Công Nghệ Phun Xăng điện Tử – Tưởng Mới Mà Cũ - Chuyện Xe
Có thể bạn quan tâm
Phun xăng điện tử không phải là một công nghệ mới nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ về công nghệ này? Hãy cùng Chuyện xe tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Nội dung tóm tắt bài viết
- 1 Tổng quan về phun xăng điện tử
- 1.1 Phun xăng điện tử là gì?
- 1.2 Phân loại hệ thống phun xăng điện tử
- 1.3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng
- 2 Ưu nhược điểm của hệ thống phun xăng điện tử
- 2.1 Ưu điểm
- 2.2 Điểm hạn chế
- 3 Những lưu ý khi sử dụng xe phun xăng điện tử
Tổng quan về phun xăng điện tử
Phun xăng điện tử là gì?
Hệ thống phun xăng điện tử có tên viết tắt là EFi hoặc Fi. Cụm từ EFi là viết tắt của Electronic Fuel Injection. Vậy còn Fi là gì? Fi là viết tắt của từ Fuel Injection. Đây là hệ thống sử dụng một vòi phun duy nhất thay thế cho bộ chế hoà khí. Đồng thời, nó sẽ sử dụng một hệ thống điều khiển điện tử để can thiệp vào các lần phun nhiên liệu vào buồng đốt. Từ đây, nhiên liệu sẽ được tối ưu hoá và tiết kiệm nhất có thể.
Qua tìm hiểu, hệ thống phun xăng điện tử đã xuất hiện từ năm 1950. Tuy nhiên, phải mãi đến tận năm 1980, hệ thống phun xăng điện tử Fi mới thực sự được sử dụng rộng rãi tại thị trường Châu Âu. Hiện tại, hệ thống này được ứng dụng khá nhiều trên các loại xe khác nhau. Với công nghệ điều khiển điện tử ngày càng phát triển thì hệ thống này ngày càng được hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả tốt hơn.
Phân loại hệ thống phun xăng điện tử
Hệ thống phun xăng điện tử gồm 3 loại chính:
- Hệ thống phun xăng điện tử đơn điểm (Single Point Injection – SPI)
Cái tên đã nói lên tất cả đúng không nào. Theo đó, hệ thống này chỉ sử dụng một vòi phun duy nhất để thay thế cho bộ chế hoà khí. Lúc này, vòi phun sẽ được đặt ngay trước bướm ga. Với cấu tạo này thì trên đường nạp nhiên liệu sẽ tạo thành khí hỗn hợp. Do có cấu tạo đơn giản nên chi phí chế tạo cũng khá rẻ. Bên cạnh đó, với kích thước nhỏ nên nó thường được trang bị trên các dòng xe nhỏ.
- Hệ thống phun xăng điện tử hai điểm (BiPoint Injection – BPI)
Đây được coi là hệ thống nâng cấp của bản đơn điểm. Theo đó, một vòi phun vẫn được đặt ngay trước bướm ga còn một vòi phun khác thì được đặt ở sau bướm ga để tăng cường nhiên liệu. Hệ thống này ít được các hãng xe sử dụng bởi nó không cải thiện quá nhiều so với hệ thống đơn điểm.
- Hệ thống phun xăng điện tử đa điểm (MultiPoint Injection – MPI)
Đây có lẽ là hệ thống phức tạp nhất trong 3 hệ thống. Theo đó, mỗi xi-lanh sẽ được trang bị một vòi phun riêng biệt. Các vòi phun này sẽ được đặt ngay trước xupap. Đồng thời, các vòi phun này sẽ lấy tín hiệu từ các góc quay trục khuỷu, từ đó chúng sẽ xác định được thời điểm cần phun nhiên liệu.
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng
Hệ thống phun xăng điện tử gồm 3 thành phần chính là bộ điều khiển trung tâm (ECU), bộ phận hoạt động (bướm ga, bơm xăng, kim phun) và bộ cảm biến (cảm biến bướm ga, cảm biến oxy, cảm biến khí thải).
ECU được coi là bộ não của cả hệ thống phun xăng điện tử. Chúng có chức năng:
- Kiểm soát tốc độ không tải của chiếc xe. Cụ thể là nó kiểm soát mọi chức năng điều khiển hành trình.
- Điều khiển tỷ lệ nhiên liệu. Theo đó, nhiên liệu đến xi-lanh thông qua kim phun. Tuy nhiên, trước khi kim phun phun nhiên liệu thì ECU sẽ xác định lượng xăng cần thiết cho chu trình hoạt động sau đó điều khiển bộ phận kim phun phun xăng.
- Kiểm soát thời điểm nên đánh lửa. ECU sẽ điều chỉnh các tia lửa để cung cấp nhiên liệu một cách chuẩn xác hơn. Dù đánh lửa muộn hay sớm thì ECU đều thu được tín hiệu và sau đó điều chỉnh cho phù hợp.
Bộ cảm biến có nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động của động cơ và các thiết bị gồm bướm ga, nhiệt lượng khí nạp, áp suất ống nạp, nhiệt năng dầu… sau đó truyền tín hiệu đến ECU. ECU sẽ quyết định lượng nhiên liệu cần thiết cho xe.
Sau khi dựa trên các số liệu mà máy cảm biến gửi về như nhiệt độ động cơ, vòng tua, vị trí trục khuỷu, nhiệt độ không khí… ECU sẽ lập trình bài toán lượng nhiên liệu sẽ phun và sau đó tiến hành đóng mở kim phun.
