Công Tác Xét Nghiệm Và Chẩn đoán HIV - Chi Tiết Tin Tức

1. NGUYÊN TẮC CUNG CẤP XÉT NGHIỆM HIV

Tuân thủ 5 nguyên tắc sau: Đồng thuận, Bảo mật, Tư vấn, Chính xác, Kết nối với dự phòng, chăm sóc và điều trị đối với mọi hình thức xét nghiệm HIV.

2. CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV

- Người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV: Nam quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma túy, người bán dâm, người chuyển giới…

- Người mắc bệnh lao; người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; người nhiễm vi rút viêm gan C;

- Người bệnh được khám lâm sàng và cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV.

- Phụ nữ mang thai.

- Vợ/chồng/con của người nhiễm HIV; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV.

- Bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao.

- Người trong cơ sở khép kín (phạm nhân, người cai nghiện…).

- Các trường hợp khác có nhu cầu.

3. CHẨN ĐOÁN NHIỄM HIV Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ TỪ 18 THÁNG TUỔI TRỞ LÊN

3.1. Nội dung

Chẩn đoán nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi được thực hiện theo hướng dẫn xét nghiệm HIV quốc gia. Mẫu xét nghiệm được coi là dương tính với HIV khi có phản ứng với cả ba loại sinh phẩm có nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Các nội dung cụ thể bao gồm:

- Cung cấp thông tin trước xét nghiệm.

- Lấy mẫu làm xét nghiệm HIV khi có sự đồng ý của khách hàng.

- Quy trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV theo hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV.

- Tư vấn và trả kết quả và kết nối các dịch vụ sau xét nghiệm.

3.2. Mô hình thực hiện

3.2.1. Tại cơ sở y tế

Xét nghiệm HIV được cung cấp tại cơ sở y tế do nhân viên y tế thực hiện.

3.2.2. Tại cộng đồng

Xét nghiệm HIV tại cộng đồng có thể do nhân viên phòng xét nghiệm thực hiện (xét nghiệm lưu động) hoặc người xét nghiệm không chuyên thực hiện.

3.2.3. Tự xét nghiệm HIV

Tự xét nghiệm HIV là xét nghiệm sàng lọc HIV trong đó người được xét nghiệm tự thực hiện tất cả các bước của việc xét nghiệm HIV bao gồm tự lấy mẫu, tự làm xét nghiệm HIV và tự đọc kết quả.

3.2.4. Tư vấn, hỗ trợ kết nối xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích chung và con đẻ của người nhiễm HIV

- Tư vấn cho người nhiễm HIV đang điều trị ARV hoặc mới được chẩn đoán nhiễm HIV về lợi ích của việc thông báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích, sự cần thiết của việc xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích và con đẻ của họ;

- Giới thiệu, hướng dẫn các hình thức và quy trình thông báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích chung với người nhiễm HIV;

- Trên cơ sở đồng thuận của người nhiễm HIV, nhân viên y tế hoặc người nhiễm HIV thông báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích chung, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích chung và con đẻ của họ.

4. CHẨN ĐOÁN SỚM NHIỄM HIV Ở TRẺ DƯỚI 18 THÁNG TUỔI

Thực hiện kỹ thuật phát hiện acid nucleic (nucleic acid test - NAT) để phát hiện DNA/RNA của HIV theo hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV để khẳng định nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.

Quy trình thực hiện theo Sơ đồ 1.

Sơ đồ 1: Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi.

1. Điều trị ARV ngay, đồng thời xét nghiệm NAT lại để khẳng định. Nếu xét nghiệm NAT lần 2 âm tính, làm xét nghiệm NAT lần 3.

2. Nguy cơ nhiễm HIV vẫn tiếp tục trong thời gian bú mẹ. Trẻ cần được theo dõi tiếp tục và làm xét nghiệm kháng thể kháng HIV khi đủ 18 tháng tuổi.

3. Trường hợp trẻ trên 18 tháng tuổi và tiếp tục bú mẹ thì xét nghiệm kháng thể kháng HIV sau khi trẻ ngừng bú mẹ ít nhất 03 tháng. Trường hợp trẻ ngừng bú mẹ trước 18 tháng tuổi thì xét nghiệm kháng thể kháng HIV lúc trẻ đủ 18 tháng tuổi và đã ngừng bú mẹ được ít nhất 3 tháng.

