Công Nghệ EyeSight Là Gì? EyeSight Hoạt động Ra Sao, Có Thực Sự ...
Có thể bạn quan tâm
Vậy điều gì đã khiến cho hãng xe Nhật trên có được thành công đó, trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn đôi điều về sự thành công của Subaru về độ an toàn đáng kinh ngạc.
Về Subaru
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đôi nét về Subaru. Dù thương hiệu Subaru được giới thiệu vào năm 1955, nhưng sự ra đời của tập đoàn đã được bắt đầu vào hơn 100 năm trước, khi Phòng Nghiên Cứu Sản Xuất Máy Bay được thành lập bởi Tập đoàn Fuji Heavy Industries. Kể từ đó, nguồn cảm hứng sáng tạo nên những cỗ máy độc đáo đã thúc đẩy cho sự ra đời của mẫu xe Subaru đầu tiên. Và Subaru đã trở thành một trong số ít nhà máy trang bị Hệ Dẫn Động 4 Bánh Toàn Thời Gian S-AWD cho mọi mẫu xe thương mại vào năm 1986. Bằng việc kết hợp động cơ tăng áp với hệ dẫn động S-AWD, Subaru trở thành hãng xe dẫn đầu trong phân khúc wagon.
Ngày nay, Subaru đang từng bước trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô đáng tin cậy nhất trên toàn thế giới, khi sở hữu một loạt ưu thế từ động cơ, công nghệ an toàn, tính tin cậy và các chức năng tiên tiến.
Tại Việt Nam, hai dòng xe Subaru đang được phân phối chính gồm Subaru Forester và Subaru Outback. Ở phiên những phiên bản cao cấp nhất, cả hai chiếc xe này đều được trang bị công nghệ an toàn tiên tiến là EyeSight – nhân vật chính trong bài viết hôm nay.
Về công nghệ EyeSight
Trên thế giới, công nghệ nhận diện vật cản phía trước hiện có hai lựa chọn là dùng camera và hoặc dùng radar. Tuy nhiên, một số hãng xe đã dùng kết hợp cả hai công nghệ này để bổ trợ lẫn nhau. Trong khi đó, với EyeSight, Subaru là hãng xe đầu tiên sử dụng hai camera hay còn gọi là Stereo Camera, mô phỏng đôi mắt con người để ghi nhận được cảnh vật phía trước theo chuẩn 3D để nhận diện kích thước, khoảng cách từ chướng ngại vật đến xe, sau đó đưa ra các quyết định nhằm đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách bên trong cabin.
Vậy EyeSight là gì?
Ta có thể hiểu, EyeSight không chỉ đơn thuần là tên gọi của một tính năng an toàn riêng lẻ, mà là tập hợp của một gói công nghệ an toàn chủ động gồm 6 tính năng an toàn được điều khiển điện tử, bao gồm:
+ Tính năng Phanh đề phòng tai nạn (Pre-collision Braking)
+ Tính năng điều khiển hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control)
+ Tính năng chống đạp nhầm chân ga (Pre-collision Throttle Management)
+ Tính năng cảnh báo làn đường (Lane Departure Warning)
+ Tính năng cảnh báo buồn ngủ (Lane Sway Warning)
+ Tính năng cảnh báo di chuyển phía trước (Lead Vehicle Start Alert – khi xe phía trước đã di chuyển).
Subaru là hãng xe duy nhất hiện nay dùng camera đôi để quét vật thể phía trước, cung cấp thông tin cho hệ thống xử lý trên xe. Vị trí của hai camera này được đặt bên trong buồng lái, sát với vị trí đặt gương chống chói bên trong.
Việc EyeSight dùng hai camera có ưu - nhược điểm là gì?
Ta có thể thấy, EyeSight dùng hai camera phía trước để cung cấp thông tin cho bộ điều khiển bên trong. Chính vì vậy, hệ thống này có ưu thế khi nhận biết hướng, đo khoảng cách, kích thước vật thể của nhiều loại phương tiện – ô tô (chở khách, xe tải, xe buýt) và cả xe đạp, xe máy, người đi bộ, làn đường và màu sắc của lan can ngăn làn đường.
