Công Tắc Nút Nhấn Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động - CTI Supply

Từ hệ thống điện dân dụng hay mạng lưới điện công nghiệp thì vai trò mà những thiết bị công tắc nút nhấn mang đến là không thể nào chối bỏ. Vậy bạn đã thực sự hiểu và biết được chi tiết về loại công tắc này có cấu tạo, nguyên lý hoạt động như thế nào hay chưa. Cùng CtiSupply tìm hiểu ngay những thông tin liên quan đến công tắc nút nhấn ngay trong bài viết chia sẻ bên dưới đây nhé.

Nội dung chính

Toggle
  • Công tắc nút nhấn là gì?
  • Cấu tạo công tắc nút ấn
  • Nguyên lý hoạt động
  • Các loại công tắc nút ấn phổ biến hiện nay
  • Ứng dụng
  • Cách thức lựa chọn thiết bị công tắc nút nhấn

Công tắc nút nhấn là gì?

Công tắc nút nhấn là một thiết bị, nút điều khiển được sử dụng nhằm thực hiện hoạt động chuyển đổi đóng/ ngắt cho các thiết bị điện tử khác nhau từ xa. Là loại công tắc khá đơn giản và thường được làm bằng vật liệu là nhựa hoặc kim loại. Kích thước nhỏ chỉ bằng một bàn tay hoặc ngón tay để dễ dàng thao tác sử dụng. Chức năng, công dụng chính mà công tắc này mang lại chính là đóng/ ngắt nguồn điện từ xa cho các thiết bị sử dụng điện trong hệ thống, góp phần giúp các thiết bị điện trong hệ thống vận hành ổn định.

Cách sử dụng thiết bị công tắc này chỉ bằng 1 ngón tay, độ bền bỉ cao có thể lên đến 1 triệu lần đóng ngắt không tải và 200 nghìn lần đóng ngắt có tải.

Công tắc nút nhấn là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Có rất nhiều sản phẩm nút ấn nhằm phục vụ nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau, tuy nhiên đều có chung một số đặc điểm như sau:

  • Có cấu tạo khá tương đồng nhau
  • Kích thước nút nhấn nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản, dễ dàng sử dụng
  • Có rất nhiều màu sắc khác nhau cho người dùng lựa chọn
  • Khi tác động vào nút ấn thì trạng thái của tiếp điểm sẽ có sự chuyển đổi, không tác động thì những tiếp điểm của nút ấn sẽ được trở về trạng thái ban đầu

Cấu tạo công tắc nút ấn

Cấu tạo của một công tắc nút ấn sẽ gồm có các phần như nút núm nhấn, hệ thống lò xo, các tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm động, tiếp điểm thường mở, trục dẫn hướng, ốc đấu dây và vỏ bảo vệ. Bộ truyền động sẽ đi qua toàn bộ công tắc và đi qua 1 xylanh mỏng ở dưới, còn bên trong sẽ là tiếp điểm động và lò xo.

Nguyên lý hoạt động

Khi người dùng nhấn vào nút công tắc thì sẽ tạo lực chạm lên tiếp điểm tĩnh làm trạng thái tiếp điểm trong nút nhấn thay đổi. Lúc này tác động đến hệ thống nguồn điện và các thiết bị điện khác. Tùy thuộc vào từng công tắc nút nhấn khác nhau mà sẽ nhấn và thả ngay, nhấn giữ nút hay nhấn liên tục

Nguyên lý hoạt động của công tắc nút nhấn

Các loại công tắc nút ấn phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thiết bị công tắc nút nhấn khác nhau và chúng sẽ được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí, yếu tố khác nhau như là trạng thái hoạt động, chức năng. Cụ thể:

Các loại công tắc nút ấn phổ biến hiện nay

  • Công tắc nút nhấn đơn: là loại nút nhấn chỉ có 1 trạng thái chức năng On/ Off.
  • Công tắc nút nhấn kép: là loại nút nhấn có 2 trạng thái hoạt động là On/Off.
  • Nút nhấn hở: có cấu tạo hở, sử dụng nhiều cho các phòng ốc, câu lạc bộ, khu vực hành lang,..
  • Nút nhấn kín: có cấu tạo kín, sử dụng nhiều trong các buồng máy tàu thủy.
  • Nút nhấn chống cháy nổ: dùng phổ biến ở các tàu dầu, hầm bơm, hầm mỏ,..
  • Nút nhất kín nước: sử dụng tốt cho những khu vực ngoài trời (tời quấn dây, điều khiển neo,..).
  • Nút nhấn có đèn báo và nút nhấn không đèn báo: là sản phẩm có kết cấu bên trong gắn thêm đèn hoặc không để nhận biết trạng thái thiết bị được điều khiển bởi công tắc nút nhấn.
  • Nút nhấn dựa theo số cặp tiếp điểm: được sử dụng cho những nhu cầu điều khiển thiết bị điện khác nhau.

Ứng dụng

Thiết bị công tắc nút nhấn nhờ những đặc điểm, công dụng mà chúng mang đến nên được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau từ ứng dụng công nghiệp (bật tắt hoạt động của các thiết bị điện, bảng điều khiển, tủ điện,..) hay dùng cho máy tính, điện thoại có nút bấm, các thiết bị gia dụng,..

Thông thường mọi người sẽ dựa theo màu sắc của công tắc nút nhấn để quy định nên sử dụng chúng cho mục đích gì. Như nút nhấn màu xanh thường dùng làm nút bật thiết bị, nút nhấn màu đỏ thường dùng cho các hoạt động tắt thiết bị, các nút nhấn có kích thước lớn màu đỏ thì thường sẽ mang tác dụng dừng khẩn cấp,.. Điều này giúp dễ phân biệt, hạn chế nhầm lẫn cho người sử dụng.

Ứng dụng của công tắc nút nhấn

Cách thức lựa chọn thiết bị công tắc nút nhấn

Để có thể lựa chọn được sản phẩm công tắc nút nhấn phù hợp cho nhu cầu sử dụng của bản thân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy hay công xưởng thì bạn cần phải hiểu và nắm rõ được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của loại công tắc nút nhấn đó. Lúc đã nắm rõ các thông tin này thì có thể nhanh chóng chọn được sản phẩm nút nhấn phù hợp. Cũng nên lựa chọn những đơn vị uy tín, có độ tin cậy và thương hiệu công tắc nút nhấn nổi tiếng để đảm bảo chất lượng, hạn chế hư hỏng, sửa chữa trong quá trình sử dụng về sau.

Hi vọng qua những thông tin về công tắc nút nhấn mà chúng tôi mang lại đã giúp bạn hiểu hơn về thiết bị này, biết được cách thức hoạt động và tính ứng dụng của chúng trong đời sống hiện nay. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết chia sẻ thông tin khác trên CtiSupply!

Từ khóa » Cấu Tạo Nút Nhấn Nhả Có đèn