“Công Phu” Pha Chàm Nhuộm Vải Lanh Của Người Mông
Có thể bạn quan tâm
Chàm là loại hóa phẩm tự nhiên được nhiều dân tộc sử dụng trong việc nhuộm hấp vải, sợi. Ở vùng núi phía Bắc có rất nhiều giống chàm thuộc họ khác nhau và mỗi dân tộc, mỗi vùng lại quen trồng và sử dụng một loại cây hợp với nhu cầu thẩm mỹ truyền thống của mình. Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều sử dụng lá chàm để nhuộm vải.
Không chỉ giỏi dệt vải, người Mông còn có kỹ thuật nhuộm chàm khó ai sánh được. Cây chàm mà ngườ Mông thường sử dụng là loại cây thân gỗ và không kén đất nên được trồng ở nhiều nơi như vườn gần nhà, trên nương, hay xung quanh hàng rào của mỗi gia đình.
Cao chàm dùng để nhuộm vải lanh
Chuẩn bị chàm để nhuộm là một công việc rất “công phu”, mất nhiều thời gian và đặc biệt không được nôn nóng. Toàn bộ thân và lá chàm được đem ngâm nước trong các thùng gỗ ghép lớn cho đến khi chúng mục, khi đó nhựa chàm tan hết vào trong nước thì vớt bã ra và cho vôi vào khuấy đều lên. Khi dung dịch chàm vô lắng xuống đáy thùng, người Mông chắt hết nước đi và dùng vải dày lọc khô thành cao chàm.
Cao chàm được cho ra đặc quánh, thường được để dành sử dụng quanh năm. Mỗi khi cần nhuộm chàm thì chỉ việc lấy ra một lượng cao chàm đủ dùng cho số vải lanh đã định, pha thêm chút rượu rồi cho vào thùng khuấy đều đến lúc sủi bọt là có thể dùng được.
Chỉ riêng kỹ thuật đốt vôi để lắng đọng nhựa chàm cũng đã là một nghệ thuật của người Mông, mà không mấy dân tộc nào có thể làm được. Từ việc chọn nguồn đá, đập đá, đào lò, đốt vôi, pha vôi… tất cả đều được tiến hành một cách tỉ mỉ và theo những nguyên tắc đã được lưu giữ từ nhiều đời nay. Đó không chỉ là những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình sản xuất, mà còn là những nghi lễ mang nặng tính tâm linh. Phải chọn những nhũ đá hoặc tảng đá vôi xốp lỗ chỗ để có vôi chất lượng cao, phải chọn cành củi cứng để có nhiệt độ cao, còn xếp đá phải xếp những khối đá tảng phía đáy lò trước khi xếp những hòn đá nhỏ lên trên để bảo đảm thông khí cho vôi chín đều hơn…
Trong suốt thời gian làm vôi, những người tham gia phải kiêng không được quan hệ vợ chồng. Đặc biệt, phải cẩn trọng để tai nạn lao động không được phép xảy ra, không được để dính bất kỳ giọt máu nào vào các dụng cụ, dù đó là máu do vắt cắn hay là muỗi đốt, vì đồng bào Mông quan niệm nếu giây bất kỳ một giọt máu nào trong quá trình đốt vôi thì cả lò vôi sẽ không chín. Những người phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tham gia quá trình đốt vôi này.
Phơi vải lanh cho ráo nước
Tùy thuộc vào số lượng vải cần nhuộm, người ta lấy nước từ những khe núi trên cao trong vắt, lọc qua rá đựng tro và ngải cứu chảy vào thùng, trộn cao chàm với một ít rượu, bóp nhỏ và hòa vào thùng nước, sau đó khuấy thật mạnh dần từ đáy thùng, cho đến khi thùng nước mới sủi đầy bọt thì đậy lại. Cứ đều đặn mỗi ngày, lúc sáng sớm tinh mơ và lúc mặt trời xế bóng, thùng chàm lại được mở ra và tiếp tục quấy đều. Chỉ sau mấy ngày, thì cả thùng nước chàm đã dậy lên một mùi thơm dễ chịu. Để biết có phải thùng nước chàm đã sống rồi hay chưa chỉ cần múc một lượng nước chàm nhỏ trong thùng soi lên ánh sáng, nếu thấy có độ vàng trong và bọt sủi đều thì nước chàm đã sống và có thể bắt đầu dùng để nhuộm.
Nhuộm chàm phải chọn ngày nắng. Trước khi nhuộm, sợi được nhúng qua nước lã cho ngấm đều sau đó mới nhúng vào nước nhuộm. Để cho nước chàm ngấm vào sợi, cần phải bóp mạnh, đều tay khoảng 30 phút cho ăn màu thì vớt ra vắt khô, đập và giặt sạch nước vôi, nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần. Quy trình đó được lặp đi lặp lại cho đến khi đạt được màu mong muốn mới đem vải đi phơi.
Phơi vải tuy đơn giản nhưng là khâu quan trọng trong quy trình nhuộm vải. Trong quá trình phơi phải thường xuyên lật vải cho khô đều thì màu mới đẹp, không bị vết. Thời gian ngâm vải cho lên nước đen bóng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Gặp kỳ nắng ráo, mỗi mảnh vải chỉ cần 3 – 4 ngày là có thể nhuộm xong. Nhưng nếu trời mưa, vải phơi lâu khô, khoảng thời gian đó có khi kéo dài tới hàng tháng.
Với kỹ thuật nhuộm chàm công phu với một quá trình đòi hỏi sự liên tục không gián đoạn, vì thế mà màu chàm trên những tấm vải lanh của người Mông tạo ra luôn bền đẹp với thời gian.
P/s: Để sở hữu những sản phẩm từ vải lanh cùng với nhiều hoa văn đặc sắc, hãy liên hệ với chúng tôi!
By: Lê Thư (lethianhthu.com)
0919.39 79 80
Email: thulta0406@gmail.com
Share this:
Related
Từ khóa » Cách Nhuộm Vải Chàm
-
Công Phu Nghề Nhuộm Vải Chàm Của đồng Bào Thái
-
Khi Tay "nhúng Chàm": Học Nhuộm Chàm Của Người Nùng An
-
Tự Nhuộm Vải ở Nhà Theo Phương Pháp Shibori
-
Hướng Dẫn Cách Nhuộm áo Màu Chàm Cực Chất
-
Độc đáo Nghề Nhuộm Vải Chàm Lên Màu Xanh Ngọc Của Người Cao ...
-
Bột Nhuộm Vải Màu Chàm Jacquard Pre-reduced Indigo - Taipoz
-
#ProudlyVietnamese: Nỗ Lực Khôi Phục Nhuộm Chàm Thủ Công ...
-
Bí Quyết Pha Chàm Nhuộm Thổ Cẩm Của Người Thái | VTC - YouTube
-
Kỹ Thuật Nhuộm Chàm Của Người Dao đỏ | VOV4 - Ban Dân Tộc
-
Nghề Nhuộm Chàm Và Dấu ấn Batik Của Dân Tộc H'mong Tại Sapa
-
Nghề Nhuộm Vải Chàm - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Pác Nặm: Vải Chàm - Nét Duyên Dệt Nên Trang Phục Dân Tộc
-
Nhuộm Chàm đã Có Một Lịch Sử Xưa Lơ Xưa Lắc Như Vậy đấy
-
Vải Chàm, Giữ Hồn Cho Trang Phục Người Thái Mường Lò