Hơn nữa, hệ thống này có khả năng xử lý dữ liệu nhanh hơn, tầm quan sát rộng hơn, thậm chí là cả sang cả hai làn đường bên cạnh so với hệ thống dùng radar. Tuy nhiên, chắc chắn nếu có ưu thì cũng sẽ có nhược, nhược điểm ở đây là EyeSight sẽ bị ảnh hưởng bởi sương mù, trời mưa phùn hay ánh sáng ngược quá lớn, đó có thể là đèn pha cường độ cao, ánh nắng mặt trời…Mặt khác, đối với những vật có chiều cao thấp, dưới hẳn mũi xe cũng sẽ khiến camera bị khuất tầm quan sát, giảm khả năng hoạt động.
Tính năng chống nhầm chân ga - Pre-collision Throttle Management là gì? Hoạt động như thế nào?
Ta có thể hiểu, tránh va chạm trong trường hợp bàn đạp ga được nhấn xuống nhiều hơn mức cần thiết do lỗi của người lái, trong khi phía trước xe có chướng ngại vật. Khi hệ thống EyeSight dùng camera ở phía trước thu nhận tín hiệu & phát hiện ra có vật cản phía trước, ngay sau đó tính năng này sẽ được kích hoạt và phát huy tác dụng tránh va chạm đáng tiếc.
Với tính năng cảnh báo làn đường - Lane Departure Warning, khi bật đèn báo rẽ và chuyển làn đường, hệ thống cảnh báo làn đường có kêu nữa không?
Câu trả lời là không. Nếu có bật xi-nhan báo rẽ, khi đó hệ thống xác nhận bạn chuyển làn có chủ đích chứ không phải bạn bị đi lệch làn hoặc xe đi lảo đảo do buồn ngủ, trơn trượt hay mất lái.
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là tính năng Phanh đề phòng tai nạn - Pre-collision Braking có khả năng làm người lái giật mình vì phanh quá gấp?
Thực tế tính năng này được chia làm 4 giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng của mục tiêu phía trước mà EyeSight sẽ có lựa chọn hành động thích hợp để hỗ trợ người lái. Các mức độ điều khiển phanh các loại cảnh báo có trong hình minh hoạ bên dưới.
Nhưng trên hết, hệ thống sẽ ưu tiên hành động của người lái. Tức là hệ thống sẽ tự huỷ bỏ tính năng này khi phát hiện người lái đạp phanh và đánh lái mạnh để tránh vật cản. Hơn nữa, EyeSight điều khiển cả công suất/lực kéo động cơ trong các trường hợp này, để đảm bảo lực phanh tối ưu, giúp xe dừng lại một cách nhanh nhất. Bạn có thể yên tâm hơn khi có EyeSight can thiệp trong những tình huống khẩn cấp, thế nhưng, tập trung lái xe vẫn là điều cần thiết.
Hệ thống điều khiển hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control – ACC) có phải là hệ thống lái tự động hay không?
Câu trả lời là không. Đây là hệ thống hỗ trợ người lái trong việc thoải mái hơn khi lái xe trên đường trường, đường cao tốc, hệ thống này tự động giữ khoảng cách đối với xe đi phía trước. Trong đó, người lái có thể lựa chọn khoảng cách theo các dải tốc độ được tính toán sẵn, bao gồm cả việc tăng tốc/giảm tốc theo hành động của xe phía trước, thậm chí có thể phanh dừng hẳn lại rồi tiếp tục lăn bánh theo xe phía trước. Tóm lại, việc lái xe vẫn phụ thuộc vào con người, chiếc xe không thể tự động điều khiển chính nó tham gia giao thông.
Sự khác nhau giữa hệ thống điều khiển hành trình thích ứng ACC trên xe Subaru và hệ thống điều khiển hành trình thông thường khác là gì?
Giải đáp cho câu hỏi này, Eyesight điều khiển hệ thống điều khiển hành trình thích ứng ACC hoạt động trong dải tốc độ từ 0 – 200 km/h nếu có xe đi phía trước, trong khi hệ thống điều khiển hành trình thông thường có dải tốc độ được cài đặt từ 30 – 180 km/h nhưng không có xe đi phía trước.
Điều này cho thấy, ACC hoạt động được ngay cả trong trường hợp lưu thông trong nội thành đông đúc vào thời điểm các xe đang phải nối đuôi nhau, chứ không riêng gì đường cao tốc hay đường trường.
Nói về nhược điểm của EyeSight, ngoài điều kiện sương mù, ánh sáng, các điều kiện nào khiến camera của Eyesight hoạt động không hiệu quả?
