Cổng Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên

Cổng thông tin tuyển sinh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
  • Trang chủ
  • Thông tin tuyển sinh
    • Ngành đào tạo
      • Ngành đào tạo Đại học chính quy
      • Chương trình đào tạo theo đề án
        • Chương trình theo đề án khoa CNTT
        • Chương trình theo đề án khoa Hóa học
        • Chương trình theo đề án khoa Sinh học và CNSH
        • Chương trình theo đề án khoa Điện tử Viễn thông
      • Chương trình đào tạo từ xa
      • Chương trình cử nhân quốc tế ITEC
    • Phương thức tuyển sinh và chỉ tiêu, học phí
      • Tuyển thẳng & UTXT (Bộ GD&ĐT)
    • Chương trình đào tạo
    • Điểm chuẩn hàng năm
    • Các văn bản liên quan
  • Thông tin nhập học
  • Câu hỏi thường gặp
  • Liên hệ
Image
  • Giới thiệu chung
  • Chuẩn đầu ra
  • Khung chương trình đào tạo
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Học phí, học bổng và môi trường học
  • Hoạt động sinh viên
  • Đánh giá của nhà tuyển dụng
  • Điểm chuẩn các năm
  • Những tố chất cần thiết
Image

Hải dương học là một nhánh của các Khoa học về Trái Đất nghiên cứu về đại dương. Hải dương bao gồm nhiều chủ đề như sinh vật biển và động học sinh thái; hải lưu, sóng biển, và động lực chất lỏng; kiến tạo mảng và địa chất đáy biển; và thông lượng của nhiều chất hóa học và tính chất vật lý trong đại dương và các ranh giới mà nó vận chuyển qua. Những nội dung này phản ảnh mối liên hệ đa ngành mà các nhà hải dương học cần kết hợp nhiều kiến thức về đại dương và có sự hiểu biết về các quá trình diễn ra bên trong nó như: sinh học, hóa học, địa chất học, khí tượng học, và vật lý học cũng như địa lý.

Các nhà hải dương học thực hiện các nghiên cứu về đại dương. Họ nghiên cứu về các nguồn tài nguyên, các loại đất và các tầng đất cát, quần thể động vật và thực vật. Mục đích của họ rất đa dạng: nghiên cứu về nguồn gốc sự sống, phòng chống động đất, tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh...

Công việc của một nhà hải dương học liên quan đến nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng. Họ tập trung vào môi trường ven biển bằng cách quan sát và giám sát sự ô nhiễm hóa chất. Họ quản lý tài nguyên liên quan việc đánh bắt cá và nghiên cứu hệ sinh thái hoặc phân phối các loài trong vùng biển. Nhà hải dương học làm nghiên cứu về lĩnh vực dầu mỏ và đảm bảo rằng các hình thái dưới biển được bảo tồn. Cuối cùng, sự phát triển ngày càng tăng của các liệu pháp biển cho phép các nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu về đại dương nhằm phục vụ cho mục đích y tế, dược học.

Đây là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường, phục vụ trực tiếp cho  các lĩnh vực: giao thông vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, kinh tế - sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng hải văn cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển.

Ngành Hải dương – Khí tượng – Thủy văn với mục tiêu của ngành Hải dương, Khí tượng và Thủy văn nhằm đào tạo sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản về Khoa học Trái đất và có đủ các kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết về Hải dương, Khí tượng và Thủy văn. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền cơ bản và chuyên sâu về các quá trình vật lý, hóa học, động lực học, sinh học xảy ra ở khí quyển, mặt đất và đại dương; các kiến thức và kỹ năng về khảo sát, tính toán,dự báo, đánh giá và phân tích các quá trình động học cũng như các biến động môi trường và mức độ ô nhiễm trong môi trường nước và không khí.Sinh viên tốt nghiệp các ngành trong Khoa Vật Lý – Vật Lý Kỹ Thuật đáp ứng được các yêu cầu như sau:
  • Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về vật lý, toán học, kỹ năng lập trình.
  • Có kỹ năng làm việc độc lập, chủ động, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách logic, sáng tạo, kỹ năng lãnh đạo, có khả năng cạnh tranh trong môi trường làm việc trong nước cũng như trên thị trường lao động toàn cầu.
  • Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và đọc hiểu tài liệu chuyên ngành.
  • Có kỹ năng học tập suốt đời và nghiên cứu khoa học.
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ngành Hải dương – Khí tượng – Thủy Văn – Mã ngành: 7440228 Chỉ tiêu tuyển sinh: 80 Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, B00, D07
  • Hải Dương: Thủy động lực học về sóng, dòng chảy, chuyển động trầm tích trong rừng ngập mặn.
  • Khí tượng: Dự báo sạt lở đất, ngập lụt do mưa vùng đồi, núi.
  • Thủy văn: Dự báo về dòng chảy, triều cường
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các lãnh vực:
  • Các Viện, Trung tâm: Viện khí tượng Thuỷ văn, Viện Hải dương học, Viện địa chất, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia…
  • Tổng cục khí tượng thuỷ văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.
  • Các phòng chức năng: Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên nước, Quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường tỉnh, thành phố trên cả nước.
  • Các công ty thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường thuỷ như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông…
  • Giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo về ngành Hải dương học và khí tượng thuỷ văn.

