CÔNG NGHỆ 8 | THCS Huỳnh Văn Nghệ - Quận Bình Tân

TIẾT 36 - BÀI 36 + 37:

VẬT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN- PHÂN LOẠI

VÀ SỐ LIỆU KĨ THUẬT CỦA ĐỒ DÙNG ĐIỆN

A. NỘI DUNG SOẠN BÀI

Câu 1: Thế nào là vật liệu dẫn điện ? Đặc tính của các phần tử dẫn điện là gì ? Công dụng của các phần tử dẫn điện?Nêu ví dụ vật liệu dẫn điện?

Câu 2: Thế nào là vật liệu cách điện?Đặc tính của các phần tử cách điện là gì? Công dụng vật liệu cách điện? Nêu ví dụ vật liệu cách điện?

Câu 3: Thế nào là vật liệu dẫn từ? vật liệu dẫn từ gồm những loại nào? Nêu công dụng từng loại?

Câu 4: Đồ dùng điện được phân làm mấy loại?

Câu 5: Cho biết ý nghĩa các số liệu ghi trên đồ dùng điện như: Bóng đèn, nồi cơm điện, quạt điện,…

B. NỘI DUNG GHI BÀI

I. Vật liệu kỹ thuật điện

1. Vật liệu dẫn điện

- Khái niệm: Vật liệu cho dòng điện chạy qua dễ dàng là vật liệu dẫn điện.

-Đặc trưng của vật liệu dẫn điện về mặt cản trở dòng điện chạy qua là điện trở suất.

+ Vật liệu dẫn điện có điện trở suất nhỏ (khoảng10-6- đến 10-8m),có đặc tính dẫn điện tốt.

+ Đồng, nhôm, hợp kim của chúng dẫn điện tốt, chế tạo lỏi dây điện. Đồng dẫn điện tốt nhưng đắt, nhôm dẫn điện kém nhưng rẻ.

2. Vật liệu cách điện

- Khái niệm:Vật liệu ngăn cản phần lớn hoặc không cho dòng điện chạy qua gọi là vật liệu cách điện.

- Đặc trưng:

+ Có điện trở suất rất lớn (từ khoảng108 đến 1013m),có đặc tính cách điện tốt.

+ Giấy cách điện,thủy tinh, sứ, cao su, nhựa đường, dầu các loại, gỗ khô không khí cótínhcách điện

3. Vật liệu dẫn từ

- Khái niệm: Vật liệu cho đường sức từ trường chạy qua được gọi là vật liệu dẫn từ.

- Đặc trưng:

+ Vật liệu dẫn từ có thép kỹ thuật điện, anico, ferit, pecmaloi có đặc tính dẫn từ Tốt.

+ Thép kỹ thuật điện dùng làm lõi dẫn từ nam châm điện, lõi dộng cơ điện.

Anico làm nam châm vĩnh cửu.

+ Ferit dùng làm anten.

+ Pecmaloi làm lõi các biến áp, động cơ chất lượng cao

II. Phân loại và số liệu kĩ thuật điện

1. Phân lại đồ dùng điện

Đồ dùng điện được phân làm 3 nhóm:

-Đồ dùng điện loại điện- quang: Biến đổi điện năng thành nhiệt năng dùng để chiếu sáng

-Đồ dùng điện loại điện nhiệt: Biến đổi điện năng thành nhiệt năng, dùng để đốt nóng, sưởi ấm, sấy, nấu cơm, đun nước nóng,..

-Đồ dùng loại điện cơ: Biến đổi điện năng thành cơ năng dùng để dẫn động, làm quay các máy như máy bơm nước, máy xay xát,…

2. Các số liệu kĩ thuật

-Các đại lượng điện định mức

+ Điện áp định mức U- đơn vị là vôn ( V)

+ Dòng điện định mức I- đơn vị Ampe(A)

+ Công suất định mức P- đơn vị oát(W)

-Ý nghĩa các số liệu kĩ thuật: Các số liệu kĩ thuật giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật.

