • 1 Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện
  • 2 Bài 37: Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện
  • 3 Bài 38: Đồ dùng loại điện quang. Đèn sợi đốt
  • 4 Bài 39: Đèn huỳnh quang
  • 5 Bài 40: Thực hành: Đèn ống huỳnh quang
  • 6 Bài 41: Đồ dùng loại điện- nhiệt. Bàn là điện
  • 7 Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện
  • 8 Bài 43: Thực hành: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện
  • 9 Bài 44: Đồ dùng loại điện cơ quạt điện, máy bơm nước
  • 10 Bài 45: Thực hành: Quạt điện
  • 11 Bài 46: Máy biến áp một pha
  • 12 Bài 47: Thực hành máy biến áp
  • 13 Bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng
  • 14 Bài 49: Thực hành: Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình

Chương 8: Mạng Điện Trong Nhà

  • 1 Bài 50: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà
  • 2 Bài 51: Thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà
  • 3 Bài 52: Thực hành: Thiết bị đóng cắt và lấy điện
  • 4 Bài 53: Thiết bị bảo vệ mạng điện trong nhà
  • 5 Bài 54: Thực hành: Cầu chì
  • 6 Bài 55: Sơ đồ điện
  • 7 Bài 56: Thực hành: Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện
  • 8 Bài 57: Thực hành: Vẽ sơ đồ lắp mạch điện
  • 9 Bài 58: Thiết kế mạch điện
  • 10 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Tóm Tắt Bài 53 Công Nghệ 8