Công Thức Cách Tính đường Chéo Trong Hình Bình Hành - Kèm Lời Giải

Công thức cách tính đường chéo trong hình bình hành là một trong những công thức khá phổ biến trong quá trình áp dụng bài tập hình học. Để hiểu rõ hơn về nền tảng cơ bản cho những bài tập liên quan đến đường chéo hình bình hành này mọi người cùng dapanchuan.com nhà tớ theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!

Tóm tắt

Toggle
  • Lý thuyết chúng về hình bình hành
    • Hình bình hành là gì?
    • Tính chất của hình bình hành
    • Đường chéo hình bình hành là gì?
    • Đặc điểm đường chéo của hình bình hành
  • Công thức cách tính đường chéo trong hình bình hành
  • Dấu hiệu nhận biết hình bình hành

Lý thuyết chúng về hình bình hành

Hình bình hành là gì?

Hình bình hành trong hình học Euclid được định nghĩa là một tứ giác được tạo thành khi hai cặp đường thẳng song song cắt nhau. Nó là một hình dạng đặc biệt của hình thang.

Hình bình hành

Đặc biệt, trong không gian 3 chiều, khối tương đương với hình bình hành là một hình khối lục diện.

Tính chất của hình bình hành

Trong một hình bình hành, nó có những tính chất sau đây:

+Các cạnh đối song song và bằng nhau

+Các góc đối bằng nhau

+Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

Đường chéo hình bình hành là gì?

Đường chéo hình bình hành là đường nối các đỉnh đối diện lại với nhau. Độ dài hai đường chéo của hình bình hành khồn bằng nhau và không vuông góc với nhau. Tuy nhiên, hai đường chéo của hình bình hành lại cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Đặc điểm đường chéo của hình bình hành

Trong hình bình hành, đường chéo tồn tại những đặc điểm sau đây:

+Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

+Hai đương chéo không vuông góc vfa không bằng nhau

+Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật

+Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi

Công thức cách tính đường chéo trong hình bình hành

Công thức tính đường chéo hình bình hành được tính bằng căn bậc 2 của bình phương độ dài các cạnh trừ 2 nhân độ dài các cạnh nhân cos các góc được tạo bởi hai cạnh kề nhau.

cong thuc tinh duong cheo hinh binh hanh 5
công thức đường chéo hình bình hành

Trong đó, các kí hiệu biểu thị cho:

+D1,2 gọi là các đường chéo của hình bình hành

+a, b lần lượt là độ dài các cạnh của hình bình hành

+α1, α2 lần lượt là các góc được tạo bởi hai cạnh kế nhau của hình bình hành

+Trong đó, α1 + α2 = 180ο

Dấu hiệu nhận biết hình bình hành

Trong mỗi đề bài, đôi khi người ta sẽ không lý giải và cho sẵn một hình hình bình hành mà phải chứng minh đó là hình bình hành sau đó mói đi tìm đường chéo. Chính vì thế mà dấu hiệu nhận biết về hình bình hành là một trong những kiến thức không thể thiếu, mọi người nắm kỹ kiến thức ngay sau đây nhé.

Hình bình hành là một tứ giác đặc biệt:

+Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành

+Tứ giác có một cặp cạnh đối diện vừa song song vừa bằng nhau là hình bình hành

+Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành

+Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành

Hình bình hành là một hình thang đặc biệt:

+Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành

+Hình tháng có hai cạnh bên song song với nhau là hình bình hành

Trên đây là toàn bộ kiến thức về Công thức cách tính đường chéo trong hình bình hành dành đến bạn đọc. Mọi người cần nắm rõ công thức để áp dụng vào bài tập một cách nhanh chóng và chính xác nhật. Hi vọng các bạn sẽ thấy hình học thật dễ và thú vị hơn sau những đáp án mà nhà tớ đưa ra. Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!

Tham khảo thêm:
  1. Đường trung tuyến là gì? Tính chất, công thức, chứng minh, cách vẽ
  2. Đạt được Hạnh phúc Thực sự và Thành công Tài chính: Hướng dẫn Toàn diện
  3. Công thức Tính đường cao trong tam giác vuông cân chuẩn nhất 2023
  4. Công thức cách tính đường chéo trong hình lập phương – kèm lời giải
  5. Công thức cách tính đường chéo trong hình chữ nhật – kèm lời giải
  6. Công thức cách tính đường cao trong tam giác vuông – kèm lời giải
  7. Công thức cách tính đường chéo trong hình thoi – kèm lời giải
  8. Công thức cách tính đường cao trong tam giác đều – kèm lời giải
  9. Công thức cách tính đường chéo trong hình vuông – kèm lời giải
  10. Công thức tính diện tích tam giác trong Oxyz
  11. Công thức tính diện tích hình vành khăn chuẩn dễ hiểu nhất
  12. Công thức tính chu vi, diện tích đáy hình trụ chuẩn nhất

Từ khóa » Tính Chất Hai đường Chéo Của Hình Bình Hành