4.1. Đối tượng xét nghiệm

- Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;

- Trẻ không rõ tình trạng nhiễm HIV của mẹ nhưng có triệu chứng nghi ngờ bệnh HIV và/hoặc có kháng thể kháng HIV dương tính.

4.2. Thời điểm chỉ định xét nghiệm

4.2.1. Trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV

a) Trẻ từ 0 - 2 ngày tuổi: Chỉ định xét nghiệm NAT cho trẻ khi:

- Tải lượng HIV của mẹ trước khi sinh ≥ 1000 bản sao/ml, hoặc

- Trẻ được điều trị dự phòng bằng phác đồ 3 thuốc AZT/3TC/NVP. Lấy máu xét nghiệm trước khi cho trẻ uống thuốc.

- Không thuộc hai chỉ định trên nhưng cơ sở y tế có đủ điều kiện để xét nghiệm cho trẻ.

b) Trẻ từ 4 - 6 tuần tuổi hoặc ngay sau đó càng sớm càng tốt, bao gồm trẻ có xét nghiệm NAT lúc sinh âm tính.

c) Trẻ đủ 9 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm NAT âm tính trước đó không phụ thuộc tình trạng trẻ bú mẹ hoặc không.

d) Bất kỳ khi nào trẻ có triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV.

4.2.2. Trẻ sinh ra từ mẹ không rõ tình trạng nhiễm HIV

a) Trẻ không có triệu chứng nghi nhiễm HIV

- Xét nghiệm HIV cho mẹ. Nếu mẹ có xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thì xét nghiệm NAT cho con và điều trị ARV cho mẹ.

- Khi không xác định được tình trạng nhiễm HIV của mẹ thì xét nghiệm kháng thể kháng HIV cho trẻ. Nếu xét nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính, làm xét nghiệm NAT cho trẻ. Nếu xét nghiệm kháng thể kháng HIV âm tính, tiếp tục theo dõi trẻ. Nếu trẻ có triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV, làm xét nghiệm NAT.

b) Trẻ có triệu chứng nghi nhiễm HIV

- Xét nghiệm HIV cho mẹ, nếu mẹ có xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thì xét nghiệm NAT cho con và điều trị ARV cho mẹ.

- Khi không xác định được tình trạng HIV của mẹ, xét nghiệm NAT cho con không phụ thuộc kết quả xét nghiệm của con có kháng thể HIV dương tính hay âm tính.

Lưu ý:

- Trường hợp kết quả NAT lần 1 không xác định: XN NAT lại trên mẫu bệnh phẩm cũ, nếu kết quả vẫn không xác định, lấy mẫu bệnh phẩm mới và xét nghiệm NAT lại trong vòng 4 tuần.

- Trường hợp trẻ từ dưới 18 tháng tuổi có biểu hiện lâm sàng của bệnh HIV tiến triển và có xét nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính: có thể điều trị ARV ngay trong khi chờ xét nghiệm NAT. Ngừng điều trị ARV khi trẻ được xác định không nhiễm HIV.

4.3. Quy trình thực hiện xét nghiệm tại cơ sở điều trị

4.3.1. Cung cấp thông tin trước xét nghiệm cho mẹ/người chăm sóc trẻ

- Lợi ích của chẩn đoán sớm nhiễm HIV;

- Thông tin liên quan đến xét nghiệm chẩn đoán sớm: lấy mẫu, số lần xét nghiệm và thời gian trả kết quả xét nghiệm;

- Khẳng định về tính bảo mật của xét nghiệm.

4.3.2. Lấy mẫu máu xét nghiệm PCR

- Mẫu sử dụng giọt máu khô (DBS - Dried Blood Spot) trên giấy thấm hoặc máu toàn phần chống đông bằng EDTA (Ethylene Diamine Tetra Acetic).

- Quy trình lấy máu, đóng gói, vận chuyển, tiếp nhận mẫu giọt máu khô và/hoặc máu toàn phần thực hiện theo các quy định tại Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV.