*********************************************************************************

TIẾT 37: ĐỒ DÙNG ĐIỆN QUANG.

ĐÈN SỢI ĐỐT. ĐÈN HUỲNH QUANG

A. NỘI DUNG SOẠN BÀI

Câu 1: Đèn điện được phân làm mấy loại?

Câu 2: Trình bày cấu tạo,nguyên lí làm việc, số liệu kĩ thuật, cách sử dụng đèn sợi đốt?

Câu 3:Trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc số liệu kĩ thuât đèn huỳnh quang?

Câu 4: lập bảng so sánh ưu điểm , nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang

B. NỘI DUNG GHI BÀI

I. Đồ dùng loại điện quang. Đèn sợi đốt

1. Phân loại đèn điện

- Đèn điện tiêu thụ điện năng biến đổi điện năng thành quang năng. Có 3 loại đèn chính:

+ Đèn sợi đốt

+ Đèn huỳnh quang

+ Đèn phóng điện( đèn cao áp thủy ngân, đèn cao áp natri…)

2. Đèn sợi đốt

a. Cấu tạo

-Có 3 bộ phận chính:

+ Bóng thủy tinh

+ Sợi đốt

+ Đuôi đèn

  • Sợi đốt

Sợi đốt được làm bằng Vonfram vì chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao.Sợi đốt (dây tóc) là phần tử quan trọng nhất của đèn ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng.

  • Bóng thủy tinh

- Bóng thủy tinh được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt.

- Có 2 loại: bóng sáng và bóng mờ.Loại bóng mờ giảm được độ chói.

  • Đuôi đèn: Đuôi xoáy hoặc ngạnh.

b. Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc bóng đèn, làm cho dây tóc đèn nóng lên -> nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng.

c. Đặc điểm của đèn sợi đốt

- Đèn phát ra ánh sáng liên tục (có lợi hơn loại đèn khác khi thị lực phải làm việc nhiều)

- Hiệu suất phát quang thấp vì khi làm việc chỉ khoảng 4%-> 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng phát ra ánh sáng, còn lại tỏa nhiệt.

- Tuổi thọ thấp: Khi làm việc đèn sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao nên nhanh hỏng tuổi thọ chỉ khoảng 1000h

d. Số liệu kĩ thuật

+ Điện áp định mức: 127V, 220V, 110V…

+ Công suất định mức: 15W, 25W, 40W, 60W, 70W…

e. Cách sử dụng: Phải thường xuyên lau chùi bụi bám vào đèn để đèn phát sáng ttốt và hạn chế di chuyển hoặc rung bóng khi đèn đang phát sáng (sợi đốt ở nhiệt độcao dễ bị đứt)

II. Đèn huỳnh quang

1. Đèn ống huỳnh quang

a. Cấu tạo

- Ống thủy tinh

+ Có chiều dài 0,3m- 0,6m- 1,2m…

+ Mặt trong ống có phủ một lớp bột huỳnh quang ( hợp chất chủ yếu là photpho)

-. Điện cực

+ Làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn.

+ Điện cực được tráng một lớp bari- oxit để phát ra điện tử.

+ Có hai điện cực ở hai đầu ống.

b. Nguyên lí làm việc

Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa 2 điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quangphủ bên trong ống phát ra ánh sáng.

c. Đặc điểm đèn ống huỳnh quang

- Hiện tượng nhấp nháy:Đèn phát ra ánh sáng không liên tục,có hiệu ứng nhấp nháy, gây mỏi mắt.

- Hiệu suất phát quang:Hiệu suất phát quang của đèn ống huỳnh quang cao

gấp khoảng năm lần đèn sợi đốt.

d. Tuổi thọ: Khoảng 8000 giờ

e. Các số liệu kĩ thuật

- Điện áp định mức: 127V, 220V

- Chiều dài ống 0,6m công suất 18W, 20W

- Chiều dài ống 1,2m công suất 36W, 40W.

f. Sử dụng: Thường xuyên lau chùi để bộ đèn để đèn phát sáng tốt.

