Công Nghệ MPLS Là Gì? Công Nghệ MPLS “đã Chết”? - Tino Group

Công nghệ MPLS là gì? Tại sao có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ này như vậy? Và tại sao cũng có rất nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển sang những công nghệ khác? Trong bài viết, chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp thắc mắc cho bạn nhé!

Tìm hiểu về công nghệ MPLS

Lưu ý: bài viết mang tính học thuật về mạng máy tính rất nhiều. Do đó, có thể bạn sẽ cảm thấy nội dung rất khó hiểu. Nhưng không sao, đây là điều bình thường.

Công nghệ MPLS là gì?

MPLS là viết tắt của Multiprotocol Label Switching (tạm dịch: Chuyển mạch nhãn đa giao thức) là một loại công nghệ chuyển tiếp dữ liệu hỗ trợ tăng tốc và kiểm soát luồng lưu lượng mạng. Với MPLS, dữ liệu sẽ được truyền dẫn qua các label thay vì yêu cầu tra cứu một cách phức tạp trong bảng định tuyến tại những nơi chúng dừng lại.

Nói một cách khác, MPLS sẽ gửi các gói tin theo đường dẫn mạng đã được xác định trước đó, điều này sẽ dẫn đến viện các router sẽ cần ít thời gian hơn để quyết định gói tin chuyển phát đến đâu và các gói tin sẽ luôn đi theo cùng 1 đường dẫn. Tóm lại, công nghệ MPLS sẽ giúp cho tốc độ truyền tin sẽ nhanh hơn.

Giao thức này có thể mở rộng và hoạt động độc lập hoặc hoạt động với các giao thức như Internet Protocol (IP) và Asynchronous Transport Mode (ATM).

mpls-la-gi

MPLS hoạt động như thế nào?

  1. Khi một gói tin truyền vào mạng nội bộ thông qua Label Edge Router (hay còn gọi là”nút đi vào”), gói tin sẽ được gán cho một Forwarding Equivalence Class (FEC – tạm dịch: lớp tương đương chuyển tiếp) tùy thuộc vào loại dữ liệu và đích đến dự kiến. Trong đó, FEC sẽ được sử dụng để xác định các gói có đặc điểm giống nhau hoặc giống hệt nhau.
  2. Dựa theo FEC, nút đi vào sẽ áp dụng một label và đóng gói chúng bên trong một LSP.
  3. Khi gói tin của bạn di chuyển đến các nút chuyển tiếp “transit nodes” (Label Switch Routers), nút này sẽ tiếp tục định hướng dữ liệu đi theo hướng dẫn trong label gói. Các điểm dừng ở giưuax này sẽ dựa trên label gói và không cần phải tra cứu thêm IP bổ sung.
  4. Tại “nút đầu ra”, hoặc bộ định tuyến cuối cùng ở cuối LSP, label bị xóa và gói sẽ được phân phối qua định tuyến IP như bình thường.

Trong đó, Label Switched Paths (LSP – tạm dịch: đường dẫn chuyển mạch nhãn) là các đường dẫn một chiều được xác định trước giữa các cặp router trên mạng MPLS.

Một label stack hay MPLS header sẽ chứa 4 trường như sau:

  • 20 bit label xác định nơi gói tin sẽ được chuyển tiếp
  • 3 bit ban đầu có tên là Experimental, ngày nay được sử dụng ưu tiên cho QoS ECN (Explicit Congestion Notification, tạm dịch: thông báo tắc nghẽn rõ ràng).
  • 1 bit dưới cùng của label stack được dùng để xác định gói tin cuối cùng đã đến cuối mạng MPLS.
  • 8 bit cuối cùng được sử dụng cho time-to-live (TTL).
mpls-la-gi

MPLS “đã chết”? Nhược điểm và công nghệ thay thế

Nhược điểm của MPLS

MPLS có rất nhiều lợi ích về hiệu suất nhất định cho doanh nghiệp trong việc truyền tải dữ liệu. Nhưng MPLS cũng có những hạn chế nhất định. Tino Group sẽ liệt kê ra để bạn so sánh nhé!

Thách thức công nghệ đám mây

MPLS thường được bố trí theo mô hình hub-and-speak để định tuyến lưu lượng truy cập qua mạng. Khi thực hiện công việc từ xa và công nghệ điện toán đám mây đang trở nên vô cùng phổ biến. Kiểu bố trí này sẽ giảm hiệu quả của việc định tuyến dẫn đến độ trễ nhất định. Điều này là một trong những nhược điểm rất lớn!

Chi phí

Nhược điểm tiếp theo khiến MPS trở nên vô cùng khó chịu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính là chi phí để xây dựng băng thông MPLS trên mạng cao hơn rất nhiều lần so với việc sử dụng băng thông Internet thông dụng.

