Công Suất Thực Của Nguồn Máy Tính Là Gì? - SPEED COMPUTER

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hiệu suất, hệ số công suất, công suất thực của nguồn máy tính dẫn đến lựa chọn PSU không phù hợp với máy tính. Bài viết dưới đây của SPEEDCOM.VN sẽ phân tích chi tiết sự khác nhau giữa chúng từ đó giúp bạn hạn chế được sai lầm kể trên.

Đừng bỏ lỡ nhé!

Công suất thực của nguồn máy tính là gì?

MỤC LỤC

Toggle
  • Công suất thực của nguồn máy tính là gì?
    • Ý nghĩa công suất thực của nguồn máy tính
    • Công suất “ảo” nguồn máy tính
  • Hiệu suất cục nguồn PC là gì?
  • Hướng dẫn lựa chọn bộ nguồn máy tính chất lượng
    • Lựa chọn thương hiệu nguồn PC chất lượng
    • Tính toán công suất phù hợp
    • Kiểm tra đầu cắm

Công suất thực của nguồn máy tính là gì?

Ý nghĩa công suất thực của nguồn máy tính

Xét về mặt ý nghĩa, công suất thực của nguồn máy tính chính là công suất định danh, với đơn vị đo lường là W. Đây là giá trị lớn nhất mà bộ nguồn có thể cung cấp được cho các linh kiện máy tính.

Giả sử: Bộ nguồn Corsair CV550 sẽ có công suất thực đạt 550W. Nếu máy tính của bạn cần cục nguồn PC có công suất khoảng 600W thì nên lựa chọn nguồn có công suất >600W. Sử dụng bộ nguồn công suất nhỏ hơn tổng công suất máy tính sẽ khiến máy tính xuất hiện tình trạng bị quá tải, lâu dần sẽ khiến linh kiện trong máy chập, cháy…

Công suất thực của nguồn máy tính là gì?

Công suất “ảo” nguồn máy tính

Công suất “ảo” nhấn mạnh đến yếu tố công suất thực sự của nguồn thấp hơn nhiều lần so với công suất được ghi trên vỏ ngoài của nguồn. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở những loại nguồn giá rẻ, nguồn không rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi đó, dù định danh là 600W nhưng công suất thực chỉ đạt 400-450W.

Vấn nạn công suất “ảo” tương đối khó phát hiện vì khi bạn cắm nó vào máy tính vẫn hoạt động bình thường. Nhưng khi sử dụng lâu, phần cứng của máy tính sẽ liên tục xuất hiện lỗi và cuối cùng là hỏng.

nguồn máy tính giá rẻ

→ Làm sao để tránh mua phải bộ nguồn công suất “ảo”?

Lựa chọn bộ nguồn đến từ những thương hiệu uy tín là “giải pháp” đơn giản nhất của bạn. Công suất thực sự của những cục nguồn này thường khá sát với công suất được ghi trên vỏ ngoài của chúng.

nguồn PC Corsair

Nguồn PC Corsair

Hiệu suất cục nguồn PC là gì?

Sự nhẫm lẫn thứ 2 khi nhắc đến nguồn máy tính để bàn là: hiệu suất và hệ số công suất. Chúng đều là những chỉ số nhấn mạnh đến yếu tố tiết kiệm điện hay không của nguồn máy tính.

  • Hiệu suất nguồn máy tính: Hiệu suất chuyển từ nguồn điện đầu vào thành nguồn điện cung cấp cho các bộ phận của PC.
  • Hệ số công suất: là hệ số được đưa ra từ nhà sản xuất

Nhờ 2 chỉ số trên, bạn có thể tính được lượng điện mà máy tính của bạn tiêu thụ.

Nguồn máy tính Huntkey Speed

Ví dụ: Công suất định danh trên bộ nguồn ghi 600W, hiệu suất bộ nguồn đạt 90%, hệ số công suất đạt 0,9. Khi đó công suất điện đầu vào của nguồn là:

Công suất: 600/(0,9*0,9)=740

Nhắc đến “bảo chứng” chứng minh hiệu suất của nguồn PC, chứng nhận 80 Plus là tiêu chuẩn hàng đầu. Hiện nay, có 5 loại tiêu chuẩn 80 Plus là: Standard, Bronze, Silver, Gold, Platium, với hiệu suất tăng dần từ 80% đến 90%. Những loại nguồn có chứng nhận 80 Plus thường có hiệu suất tốt hơn, tiết kiệm điện hơn so với loại nguồn không có.

Hướng dẫn lựa chọn bộ nguồn máy tính chất lượng

Dưới đây là một số gợi lý giúp bạn lựa chọn được bộ nguồn không chỉ phù hợp về công suất thực máy tính mà còn phù hợp với nhu cầu của bạn:

Lựa chọn thương hiệu nguồn PC chất lượng

Như đã nói ở trên, thương hiệu nguồn chất lượng sẽ giúp bạn tránh được vấn đề công suất “ảo”. Dưới đây là một số gợi ý hàng đầu dành cho bạn:

  • Phân khúc nguồn cao cấp: Corsair, Antac, XFX, Seasonic
  • Phân khúc tầm trung: FSP, Cooler Master, Thermaltake
  • Phân khúc giá rẻ: Huntkey, Jetek…

nguồn máy tính cao cấp

Phân khúc nguồn cao cấp

nguồn máy tính tầm trung

Phân khúc tầm trung

nguồn máy tính giá rẻ

Phân khúc phổ thông

Lưu ý: Với phân khúc giá rẻ, có khá ít loại nguồn có thể đáp ứng được yêu cầu công suất thực- công suất “ảo” của máy tính. Tuy nhiên, vì nguồn máy tính giá rẻ nên bạn có thể cân nhắc lựa chọn nguồn có công suất định danh cao hơn nhiều lần công suất bạn cần để tiết kiệm chi phí.

Tính toán công suất phù hợp

Trước khi lựa chọn nguồn, bạn cần ước lượng được rằng máy tính của bạn cần 1 PSU công suất khoảng bao nhiêu. Để tính công suất nguồn PC bạn có thể cộng tổng công suất các bộ phận của máy tính rồi cộng thêm 100W hoặc sử dụng một số công cụ tính nguồn như: Cooler Master, trang web outervision.com…

cách tính công suất nguồn pc bằng công cụ

Tính công suất nguồn bằng công cụ của Cooler Master

Nếu bạn có dự định nâng cấp Card đồ họa, CPU… trong tương lai thì hãy lựa chọn nguồn có công suất cao hơn công suất tổng của máy tính. Đừng quên lựa chọn một số loại nguồn đạt chuẩn 80 Plus đem lại hiệu suất chuyển đổi điện cao hơn!

Kiểm tra đầu cắm

Nếu kết nối với Card đồ họa rời, bạn cần phải có một số đầu cắm kết nối như: PCle 6 chân hoặc 8 chân hay dây dẫn 12 Volt Rail để cung cấp năng lượng cho Main, Card, ổ cứng…

PSU Cooler Master

Trên đây là bài viết tổng hợp liên quan đến công suất thực của nguồn máy tính, hiệu suất nguồn… Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!

Nguồn PC hot nhất 2021: Jetek JG Power Series Plus

Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Nguồn Công Suất Thực Và ảo