2. Đèn compact huỳnh quang

a. Cấu tạo:

+ Bóng đèn

+ Đuôi đèn.

b. Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa 2 điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quangphủ bên trong ống phát ra ánh sáng

c.Ưu điểm:

+ Kích thước gọn nhẹ và dễ sử dụng.

+ Hiệu suất phát quang gấp khoảng 4 lần đèn sợi đốt.

*********************************************************************************

TIẾT 38 - BÀI 40:

THỰC HÀNH: ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG

A. NỘI DUNG SOẠN BÀI

Câu 1: Vẽ sơ đồ mạch điện bộ đèn ống huỳnh quang? Mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang gồm những thành phần nào? Cách đấu các phần tử như thế nào?

B. NỘI DUNG GHI BÀI

a.Vật liệu cần chuẩn bị:

- 1 Cuộn băng dính cách điện, 5 dây điện hai lõi, kìm cắt dây,tuốt dây.

- 1 đèn ống huỳnh quang 220V loại 0,6m, 1 trấn lưu điện cảm phù hợp với công xuất của đèn.

b. Thực hành

- Vẽ sơ đồ mạch điện đèn sống huỳnh quang

- Cách đấu: Chấn lưu mắc nối tiếp với đèn ống huỳnh quang, tắc te được mắc song song với đèn huỳnh quang.

- Kết quả thực hành:

Sau khi đóng điện: Có hiện tượng sang đỏ trong tắc te, sau khi tắc te ngừng phóng điện thấy đèn phát sáng.

*********************************************************************************

TIẾT 39 - BÀI 42:

ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN- NHIỆT. BÀN LÀ ĐIỆN

A. NỘI DUNG SOẠN BÀI

Câu 1: Nêu công thức tính điện trở dây đốt nóng?

Câu 2:Trình bày cấu tạo, nguyên lí,số liệu kĩ thuật và cách sử dụng bàn là điện an toàn?

B. NỘI DUNG GHI BÀI

I.Đồ dùng loại điện – nhiệt.

1. Nguyên lý làm việc: Do tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

2. Dây đốt nóng.

a) Điện trở của dây đốt nóng: Điện trở dây đốt phụ thuộc vào điện trở suất chất làm dây đốt, tỉ lệ thuận với chiều dài dây và tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.

R = ρ.l/S

·Dây đốt phải chịu nhiệt độ cao.

·Điện trở suất lớn.

b) Các yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng.

- Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở xuất lớn; dây niken – crom

f = 1,1.10-6/m

- Dây đốt nóng chịu được nhiệt độ cao dây niken – crom 1000oC đến 1100oC

II. Bàn là điện.

1. Cấu tạo.

a) Dây đốt nóng.

- Thường làm bằng hợp kim Niken-Crom chịu nhiệt độ cao.

-Dây đốt được đặt ở rãnh (ống) của bàn là và cách điện với vỏ.

b) Vỏ bàn là:

- Đế thường làm bằng gang, hợp kim nhôm được đánh bóng hay mạ Crom.

- Nắp thường làm bắng đồng, thép mạ Crom, nhựa chịu nhiệt cao, trên có tay cầm.

- Ngoài ra còn có đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều chỉnh nhiệt..

2. Nguyên lý làm việc.: Khi đóng điện dòng điện chạy trong dây đốt nóng, làm toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế bàn là làm bàn là nóng lên.

3. Số liệu kỹ thuật.

- 127V, 220V: Điện áp định mức

- 300W: Công suất định mức

4. Sử dụng

- Khi đóng điện không được để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo…

- Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải, lụa,… cần là

- Giữ mặt đế bàn là sạch và nhẵn

- Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt.

Từ khóa » Ví Dụ Của Vật Liệu Dẫn Từ