4.4. Xử trí khi có kết quả xét nghiệm NAT

4.4.1. Đối với xét nghiệm NAT tại thời điểm trẻ từ 0 - 2 ngày tuổi

NAT dương tính

- Trẻ nhiễm HIV.

- Tư vấn cho mẹ và người chăm sóc về kết quả xét nghiệm. Điều trị ARV ngay đồng thời lấy mẫu làm lại xét nghiệm NAT để khẳng định tình trạng nhiễm HIV. Điều trị ARV ngay không đợi kết quả NAT lần 2.

NAT âm tính

- Chưa khẳng định tình trạng nhiễm HIV của trẻ.

- Tư vấn cho người chăm sóc về kết quả xét nghiệm. Trẻ tiếp tục điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV.

- Xét nghiệm lại NAT lúc 4-6 tuần tuổi hoặc sau đó càng sớm càng tốt.

4.4.2. Đối với xét nghiệm NAT tại thời điểm trẻ từ 4-6 tuần đến dưới 9 tháng tuổi

NAT dương tính

- Trẻ nhiễm HIV.

- Tư vấn cho người chăm sóc trẻ về kết quả xét nghiệm. Điều trị ARV ngay đồng thời lấy mẫu làm lại xét nghiệm NAT để khẳng định tình trạng nhiễm HIV.

NAT âm tính

- Chưa khẳng định tình trạng nhiễm HIV của trẻ.

- Tiếp tục theo dõi lâm sàng định kỳ 1 đến 3 tháng/lần, xét nghiệm NAT khi đủ 9 tháng tuổi không phụ thuộc việc trẻ bú mẹ hoặc không bú mẹ.

- Trường hợp trong quá trình theo dõi nếu trẻ có triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV, cần làm ngay xét nghiệm NAT.

4.4.3. Đối với xét nghiệm NAT tại thời điểm trẻ 9 tháng tuổi

NAT dương tính

- Trẻ nhiễm HIV.

- Tư vấn cho người chăm sóc trẻ về kết quả xét nghiệm. Điều trị ARV ngay đồng thời lấy mẫu làm lại xét nghiệm NAT để khẳng định tình trạng nhiễm HIV.

NAT âm tính

a) Trẻ không bú mẹ hoặc đã ngừng bú mẹ trên 03 tháng:

- Trẻ không nhiễm HIV.

- Tư vấn cho mẹ/người chăm sóc về kết quả xét nghiệm và các biện pháp dự phòng tránh lây nhiễm HIV cho trẻ.

b) Trẻ đang bú mẹ hoặc ngừng bú mẹ chưa đủ 03 tháng

- Chưa khẳng định tình trạng nhiễm HIV của trẻ.

- Tư vấn cho mẹ/người chăm sóc về kết quả xét nghiệm.

- Tiếp tục theo dõi lâm sàng định kỳ 1 đến 3 tháng/lần.

- Trường hợp trẻ ngừng bú mẹ trước 18 tháng tuổi thì xét nghiệm kháng thể kháng HIV khi trẻ đủ 18 tháng tuổi và đã ngừng bú mẹ ít nhất 03 tháng. Trường hợp trẻ trên 18 tháng tuổi và tiếp tục bú mẹ thì xét nghiệm kháng thể kháng HIV sau khi trẻ ngừng bú mẹ ít nhất 03 tháng. Trường hợp:

+ Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng HIV âm tính: Trẻ không nhiễm HIV

+ Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính: Trẻ nhiễm HIV

4.4.4. Xử trí khi kết quả xét nghiệm NAT không đồng nhất và trẻ đang bú mẹ

Xử trí tình trạng này thực hiện theo Sơ đồ 2, cụ thể như sau:

- Nếu NAT lần đầu (NAT 1) dương tính và NAT lần 2 (NAT 2) âm tính: tiếp tục điều trị ARV và làm lại XN NAT lần thứ ba (NAT 3).

