Công Nghiệp>Tập đoàn Điện Lực>Giới Thiệu - Chức Năng

251 7602 list-cate-2 tap-doan-dien-luc/gioi-thieu /don-vi-truc-thuoc/tap-doan-dien-luc/gioi-thieu/ Công nghiệp 449334 Giới thiệu 0 Article 7431 list-cate-1 don-vi-truc-thuoc /don-vi-truc-thuoc/ . Công nghiệp>Tập đoàn Điện lực Tin tức Giới thiệu Chức năng nhiệm vụ . . Giới thiệu

Giới thiệu chung

Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN từ năm 2006 theo Quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó, sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo.

Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; Giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.Hiện nay, EVN có 11 công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng, trong đó, có 3 công ty điện lực vùng và 8 công ty điện lực tỉnh, thành phố. Lĩnh vực truyền tải cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Tổng Công ty Truyền tải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty Truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban Quản lý dự án (Ban Quản lý dự án miền Bắc, Trung, Nam).Bên cạnh đó, lĩnh vực cơ khí điện lực và viễn thông công cộng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường. Những cái tên như: Công ty CP Cơ khí Điện lực, Công ty CP Chế tạo Thiết bị Điện Đông Anh… hay EVNTelecom đã trở nên quen thuộc, đáp ứng một phần nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm cơ khí và dịch vụ viễn thông công cộng. Ngoài các lĩnh vực chính kể trên, cũng không ngừng phát huy thế mạnh của mình trên các lĩnh vực như: Tư vấn; nghiên cứu – đào tạo, tài chính – ngân hàng… Đây sẽ là những thế mạnh khác giúp EVN phát triển vững mạnh và toàn diện hơn.Nhằm định hướng cho quá trình phát triển ngành điện Việt Nam, ngày 5 tháng 10 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 176/2004/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020. Theo đó, mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam trong thời gian tới là: sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng, khí và than để phát triển cân đối nguồn điện; xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam; xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La; nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử; đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện quốc gia; đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi; tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực.Dựa trên những mục tiêu phát triển đưa ra, chiến lược hoạt động của EVN trong thời gian tới là kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; trong đó, các ngành sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực vẫn là những ngành kinh doanh chính, làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

. . ...

Từ khóa » Chiến Lược Evn