Như vậy, các bộ phận của hệ thống phun xăng điện tử Fi đều giữ một vai trò quan trọng trong việc điều khiển và vận hành mức xăng cho chiếc xe. Nếu một bộ phận bị trục trặc thì việc tính toán chắc chắn sẽ xảy ra vấn đề sai lệch. Từ đó, sẽ dẫn tới các tình trạng như đề khó nổ, không giữ garanti hay không thể vận hành.
Ưu nhược điểm của hệ thống phun xăng điện tử
Ưu điểm
So với xe sử dụng bộ chế hoà khí thông thường thì xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử có ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều. Cụ thể:
- Động cơ nhạy hơn ở tất cả các chế độ
- Tiết kiệm nhiên liệu hơn từ 15-20%
- Khí thải thải ra môi trường ít độc hại hơn. Đặc biệt là các xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử Fi có cảm biến Lambda. Cảm biến này sẽ tạo ra hỗn hợp chuẩn mỗi khi hoạt động.
Điểm hạn chế
- Giá cao. Hệ thống phun xăng điện tử đa điểm có cấu tạo khá phức tạp nên chi phí sản xuất của nó không hề rẻ. Bởi vậy, cùng một mẫu xe nhưng một mẫu trang bị phun xăng điện tử sẽ có giá thành cao hơn mẫu trang bị chế hoà khí.
- Có yêu cầu khắt khe về nhiên liệu. Lý giải điều này, các chuyên gia cho hay, bộ cảm biến khá là nhạy cảm nên chất lượng không khí và nhiên liệu là yếu tố bị yêu cầu cực kỳ khắt khe. Bởi nếu chất lượng nhiên liệu không tốt sẽ dẫn đến tình trạng bộ lọc hoạt động không tốt và kim phun có thể bị đóng cặn, lâu ngày sẽ bị tắc. Khi kim phun tắc thì lượng nhiên liệu sẽ không được cung cấp đủ và dẫn đến xe bị yếu, chết máy.
- Chi phí để sửa chữa và thay thế khá cao: Do Fi có cấu tạo phức tạp nên việc sửa dưỡng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Không những vậy, phụ kiện thay thế của nó cũng có giá khá cao và mỗi lần thay là thay cả cụm. Một bộ phun xăng điện tử sẽ có giá khoảng 2 triệu đồng.
- Hệ thống bơm nhiên liệu dễ bị hỏng: Có khá nhiều người có thói quen bật khoá điện là nhấn nút khởi động luôn hoặc nhấn nút khởi động một cách liên tục. Chính thói quen này khiến cho hệ thống bơm nhiên liệu chưa kịp nạp đủ nhiên liệu. Lâu dần tuổi thọ của hệ thống này sẽ bị giảm.
Những lưu ý khi sử dụng xe phun xăng điện tử
Sự ưu việt của hệ thống phun xăng điện tử là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, của bền tại người. Hệ thống này có bền hay không còn phụ thuộc vào cách mà các bạn sử dụng chúng như thế nào. Vậy khi điều khiển xe phun xăng điện tử cần lưu ý những gì?
- Khi bật khoá hãy chờ đèn báo Fi tắt mới bấm nút đềpa. Nếu làm đúng thì hệ thống bơm nhiên liệu sẽ có đủ thời gian để nạp đủ xăng vào vòi bơm và xe sẽ chạy ổn hơn.
- Nên sử dụng xăng A95 và thường xuyên kiểm tra bộ lọc nhiên liệu
- Bảo dưỡng lọc xăng và lọc gió chỉ ở mức 2.000 km/lần. Sau khi đi được 8.000 km thì bạn nên thay bộ lọc xăng mới.
Từ khóa » Hệ Thống Phun Xăng điện Tử ở Xe Máy
-
Hệ Thống Phun Xăng điện Tử FI Trên Xe Máy: Lợi Thế Và Những Vấn đề ...
-
Phun Xăng điện Tử Là Gì: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động Và Tác Dụng
-
Phun Xăng Điện Tử Là Gì- Có Giúp Xe Máy Tiết Kiệm Xăng Và Bảo ...
-
Hệ Thống Phun Xăng điện Tử - Yamaha Motor Việt Nam
-
Hệ Thống Phun Xăng điện Tử FI Và Những điều Chưa Biết
-
Hệ Thống Phun Xăng điện Tử Là Gì Và Những điều Nên Biết
-
Hệ Thống Phun Xăng điện Tử FI Là Gì ? Có Giúp Xe Yamaha Tiết Kiệm ...
-
Tìm Hiểu Công Nghệ Phun Xăng điện Tử Trên Xe Máy - CafeAuto.Vn
-
Hệ Thống Phun Xăng Điện Tử Và Những Điều Cần Biết
-
Nhược điểm Của Phun Xăng điện Tử Fi Trên Xe Máy - PLO
-
Xe Máy Phun Xăng điện Tử: Những điều Cần Biết
-
Phun Xăng điện Tử Là Gì ? Nguyên Lý ❤️ Cấu Tạo ❤️ Phân Loại ...
-
Lưu ý Khi Sử Dụng Xe Máy Phun Xăng điện Tử - Hànộimới
-
Tìm Hiểu Về Hệ Thống Phun Xăng điện Tử Và Bộ Phun Xăng - Thợ Sửa Xe