- Nếu NAT 3 âm tính và trẻ không có dấu hiệu của bệnh nhiễm HIV thì ngừng điều trị ARV, tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 8 tháng kể từ thời điểm ngừng điều trị ARV. Cụ thể như sau:

+) Nếu trẻ ngừng bú mẹ sau thời điểm 8 tháng: Xét nghiệm NAT theo các mốc thời gian như trên và làm xét nghiệm kháng thể kháng HIV sau khi trẻ ngừng bú mẹ 03 tháng (tình huống a).

+) Nếu trẻ ngừng bú mẹ trước thời điểm 8 tháng: Xét nghiệm NAT tại các thời điểm 4 tuần, 4 tháng, 8 tháng kể từ khi ngừng điều trị ARV hoặc khi trẻ có triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV (tình huống b).

Sơ đồ 2. Xử trí khi kết quả xét nghiệm NAT không đồng nhất

5. KẾT NỐI CHUYỂN GỬI

Cơ sở xét nghiệm kết nối, chuyển gửi người được xét nghiệm HIV đến các cơ sở cung cấp dịch vụ phù hợp với tình trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ của họ.

Việc kết nối, chuyển gửi thực hiện theo Sơ đồ 3.

Sơ đồ 3: Kết nối chuyển gửi xét nghiệm, chăm sóc, điều trị và dự phòng HIV.

5.1. Kết nối khách hàng có hành vi nguy cơ đến dịch vụ xét nghiệm HIV

Tiếp cận nhóm nguy cơ cao thông qua người nhiễm HIV, nhóm đồng đẳng, nhân viên y tế xã phường thôn bản hoặc qua mạng xã hội để tư vấn về lợi ích xét nghiệm HIV và chuyển gửi đến dịch vụ xét nghiệm HIV phù hợp.

5.2. Chuyển gửi người được xét nghiệm HIV đến các dịch vụ phù hợp

5.2.1. Đối với người có kết quả xét nghiệm HIV âm tính

- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP);

- Tư vấn tình dục an toàn; sử dụng bao cao su, chất bôi trơn; sàng lọc lạm dụng nghiện chất, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, cung cấp bơm kim tiêm.

- Xét nghiệm lại HIV định kỳ 3-6 tháng/lần đối với các trường hợp có hành vi nguy cơ tiếp diễn.

5.2.2. Đối với người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính

Chuyển gửi đến cơ sở điều trị ARV sớm nhất có thể.

5.3. Theo dõi sau chuyển gửi

Cơ sở chuyển đi liên hệ với cơ sở chuyển đến thông qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử, phiếu phản hồi hoặc phối hợp với đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS hoặc nhóm tiếp cận cộng đồng, tiếp cận với người nhiễm để hỗ trợ điều trị ARV sớm.

6. CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG VÀ MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI NHIỄM HIV

Chẩn đoán giai đoạn lâm sàng ở người nhiễm HIV thực hiện theo Phụ lục1.

Phân loại miễn dịch ở trẻ nhiễm HIV thực hiện theo bảng 1.

Bảng 1. Phân loại miễn dịch ở trẻ nhiễm HIV

Suy giảm miễn dịch liên quan đến HIV

Tỷ lệ % tế bào CD4 (hoặc số lượng tế bào CD4/mm3)

≤ 11 tháng

12- 35 tháng

36 - 59 tháng

≥ 5 tuổi

Không suy giảm

>35 %

>30 %

>25 %

> 500 tế bào/mm3

Suy giảm nhẹ

30-35 %

25-30 %

20-25 %

350 - 499 TB/mm3

Suy giảm tiến triển

25-29 %

20-24 %

15-19 %

200 - 349 TB/mm3

Suy giảm nặng

<25 % hoặc

<1500 TB/mm3

<20% hoặc

<750 TB/ mm3

<15 %

<350 TB/mm3

<15% hoặc

< 200 TB/mm3

Bệnh HIV tiến triển

- Đối với người lớn và trẻ nhiễm HIV ≥ 5 tuổi: khi CD4 < 200 tế bào/mm3 hoặc người bệnh ở giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4;

- Đối với trẻ nhiễm HIV < 5 tuổi: tất cả đều được coi là bệnh HIV tiến triển.

Chi tiết xem tại đây

Từ khóa » Các Loại Test Hiv