Cộng Tác Viên (CTV) Là Gì? Các Công Việc Và Kỹ Năng Cần Có Của CTV

Cộng tác viên là vị trí việc làm khá phổ biến trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay và tại Tập Đoàn Thế Giới Di Động cũng đang mở tuyển rất nhiều vị trí Cộng tác viên. Bên cạnh đội ngũ nhân viên chính thức làm việc toàn thời gian thì những vị trí CTV được doanh nghiệp mở đơn nhằm thúc đẩy tiến độ cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ứng viên. Vậy Cộng tác viên là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

I. Cộng tác viên (CTV) là gì?

1. Khái niệm

CTV là viết tắt của “Cộng tác viên”(Collaborator) – là một vị trí không chính thức trong sơ đồ hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan. Đây là một chức danh dành cho những nhân viên làm việc tự do, không bị gò bó thời gian làm việc, không gian cũng như thị trường làm việc. Họ có thể cộng tác với nhiều doanh nghiệp, cá nhân cùng lúc miễn là đảm bảo đáp ứng KPI theo quy định.

Nghề CTV được coi là một nghề tay trái, nghề phụ và thời gian làm việc không phải gò bó, không gian và thị trường rất rộng. Thông thường, CTV sẽ được nhà tuyển dụng hướng dẫn cụ thể và giao cho khối lượng công việc cần đảm trách. Tùy vào tính chất công việc và trình độ chuyên môn, mỗi CTV sẽ được phân công khác nhau.

Tìm việc làm, tuyển dụng cộng tác viên, chăm sóc khách hàng có thể bạn quan tâm:

- Cộng tác viên Tổng Đài Bảo Hành Điện Máy Xanh

- Cộng tác viên Tổng Đài Bảo Hành Hãng

- Cộng Tác Viên Giao Hàng Lắp Đặt Điện Máy Xanh

- Việc làm thời vụ

II. Thuận lợi khi làm cộng tác viên

1. Tăng thu nhập:

Đối với những người có công việc ổn định, cộng tác viên được xem là việc làm thời vụ thêm hiệu quả giúp họ tăng thêm thu nhập hàng tháng. Còn đối với những sinh viên chưa ra trường hoặc người đang thất nghiệp, trở thành cộng tác viên là con đường ngắn và dễ dàng giúp họ chống lại mối lo về tài chính sinh hoạt.

2. Phát triển bản thân:

Bằng sự năng động, sáng tạo khi tham gia vào công việc, bạn sẽ ngày càng phát triển hơn các khả năng làm việc của mình, đây là một cơ hội giúp bạn trẻ có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường. 

3. Trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm:

Dù là nhân viên chính thức hay cộng tác viên, trong quá trình làm việc, bạn đều có thể học hỏi thêm nhiều điều mới, trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Quá trình trải nghiệm làm cộng tác viên sẽ có tác động tích cực đến kinh nghiệm làm việc của bạn sau này.

4. Tìm hiểu được nhiều công việc mới:

Nếu muốn khám phá công việc hoàn toàn mới so với trước đây thì cộng tác viên là lựa chọn khá hợp lý cho bạn. Bởi ở vị trí này hầu hết sẽ ít yêu cầu kinh nghiệm sẵn có nên dễ dàng ứng tuyển. Trải nghiệm mới ở công việc mới luôn đem lại hứng khởi làm việc và sự thích thú, là nguồn năng lượng mới cho tất cả chúng ta.

5. Tăng cơ hội làm việc tại các công ty lớn:

Ở một số công ty, những cộng tác viên hoàn thành công việc tốt và có biểu hiện tích cực sẽ được nhận làm nhân viên chính thức sau khoảng 6 tháng làm việc. Hơn nữa, nếu bạn chuyên tâm trau dồi bản thân, phát triển các mối quan hệ trong lúc làm cộng tác viên, con đường tiến thân vào cánh cửa các công ty lớn sau này cũng trở nên rộng mở hơn.

Cụ thể tại Tập đoàn Thế Giới Di Động, các vị trí CTV luôn có cơ hội được trở thành nhân viên chính thức nếu bạn hoàn thành công việc tốt và có định hướng gắn bó phát triển lâu dài.

III. Thách thức của nghề cộng tác viên

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng làm cộng tác viên cũng gặp nhiều khó khăn nhất định. Vậy hạn chế của công việc cộng tác viên là gì?

1. Khó khăn trong phân bổ thời gian:

Tuy không phải là một công việc chính thức nhưng khoảng thời gian bạn dành cho việc học tập hay các hoạt động khác chắc chắn bị rút ngắn. Đó là sự đánh đổi, là chi phí cơ hội chính vì thế, bạn phải phân chia thời gian hợp lý cho từng công việc nếu không muốn mình bị quá tải trong công việc.

2. Không có các chế độ như nhân viên chính thức:

Có thể nói hạn chế lớn nhất giữa một cộng tác viên so với nhân viên chính thức đó là không được hưởng các chế độ chính sách của công ty. Ví dụ như bạn sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm, số ngày nghỉ phép, lễ tết… Toàn bộ các chế độ này nếu muốn các bạn sẽ phải tự túc mà không có sự hỗ trợ từ công ty. Do đó, nhiều người cũng chỉ xem CTV là một công việc làm tạm thời.