Học phí: theo quy định chương trình đại trà của trường ĐH KHTN TPHCM

Học bổng:

  • Các học bổng do các doanh nghiệp trao cho các sinh viên học khá giỏi.
  • Các học bổng từ quỹ cựu sinh viên dành cho các sinh viên học khá giỏi và có hoàn cảnh khó khăn.
  • Các học bổng toàn phần đi du học, học tiếp sau đại học các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan …
Bên cạnh kiến thức học tập, kỹ năng và thái độ của sinh viên Khoa Vật lý – Vật Lý Kỹ Thuật cũng được cung cấp qua các hoạt động tư vấn học tập, huấn luyện kỹ năng cá nhân, các hoạt động ngoại khóa và các hỗ trợ khác từ trung tâm hỗ trợ sinh viên, đoàn thanh niên và hội sinh viên. -  Cố vấn học tập Có bộ phận cố vấn học tập và truyền thông của Khoa để tiếp cận và hỗ trợ sinh viên về quy chế, quy định trường học, kế hoạch học tập, đăng ký học phần và đăng ký chuyên ngành, điều kiện tốt nghiệp, định hướng nghề nghiệp, và các vấn đề khác. Các hoạt động của nhóm tư vấn học tập là thông tin cho sinh viên qua email, website, tiếp xúc trực tiếp hoặc truyền đạt đến lớp trưởng. -  Đoàn thanh niên – hội sinh viên Hai tổ chức này luôn hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập tại trường. Sinh viên có thể tham gia nhiều hoạt động về học thuật và ngoại khóa, hoạt động thể dục thể thao. Tham gia các hội diễn văn nghệ, các phong trào thiện nguyện, mùa hè xanh. Các câu lạc bộ về học thuật và hội nghị Khoa học:             Sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ học thuật như CLB về vật lý NES, CLB về tiếng Anh, CLB thiên văn ...             Hàng năm sinh viên có thể tham gia các cuộc thi về học thuật như Bigbang, Poisedon ... Đặc biệt sinh viên có thể cùng tham gia với thầy cô báo cáo trong các hội nghị khoa học chuyên đề cấp trường và toàn quốc. - Tuần lễ hướng dẫn sinh viên Khi vừa được tuyển vào Khoa, tuần lễ đầu tiên các sinh viên sẽ được nhà trường và phòng công tác sinh viên hướng dẫn các quy định của Trường, cách sử dụng thư viện, KTX, bảo hiểm y tế,… Khoa cũng tổ chức tiếp đón, giới thiệu và giải thích các thắc mắc của sinh viên. Sau ba học kỳ, Khoa tổ chức buổi giới thiệu chuyên ngành cho sinh viên có sự chọn lựa đúng đắn ngành mà mình sẽ theo học. - Thông tin thị trường lao động Các sinh viên chuyên ngành năm 3, 4 được các bộ môn tổ chức các chuyến đi thực tập thực tế, tham quan các Viện, Trung tâm, công ty và xí nghiệp liên quan. Gửi sinh viên đi thực tập làm khóa luận tốt nghiệp tại các Viện, Trung tâm, công ty và xí nghiệp, từ đó giúp sinh viên dễ dàng kết nối việc làm với các Viện, Trung tâm, công ty và xí nghiệp sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, Trường còn tổ chức các ngày hội việc làm cho sinh viên tiếp cận với nhu cầu việc làm của thị trường.

Chất lượng đào tạo được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Khoa luôn làm bảng khảo sát và ghi nhận ý kiến phản hồi hàng năm về chất lượng đào tạo đối từ các nhà tuyển dụng từ doanh nghiệp, viện, trường đại học trong và ngoài nước, các cựu sinh viên, thầy cô … Từ đó cập nhật và điều chỉnh chương trình đào tạo.

Mã ngành: 7440228Chỉ tiêu: 50

2 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN NHIỀU NHẤT:

1. Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. - điểm chuẩn 2019: 615 điểm- điểm chuẩn 2020: 602 điểm

2. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt ngiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu - điểm chuẩn 2019: 16.15 điểm - điểm chuẩn 2020: 17.00 điểmvới tổ hợp xét tuyển:

Toán - Hóa - Lý (A00)Sinh - Toán - Hóa (B00)Lý - Toán - Tiếng Anh (A01)Hóa - Toán - Tiếng Anh (D07)https://oceanology.hcmus.edu.vn/

Học ngành hải dương học cần những tố chất gì?

Một số tố chất cần có của nghề Hải dương học:- Đam mê về Hải dương, Khí tượng, Thủy văn, chịu cực, chịu khó.   – Thích tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên   – Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo   – Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học   – Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích   – Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu   – Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ   – Thích đọc sách, tìm hiểu các kiến thức mới   – Thích chơi giải đố, giải ô chữ và các trò chơi trí tuệ   – Học tốt các môn tự nhiênImage
  • Trang chủ
  • Thông tin tuyển sinh
    • Ngành đào tạo
      • Ngành đào tạo Đại học chính quy
      • Chương trình đào tạo theo đề án
        • Chương trình theo đề án khoa CNTT
        • Chương trình theo đề án khoa Hóa học
        • Chương trình theo đề án khoa Sinh học và CNSH
        • Chương trình theo đề án khoa Điện tử Viễn thông
      • Chương trình đào tạo từ xa
      • Chương trình cử nhân quốc tế ITEC
    • Phương thức tuyển sinh và chỉ tiêu, học phí
      • Tuyển thẳng & UTXT (Bộ GD&ĐT)
    • Chương trình đào tạo
    • Điểm chuẩn hàng năm
    • Các văn bản liên quan
  • Thông tin nhập học
  • Câu hỏi thường gặp
  • Liên hệ

Từ khóa » Thủy Văn Hải Dương Học Là Gì