Hạn chế về mặt địa lý

Mạng MPLS là một mạng chuyên dụng được phân vùng từ Internet công cộng như một phần của mạng ISP. Điều này khiến việc triển khai MPLS bị phụ thuộc vào nơi đó có triển khai ISP hay không.

mpls-la-gi

Những công nghệ thay đổi cho MPLS

SD-WAN: Một giải pháp thay thế mới và nổi bật

Với những ưu điểm sau, SD-WAN sẽ thực sự là một giải pháp rất tốt nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng mạng WAN nhưng không yêu cầu kết nối dạng thời gian thực hoặc ứng dụng thời gian thực trên cloud. Sử dụng SD-WAN sẽ có những lợi ích như sau:

  • Chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều
  • Gia tăng băng thông
  • Có hiệu suất cao
  • Gia tăng thời gian uptime
  • SD-WAN sẽ là một giải pháp tối ưu cho các website nhỏ, vùng sâu, vùng xa hoặc trang quốc tế.
  • Có khả năng cung cấp và tốc độ triển khai nhanh hơn so với MPLS
mpls-la-gi

Secure Access Service Edge (SASE)

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp toàn diện: mạnh mẽ hơn MPLS, mạnh mẽ hơn SD-WAN, gia tăng khả năng bảo mật mạng và quản lý trải nghiệm kỹ thuật số tự động trên 1 dịch vụ cloud duy nhất, Secure Access Service Edge (SASE) chính là giải pháp bạn đang tìm kiếm.

Với những lợi ích như sau, Secure Access Service Edge (SASE) thực sự vượt trội hơn MPLS rất nhiều:

  • Tổ chức mạng đơn giản hoá và tận dụng cơ sở đám mây có tính bảo mật cao để kết nối mạng và không cần phải điều chỉnh lưu lượng đến headquarters.
  • Thời gian triển khai ngắn và giảm thời gian xuống tối đa
  • Giảm thiểu chi phí vì kiến trúc của SASE nằm trên cloud. Do đó, các doanh nghiệp không còn cần phải có một đội IT chuyên đi đến từng điểm chi nhánh để bảo trì, kiểm soát bảo mật và giảm thiểu được các sự cố cũng như chi phí.
  • Giúp doanh nghiệp có mức độ linh động cao hơn khi có thể làm việc ở bất cứ đâu
  • Hỗ trợ thay đổi, quản lý các cấu hình và có khả năng cấu hình mạng, bảo mật trên quy mô lớn giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí.
mpls-la-gi

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về công nghệ MPLS là gì cũng như những đặc điểm, những khuyết điểm và những giải pháp có thể thay thế cho MPLS nhằm giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí, nguồn lực rồi đấy! Nếu trong bài viết có bất cứ sai sót nào, mong bạn sẽ liên hệ với Tino Group để chúng tôi có thể cập nhật lại một cách nhanh chóng nhất!

Bài viết tham khảo từ nhiều nguồn: Check Point, Palo Alto Networks, Cloudflare, Cisco,…

Những câu hỏi thường gặp về MPLS

Nên tìm hiểu về MPLS ở đâu?

Theo những tài liệu Tino Group thu thập được trong quá trình tìm hiểu và viết bài, chúng tôi thấy tài liệu tại Cisco về MPLS là cực kỳ đầy đủ và có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc tìm hiểu của bạn đấy!

Cách để phân biệt nhãn trên, nhãn dưới và nhãn giữa của LSR?

Theo Cisco, không có một ứng dụng nào yêu cầu đọc hay xác định LST nhãn giữa. Vì thế, xác định nhãn giữa là không cần thiết, nếu cần xác định nhãn giữa sẽ set giá trị S bằng 0. Trong khi đó, nhãn nằm ngay sau tiêu để của Layer 2 là nhãn trên cùng, nhãn không có bit S set giá trị là 1, đó là nhãn dưới cùng.

Những công nghệ, dịch vụ nào có thể thay thế MPLS?

Một trong những công nghệ có khả năng thay thế MPLS mạnh mẽ nhất chính là SD WAN vì hiệu suất cao và đáng tin cậy hơn. Hiện tại, bạn có thể tham khảo những nhà cung cấp dịch vụ như sau:

  • SD-WAN của Cisco
  • SD-WAN của Check Point
  • Prisma SD-WAN
  • Magic WAN của Cloudflare
  • SASE của Palo Alto Networks

MPLS có phải là một mạng riêng tư hay không?

Một MPLS có thể xem là “riêng tư” nếu chỉ có duy nhất một tổ chức sử dụng đường dẫn MPLS. Tuy nhiên, MPLS không thực hiện mã hoá. Do đó, tất cả các gói tin truyền dọc theo hệ thống đều có thể bị đọc một cách dễ dàng. Giải pháp cho việc này là doanh nghiệp có thể thiết lập thêm một VPN để tăng cường mã hoá và giữ được tính riêng tư của kết nối.

Từ khóa » Tìm Hiểu Công Nghệ Mpls