3. Nguy cơ không được trả lương:

Đây là một thực trạng xảy ra rất nhiều hiện nay, nhất là với các bạn trẻ khi chưa có kinh nghiệm tìm việc làm. Theo đó, việc gặp phải các thông tin tuyển dụng tràn lan, làm việc hết mình nhưng cuối cùng lại không được trả lương là chuyện thường gặp. Chính vì thế mà các bạn cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng để chọn đơn vị uy tín, cộng tác làm việc.

4. Bị phân biệt với nhân viên chính thức:

Vì là CTV, thời gian làm việc ngắn, linh động xem như một lợi thế về thời gian thế nhưng lại hay bị các nhân viên chính thức xem thường, coi đó là không quan trọng, là chân chạy. Nhiều CTV khi đi làm bị các nhân viên chính thức bắt làm bất cứ công việc gì mặc dù công việc đó không được ghi trong hợp đồng, bạn sẽ phải làm nếu không muốn gặp rắc rối họ chủ ý gây ra. Hãy lưu ý để bảo vệ quyền lợi cá nhân của bản thân nhé.

5. Không nhận được việc đúng với khả năng:

Sẽ có những công việc cực kỳ hấp dẫn bạn (thời gian làm việc thoải mái, môi trường làm việc năng động, lương cao), nhưng nếu chỉ nhìn vào những lợi ích hấp dẫn đó mà không suy xét tới khả năng có hạn của mình, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng chán nản, áp lực, và không thể hoàn thành các yêu cầu của công việc mặc dù bạn dành nhiều thời gian cho nó.

6. Nhiều khả năng gặp phải đa cấp:

Các công ty đa cấp hoành hành ngày một nhiều và quy mô rộng lớn. Thống kê cho thấy hơn 1 nửa công việc cộng tác viên được tuyển dụng hiện nay là lừa đảo hoặc đa cấp. Nghĩa là, nếu bạn không có kinh nghiệm và không đủ sáng suốt để phân định, bạn sẽ bị lừa vào một công việc cộng tác viên khiến “tiền mất tật mang”.

IV. Đối tượng phù hợp công việc cộng tác viên

Thực tế, công việc của CTV tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề sẽ có sự khác nhau. Thường thì các tổ chức, doanh nghiệp sẽ phân chia CTV vào các bộ phận, làm việc dưới sự quản lý của các Trưởng nhóm. Nhiệm vụ hầu hết cũng sẽ tương tự như các nhân viên chính thức. Tuy nhiên, vì họ là những người làm việc mang tính chất tự do, cộng tác nên khối lượng công việc sẽ không quá lớn, tùy thuộc vào thời gian rảnh rỗi, nhu cầu, mong muốn của mỗi người.

V. Các công việc cộng tác viên thường gặp

1. Cộng tác viên Content Marketing

CTV Content Marketing chính là việc tạo ra các nội dung liên quan, hấp dẫn, thú vị và có giá trị để tiếp cận người dùng, thay đổi họ và thuyết phục họ lựa chọn mình, tin tưởng sản phẩm, dịch vụ hoặc đơn giản chỉ là tin vào lời mình nói. Đối với những người bán hàng, CTV Content Marketing là hoạt động để tìm kiếm, thuyết phục và giữ chân khách hàng.

Xem thêm: Content Marketing là gì? Cách viết bài Content Marketing thu hút

2. Cộng tác viên viết bài online

CTV viết bài bao gồm nhiều mảng như: Cộng tác viên viết bài SEO, cộng tác viên viết báo, cộng tác viên viết truyện/ hồi ký, cộng tác viên viết blog, cộng tác viên viết bài PR...

Xem thêm: SEO Content là gì? Cách xây dựng và tối ưu SEO Content hiệu quả

3. Cộng tác viên bán hàng

CTV bán hàng là làm các công việc hợp tác với một tổ chức của công ty, shop thời trang, cơ quan về các công việc cộng tác viên bán hàng online hoặc giới thiệu người mua cho các tổ chức, công ty tùy theo yêu cầu đã được đưa ra trước. Hầu hết các nghề cộng tác viên bán hàng online thường không yêu cầu trách nhiệm và nghĩa vụ vì phần lớn các nghề cộng tác viên bán hàng thường được hưởng theo doanh số và không yêu cầu vốn. Quyền lợi của cộng tác viên thường được các nhà tuyển dụng và cộng tác viên thỏa thuận trước khi làm việc.

4. Cộng tác viên dịch thuật

Công việc của cộng tác viên dịch thuật khá đa dạng và phải trải nghiệm nhiều vị trí khác nhau:

- Dịch và biên tập các tài liệu tiếng Anh, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc…chuyên ngành tùy theo yêu cầu của khách hàng và chuyên môn của cộng tác viên dịch thuật.

- Điều phối các loại tài liệu dịch thuật theo các thứ tiếng khác nhau.

