Công Nghệ DNA Tái Tổ Hợp Và Sự Tách Dòng - .vn
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm
DNA
DNA là chữ viết tắt của axit 2’-deoxyribonucleic, được nhà sinh học người Thụy Điển Miescher tìm ra vào năm 1869 trong nhân tế bào bạch cầu (tế bào mủ). Đầu tiên ông gọi nó là nuclein có nghĩa là hạch nhân. Sau đó, ông đã phát hiện ra nó có bản chất axit và gọi nó là axit nucleic. Sau hơn 80 năm cùng với sự tranh cãi của nhiều nhà khoa học, đến năm 1952, người ta mới công nhận DNA là vật chất di truyền.
DNA gồm 3 thành phần chính: bazơ nitơ dạng purine và pyrimidine (A,T,C,G), đường pentose (đường 5 carbon) và axit phosphoric (H3PO4). Ba thành phần này có tỷ lệ 1:1:1 và chúng liên kết với nhau tạo thành một nucleotide
Cấu trúc của DNA được Watson-Crick khám phá ra. Đó là chuỗi xoắn kép cong nhẹ nhàng, có cấu trúc không gian 3 chiều, gồm hai sợi song song,đối xứng và bổ sung cho nhau theo một qui luật nghiêm ngặt: A bắt cặp với T và C bắt cặp với G nhờ các liên kết hydro. Cấu trúc xoắn kép của Watson- Crick là chiếc chìa khóa để mở ra những kỹ thuật của sự sống.
DNA tái tổ hợp
Với cấu trúc đặc biệt của phân tử DNA và sự bắt cặp nghiêm ngặt của các bazơ nitơ, nhiều nhà nghiên cứu đã nảy ra ý tưởng: nếu tạo ra được những đuôi ở một trong hai sợi của phân tử DNA khác nhau thì chúng có thể nối lại với nhau nhờ bắt cặp bổ sung.
Vào những năm 70, bằng những phương pháp khác nhau, người ta đã tạo được những phân tử DNA tái tổ hợp đầu tiên.
Năm 1972, nhóm nghiên cứu của trường đại học Stranford (Paul-Berg) đã đưa ra phương pháp đuôi để nối các phân tử DNA khác nhau. Để tạo đầu dính, người ta sử dụng enzyme terminal transferase. Dưới tác dụng của enzyme này, người ta đã tạo được những đuôi poly nucleotide khoảng 50 đến 100 gốc adenine (polyA) ở đầu OH (3’) của mạch đơn DNA SV 40 (Simian virus 40) và đuôi polyT ở DNA plasmid đã được mở bởi enzyme. Sau khi trộn lẫn hai loại DNA này, các đuôi bổ sung adinine và thymine bắt cặp lại với nhau và với sự có mặt của enzyme ligase, hai DNA này được nối lại và tạo ra plasmid tái tổ hợp vòng. Vì sự an toàn cho cộng đồng nên sản phẩm tái tổ hợp này không được biến nạp trong tế bào chủ. Tuy chưa hoàn tất, nhưng thực nghiệm của Berg đã cho ta hai vấn đề mấu chốt về DNA tái tổ hợp. Ông cho rằng, có thể dùng enzyme để cắt DNA một cách định trước và các đoạn DNA ở các loài khác nhau có thể nối lại với nhau.
Năm 1973, Staley Cohen và Annie Chang đã tạo ra những phân tử DNA tái tổ hợp từ các loài khác nhau, có nhiều ưu điểm và đã được biến nạp trong tế bào chủ. Và từ đây, công nghệ DNA tái tổ hợp ra đời. Sau đó, nhiều nhà khoa học đã lao vào các thí nghiệm lắp ghép gen và nhanh chóng thu được những kết quả có ứng dụng trong thực tiễn.
Kỹ thuật tái tổ hợp DNA do Rerg, Chang, Boyer và Cohen đề ra đã giúp các nhà sinh học có thể làm thay đổi tính di truyền của cơ thể sống theo chiều hướng định trước và vượt qua được hàng rào ngăn cản loài. Mỗi tổ hợp DNA mới đều tạo nên những đặc điểm sinh học mới kể cả về mặt di truyền lẫn sinh hóa.
Vậy người ta gọi DNA tái tổ hợp là một DNA lai, tìm được invitro (trong ống nghiệm) bằng cách tổ hợp 2 DNA thuộc 2 loài khác nhau.
Ví dụ: Hai vector là plasmid, phage λ được cài mảnh DNA lạ để tạo ra DNA tái tổ hợp (Hình dưới).
Các DNA lạ này được gọi là đoạn cài hay DNA ngoại lai. Nó chính là một mảnh (đoạn) DNA hay là gen mà người nghiên cứu quan tâm và ghép nó vào DNA của plasmid hay DNA của virus.
Từ khóa » Công Nghệ Tái Tổ Hợp Adn
-
Công Nghệ DNA Tái Tổ Hợp - Sinh Học Phân Tử
-
Công Nghệ ADN Tái Tổ Hợp Và ứng Dụng - Giải Pháp PEN 2019
-
Công Nghệ DNA Tái Tổ Hợp Là Gì?
-
Thế Nào Là Vắc - Xin Tái Tổ Hợp? | Vinmec
-
(PDF) DNA Tái Tổ Hợp Khái Niệm | Minh Doan Thien
-
Kỹ Thuật DNA Tái Tổ Hợp Và Miễn Dịch Lâm Sàng
-
Giáo Trình Công Nghệ DNA Tái Tổ Hợp - TaiLieu.VN
-
Công Nghệ DNA Tái Tổ Hợp
-
Kĩ Thuật Tái Tổ Hợp Dna - Tài Liệu Text - 123doc
-
Ứng Dụng Công Nghệ ADN Tái Tổ Hợp - 123doc
-
Công Nghệ DNA Tái Tổ Hợp - Cổng Thông Tin Đại Học, Cao Đẳng ...
-
[ĐÚNG NHẤT] Trong Công Nghệ Gen ADN Tái Tổ Hợp - TopLoigiai