Thứ nhất, với các loại xe có hình dạng đặc biệt như: xe đua thể thao, xe khác nằm ở vị trí hông xe, xe tải hoặc xe nâng có sàn xe thấp và phẳng, tường sơn trắng, hàng rào cửa cuốn… Thứ hai là điều kiện đường sá, ví dụ không có vạch kẻ đường hoặc không rõ ràng, bóng của hàng rào ngăn cách làn đường… Thứ ba, là tầm nhìn xa ngoài 110m, hoặc có cùng lúc nhiều xe tiến lại, người đi bộ trong bóng tối không đủ ánh sáng phản quang, chiều cao người dưới 1m như trẻ em hay các loại vật nuôi…
Ngoài ra, còn kể đến việc hạn chế “tầm nhìn” của camera do bị bẩn bám trên kính lái, vật phản quang nằm trên kính lái, thậm chí là các vết nứt vỡ của kính chắn gió. Chưa hết, việc dán phim cách nhiệt quá dày phần nào cũng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của EyeSight
Nếu không thích có sự can thiệp của EyeSight, người lái thể tắt EyeSight không?
Hoàn toàn có thể. EyeSight mặc định được kích hoạt khi khởi động xe nhưng người lái có thể tắt bằng phím bấm. Khi đó một số tính năng trong gói hỗ trợ lái xe sẽ không sử dụng được, tuy nhiên lúc này hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control vẫn hoạt động bình thường mà không có tính năng điều khiển hành trình thích ứng theo tốc độ xe phía trước. Khi tắt máy xe rồi khởi động lại, EyeSight được kích hoạt.
Nhưng suy cho cùng EyeSight cũng chỉ là tính năng hỗ trợ
Người lái luôn luôn phải chủ động trong các tình huống tham gia giao thông, không thể hoàn toàn phó thác sự an toàn của mình vào “tầm nhìn” của camera và đặc biệt luôn làm chủ tay lái cũng như chân ga, chân phanh trong các tình huống lái xe.
Các điểm nổi bật khác trên xe Subaru
Cùng với công nghệ EyeSight tiên tiến, những chiếc Subaru được trang bị đến hơn 100 tính năng an toàn khác, hỗ trợ người lái yên tâm lái xe. Chưa dừng lại ở đó, xe Subaru còn thừa hưởng những giá trị cốt lõi khác như:
Hệ khung gầm toàn cầu Subaru Global Platform – SGP
Thậm chí người dùng còn có thể an toàn hơn khi có sự cố xảy ra, khung gầm tiên tiến của Subaru sẽ là một người vệ sĩ bảo vệ hành khách bên trong, bằng cách giảm thiểu tác động khi va chạm lên đến 40%.
Hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian đối xứng S-AWD
Câu hỏi rất thú vị là bạn có bốn bánh xe, tại sao chỉ dùng hai? Hệ truyền động của xe luôn luôn truyền lực xuống cả bốn bánh, nhằm tăng cường khả năng bảo vệ người lái bởi độ bám đường tối đa mà nó mang lại. Chưa hết, nó còn giúp bạn kiểm soát chiếc xe trên mọi điều kiện bề mặt mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.
Động cơ Boxer đặt ngang
Các kỹ sư của Subaru đã khéo léo đặt trọng tâm của động cơ thấp hơn. Điều đó giúp đảm bảo tính cân bằng, xử lý & ít rung động. Từ việc ít rung động sẽ đem đến cho người lái sự tự tin kiểm soát chiếc xe, tăng cường độ an toàn.
Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!
Từ khóa » Thiết Bị Eyesight
-
Tính Năng An Toàn Subaru EyeSight Có Thật Sự Hiệu Quả Tại Việt Nam?
-
Chi Tiết Hệ Thống EyeSight Của Subaru
-
TỔNG QUAN EYESIGHT - Subaru Đông Đô Thành
-
Subaru EyeSight : Các Chức Năng Chính Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Công Nghệ Eyesight Là Gì? – Mắt Thần Hỗ Trợ Người Lái Thương ...
-
EyeSight X - Tầm Nhìn Cho Tương Lai - Subaru Đà Nẵng
-
Outback 2.5 Eyesight - Subaru Miền Nam
-
Công Nghệ Mắt Thần EyeSight: Giảm Thiểu Tối đa Va Chạm
-
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN XE THÔNG MINH EYESIGHT CỦA SUBARU
-
Subaru EyeSight Là Gì?
-
Công Tắc điều Khiển Từ Xa 4 Kênh 4 Thiết Bị Vision Electric - Shopee
-
Subaru Forester 2.0i-S EyeSight
-
Xe Subaru Outback 2.5i - T Eyesight Chính Hãng