- Đi phiên dịch ngắn ngày cho khách hàng có nhu cầu.

- Phụ trách dịch các ấn phẩm các loại tiếng.

- Viết lời giới thiệu hay thông tin tài liệu theo yêu cầu.

5. Cộng tác viên báo chí

Những yêu cầu cơ bản dành cho cộng tác viên viết báo:

- Có kỹ năng viết lách tốt, thành thạo khả năng phân tích, lập luận

- Nắm bắt nhanh chóng các thông tin, có kiến thức về mảng phụ trách

- Ứng viên nên có các công cụ phục vụ tốt cho công việc như máy tính, smartphone, máy ảnh...

Quyền lợi từ việc làm cộng tác viên viết bài báo:

- Nhuận bút chi trả cho mỗi một bài viết của cộng tác viên viết báo sẽ được quy định rõ ràng.

- Có thể trở thành cộng tác viên cho nhiều trang báo chỉ cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu của họ.

- Có cơ hội được rèn luyện về mặt tư duy, kiến thức.

6. Cộng tác viên ngân hàng

CTV ngân hàng thực chất là nhân viên phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, thông tin khách hàng. Đa số là các bạn sinh viên khoa ngân hàng hoặc quản trị kinh doanh của các trường Đại Học hoặc những bạn sinh viên khoa kinh tế, những người làm kinh tế, có thời gian rảnh và muốn kiếm thêm một khoản thu nhập cũng như kinh nghiệm thực tế để ứng tuyển vào một vị trí chính thức trong đó.

7. Cộng tác viên bất động sản

Với cộng tác viên đăng tin bất động sản, có 2 nhóm chính như sau:

- Đăng thông tin, hình ảnh về các dự án bất động sản do công ty bất động sản cung cấp lên các hội nhóm trên các mạng xã hội (Facebook, Zalo, Google+,…) và các trang rao vặt. Công việc này nhằm mục đích hỗ trợ cho nhân viên kinh doanh, giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và trên nhiều kênh hơn.

- Tìm kiếm và đăng thông tin về các dự án bất động sản (nhà, căn hộ, đất, mặt bằng,…) lên website của công ty. CTV đăng tin bất động sản ở nhóm này còn được gọi là CTV “săn” tin bất động sản.

VI. Kỹ năng cần có của một cộng tác viên

Trở thành một CTV không quá khó khăn, nhưng để đảm bảo làm việc tốt, chuyên nghiệp thì các bạn cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau:

1. Tuân thủ deadline đã cam kết

Dù bạn làm việc ở bất kỳ vị trí nào đi chăng nữa thì vấn đề thời gian cũng luôn phải đảm bảo. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà một cộng tác viên ưu tú cần nhớ chính là tuân thủ deadline. Hoàn thành đầy đủ và đúng hạn sẽ giúp bạn lấy được niềm tin, sự hài lòng từ nhà tuyển dụng. Nhờ đó, bạn có thể có được mức lương cao hơn hoặc được phân công công việc tốt hơn.

Xem thêm: Phương pháp rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả khi làm việc

2. Có trách nhiệm với công việc

Trong bất kỳ một công việc nào, một cá nhân làm sai, làm cẩu thả hay làm chậm trễ đều sẽ ảnh hướng đến tiến độ chung của công việc. Vì vậy, là cộng tác viên, bạn càng cần phải đề cao trách nhiệm với công việc. Hãy luôn đảm bảo chất lượng đối với những nhiệm vụ mà bạn được nhận.

3. Luôn có tinh thần cầu tiến và học hỏi

CTV cũng cần tinh thần học hỏi, cầu tiến. Điều này sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc sau này, là bước đệm quan trọng để phát triển sự nghiệp. Dù làm công việc này trong thời gian dài, đừng tỏ ra chán nản, hãy luôn học hỏi để có thêm kiến thức mới.

4. Xây dựng và mở rộng mối quan hệ

Thông qua các thành viên trong công ty hoặc thông qua nhiều công ty khác nhau, cộng tác viên nên mở rộng dần các mối quan hệ. Họ có thể hỗ trợ bạn khi gặp khó khăn trong công việc, cũng như khi tìm việc trong tương lai. Kỹ năng giao tiếp khéo léo sẽ giúp bạn có được những người bạn tích cực và tuyệt vời.

Xem thêm:

- Tuyển dụng Cộng Tác Viên PHÁT TRIỂN KINH DOANH SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

- [VIỆC LÀM ONLINE MÙA DỊCH] Tuyển dụng Cộng Tác Viên Comment Chat - Callcenter Bách Hóa XANH

- Việc làm thời vụ Bách Hóa Xanh (6 vị trí tuyển dụng)

Sau khi hiểu được đầy đủ thông tin cộng tác viên là gì, bạn có thể tham khảo các thông tin tuyển dụng tại Tập Đoàn Thế Giới Di động và cân nhắc vị trí cộng tác viên phù hợp với chính mình. Hy vọng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích cho các bạn. Hãy để lại bình luận nếu có thắc mắc và chia sẻ bài viết nhé.

Từ khóa » Ctv Bán Hàng Là Gì