CÔNG NGHỆ Ô TÔ (TRUNG CẤP) - Trường Cao Đẳng Tây Đô

Trung Cấp 27/12/202008/03/2023 Công Nghệ Ô Tô (Trung Cấp)

Tóm tắt nội dung

  • 1 Tên ngành, nghề: Công nghệ ô tô
  • 2 Mục tiêu đào tạo
  • 3 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
  • 4 Khả năng học tập, nâng cao trình độ
  • 5 Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
  • 6 Nội dung chương trình
  • 7 Địa điểm liên hệ, nhận hồ sơ và làm thủ tục nhập học

Tên ngành, nghề: Công nghệ ô tô

Mã ngành, nghề: 5510216

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 1,5 năm

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung:

– Công nghệ ô tô trình độ trung cấp là ngành, nghề học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau như: cơ học, cơ khí, điện – điện tử, tự động hóa, tin học, an toàn…, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

– Ngành, nghề Công nghệ ô tô chủ yếu tập trung giải quyết bốn vấn đề cơ bản: Thiết kế, chế tạo, khai thác sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa. Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiệm vụ như bảo dưỡng, sửa chữa; chế tạo, sản xuất; quản lý, kinh doanh; đào tạo trong lĩnh vực ô tô và xe – máy chuyên dùng.

Mục tiêu cụ thể:

Sau khi học xong chương trình đào tạo người học có năng lực:

a) Kiến thức:

– Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu cơ bản trong ô tô;

– Tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

– Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa một số bộ phận, hệ thống cơ bản trên ô tô;

– Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước công việc trong quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa một số bộ phận, hệ thống cơ bản trên ô tô;

– Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị cơ bản trong ngành, nghề Công nghệ ô tô;

– Trình bày được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp;

– Phân tích được các kỹ năng, thao tác cơ bản trong lái xe ô tô;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

b) Kỹ năng:

– Đọc được bản vẽ kỹ thuật đơn giản; tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

– Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra cơ bản trong ngành, nghề Công nghệ ô tô; bảo quản thiết bị và dụng cụ liên quan đến ngành, nghề công nghệ ô tô;

– Kiểm tra những sai hỏng của các cụm chi tiết, hệ thống cơ bản trên ô tô;

– Lập được các quy trình tháo, lắp đơn giản của các bộ phận, hệ thống cơ bản trên ô tô;

– Lập được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản phù hợp với từng chi tiết, bộ phận, hệ thống và loại ô tô;

– Thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa đúng quy trình, quy phạm và đảm bảo kỹ thuật;

– Tổ chức và quản lý quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tương ứng với trình độ được đào tạo;

– Vận hành được ô tô đúng luật, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn;

– Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người học ở trình độ thấp hơn.

– Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành, nghề đào tạo trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng các công việc đơn giản và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

c) Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;

– Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện;

– Yêu nghề, có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm tốt, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;

– Tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

– Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy;

– Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

– Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Chăm sóc, làm đẹp xe ô tô;

– Quản lý vật tư, phụ tùng ô tô;

– Sản xuất phụ tùng và lắp ráp trong lĩnh vực ô tô;

– Kinh doanh trong lĩnh vực ô tô và phụ tùng ô tô;

– Sửa chữa động cơ (máy) ô tô;

– Sửa chữa gầm ô tô;

– Sửa chữa điện và điều hòa không khí ô tô;

– Tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực ô tô.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ ô tô, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

– Số lượng môn học, mô đun: 26

– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1.665 giờ; Tín chỉ: 68 tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.410 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 435 giờ; Khối lượng thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1.166 giờ; Kiểm tra: 64 giờ.

Nội dung chương trình

 

 

Mã MH/Mô đun

 

 

 

Tên môn học/mô đun  

 

 

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)
 Trong đó
Tổng số Lý thuyết Thực hành/thực tập/thí nghiệm/Bài tập/thảo luận Thi/ Kiểm tra
I Các môn chung 12 255 94 148 13
MH1 Giáo dục chính trị 2 30 15 13 2
MH2 Pháp luật 1 15 9 5 1
MH3 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2
MH4 Giáo dục Quốc phòng và An ninh 2 45 21 21 3
MH5 Tin học 2 45 15 29 1
MH6 Tiếng Anh 4 90 30 56 4
II Các môn học/mô đun chuyên môn 56 1395 355 989 51
II.1 Môn học/mô đun cơ sở 9 150 115 29 6
MH7 Quản trị hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 3 45 42 0 3
MH8 Vật liệu cơ khí 2 30 29 0 1
MĐ9 Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật 2 30 29 0 1
MĐ10 Kỹ thuật chung về ô tô 2 45 15 29 1
II.2 Môn học/mô đun chuyên ngành 47 1245 240 960 45
MĐ11 Nguội cơ bản 2 45 15 28 2
MĐ12 Kỹ thuật hàn cơ bản 2 45 15 28 2
MĐ13 Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền và bộ phận cố định của động cơ 3 75 15 57 3
MĐ14 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí 3 75 15 57 3
MĐ15 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát 3 75 15 57 3
MĐ16 Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô 3 75 15 57 3
MĐ17 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel 4 105 15 86 4
MĐ18 Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô 4 90 30 56 4
MĐ19 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực 3 75 15 57 3
MĐ20 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển 2 45 15 28 2
MĐ21 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái 3 75 15 57 3
MĐ22 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh 2 45 15 28 2
MĐ23 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử 3 75 15 57 3
MĐ24 Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô 2 45 15 28 2
MĐ25 Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 3 75 15 57 3
MĐ26 Thực tập tốt nghiệp 5 225 0 222 3
Tổng cộng 68 1650 449 1137 64

Địa điểm liên hệ, nhận hồ sơ và làm thủ tục nhập học

PHÒNG TUYỂN SINH – TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÂY ĐÔ

Số 90 Quốc lộ 1A, Khu vực 2, P. Ba Láng, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Điện thoại: 0862618369 – 086 2618 369

Fanpage: https://www.facebook.com/TruongcaodangTayDo

Website: www.caodangtaydo.edu.vn – Email: tuyensinh@caodangtaydo.edu.vn

Từ khóa » Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ Công Nghệ ô Tô