Công Suất

I - CÔNG

Khi lực \(\overrightarrow F \) không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc \(\alpha \) thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức:

\(A = F{\rm{scos}}\alpha \)

Trong đó:

     + \(A\): công (J)

     + \(s\): quãng đường dịch chuyển (m)

     + \(F\): độ lớn của lực tác dụng (N)

     + \(\alpha \): góc hợp bởi véctơ lực và véctơ chuyển dời

Công cơ học là đại lượng vô hướng có thể âm, dương hoặc bằng 0 phụ thuộc vào góc hợp bởi phương của lực tác dụng và hướng chuyển dời của chuyển động.

     + \(A > 0\): lực sinh công dương (công phát động)

     + \(A < 0\): lực sinh công âm (công cản)

     + \(A = 0\): lực không sinh công

Ý nghĩa của đơn vị công: Jun là công do lực có độ lớn 1N thực hiện khi điểm đặt của lực chuyển dời 1m theo hướng của lực.

II - CÔNG SUẤT

Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

\(P = \frac{A}{t}\)

Trong đó:

     + \(P\): công suất (W)

     + \(A\): công cơ học (J)      + \(t\): thời gian thực hiện công (s)

- Trong trường hợp lực \(\overrightarrow F \) không đổi, vật chuyển động theo phương của lực tác dụng ta có:

\(P = \frac{A}{t} = F\frac{s}{t} = Fv\)

     + Nếu \(v\) là vận tốc trung bình thì P là công suất trung bình

     + Nếu \(v\) là vận tốc tức thời thì P là công suất tức thời.

Người ta cũng định nghĩa công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.

III - HIỆU SUẤT

\(H = \frac{{A'}}{A}\)

Trong đó:

     + \(A'\): công có ích (đã loại bỏ công cản) (J)

     + \(A\): công toàn phần (J)

 

Bài viết gợi ý:

1. Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng

2. Phương pháp giải bài tập cân bằng tổng quát của vật rắn

3. Momen của lực - Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định

4. Quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều

5. Quy tắc hợp lực đồng quy

6. Vật rắn

7. Các dạng bài tập về chuyển động của hệ vật

Từ khóa » Công Của Lực Là đại Lượng Vô Hướng