Công Nghệ Sản Xuất đường Mía Và Những điều Bạn Chưa Biết

Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Như chúng ta đã biết, đường là loại glucocid cần thiết cho cơ thể, có công dụng chuyển hóa năng lượng. Do đó mà đường xuất hiện nhiều trong các loại thực phẩm hàng ngày, bánh kẹo, gia vị có vị ngọt dễ ăn lại mang đến dinh dưỡng cần thiết. Nguyên liệu sản xuất đường chủ yếu chính là cây mía được trồng rất nhiều ở nước ta. Tuy nhiên không phải ai cũng đã biết đến quy trình công nghệ sản xuất đường mía, đừng bỏ lỡ bài viết thú vị dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.

Tìm hiểu công nghệ sản xuất đường mía ở nước ta
Tìm hiểu công nghệ sản xuất đường mía ở nước ta
  1. Nội dung chính

    Bước 1: Thu hoạch mía và lấy nước tinh chất từ mía

Mía là loại cây đã có từ rất lâu ở nước ta, trồng nhiều nhất là ở miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Đặc điểm của loại cây này là thân dài, cong, vỏ mía có một lớp sáp trơn khá dày chia thành từng đốt lớn giống như tre.

Khi mía chín, lá mía thường sẽ khô, phần gốc và phần ngọn có vị ngọt gần như nhau, lúc này người ta sẽ bắt đầu bước vào vụ thu hoạch mía.

Hiện nay, thay vì phương pháp thu hoạch thủ công, bà con sẽ vận dụng máy móc hiện đại để thu hoạch mía với năng suất cao hơn. Mía sẽ được máy đốn sát gốc, loại bỏ đi lá khô, đổ vào băng tải san bằng và tiến hành chặt nhỏ 2 lần.

Để nâng cao năng suất và hiệu suất ép, một khúc mía thường chỉ dài khoảng 20 – 25cm, tiếp tục được chuyển vào máy ép dập xé thành sợi nhỏ đường kính từ 1 – 2mm. Các sợi mía xé nhỏ này sẽ di chuyển đến hệ máy ép qua băng chuyền chiết rút triệt để lượng đường có trong mía.

Có 2 phương pháp lấy nước mía gọi là ép khô và ép ướt. Trong đó phương pháp ép ướt có cho thêm nước sạch thẩm thấu vào bã cho hiệu suất lấy đường cao hơn nhiều.

Mía chín sẽ được thu hoạch bằng máy móc hiện đại để tăng hiệu suất
Mía chín sẽ được thu hoạch bằng máy móc hiện đại để tăng hiệu suất
  1. Bước 2: Làm sạch và bốc hơi nước mía

Nước mía sau khi chiết ra khỏi cây mía có thể lẫn một số tạp chất không đường khác, độ pH thấp nên sẽ có tính acid. Vì vậy, người ta tiếp tục tiến hành quy trình làm sạch nước mía và tăng độ pH.

Thường người ta sẽ sử dụng phương pháp vôi dưới 3 dạng là vôi hóa lạnh, vôi hóa nóng và vôi hóa phân đoạn. Hoặc phương pháp sunfit hóa sử dụng SO chia làm 2 dạng là sunfit hóa acid và sunfit hóa kiềm nhẹ.

Sau khi đã làm sạch được tạp chất trong nước mía và nâng độ pH, người ta sẽ tiếp tục thực hiện bước bốc hơi nước mía để chuẩn bị cho kết tinh đường.

  1. Bước 3: Kết tinh đường và sấy đường

Ở bước kết tinh đường, người ta sẽ thực hiện tách chất rắn hòa tan trong dung dịch theo 1 trong 2 nguyên lý:

  • Giữ nguyên nhiệt độ, tăng nồng độ để kết tinh, cô đặc đường gọi là kết tinh nóng nấu đường
  • Giữ nguyên nhiệt độ, giảm nồng độ để kết tinh đường gọi là kết tinh lạnh nấu đường

Tiếp theo, dùng máy ly tâm sinh lực ly tâm tách riêng mật và đường hạt, sấy đường hạt thu được nhằm tách lớp nước mật còn bám trên bề mặt đường. Mục đích là để tạo độ sáng bóng cho hạt đường và tăng thời gian bảo quản đường.

Sấy xong, đường sẽ được làm nguội, rây đều và đóng gói thành phẩm.

Kết thúc quy trình sản xuất đường mía, các nhà máy sẽ tiến hành xử lý các chất thải nhằm bảo vệ môi trường.

Quy trình làm đường mía được thực hiện đầy đủ các bước trong nhà máy
Quy trình làm đường mía được thực hiện đầy đủ các bước trong nhà máy
  1. Phân biệt quy trình sản xuất đường thô và đường tinh luyện từ mía

Trên thị trường, khách hàng đều có thể phân biệt có 2 loại đường được bày bán là đường vàng hay còn gọi  là đường thô và đường trắng còn gọi là đường tinh luyện. 2 quy trình sản xuất này không giống nhau.

Quy trình sản xuất đường thô: gồm có 4 giai đoạn

  • Ép mía
  • Tinh chế nước mía
  • Chưng cất
  • Kết tinh đường, chưng cất

Quy trình sản xuất đường tinh luyện: gồm có 3 giai đoạn

  • Rửa hòa tan
  • Khử màu và làm sạch đường mía
  • Kết tinh đường, chưng cất

Như vậy đã có thể trả lời thắc mắc của nhiều người về việc tại sao đường làm ra từ mía lại có màu trắng tinh.

Cây mía có thể làm ra được đường thô hay đường tinh luyện tùy vào quy trình sản xuất
Cây mía có thể làm ra được đường thô hay đường tinh luyện tùy vào quy trình sản xuất

Nói tóm lại, mỗi quy trình công nghệ sản xuất đường mía đều cần trải qua đủ các bước từ thu hoạch mía, ép lấy tinh chất nước mía, làm sạch, cho đến bốc hơi, kết tinh và chưng cất. Mỗi gói đường mà chúng ta ăn hàng ngày đều luôn phải đảm bảo về dinh dưỡng, không gây hại đến sức khỏe con người.

Từ khóa » Sơ đồ Quy Trình Sản Xuất đường Tinh Luyện