Công Thức Cảm ứng Từ - Vật Lí 11

Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích của cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đó.

Vậy công thức tính từ trường như thế nào? Đơn vị cảm ứng từ là gì? Công thức cảm ứng từ được áp dụng trong các trường hợp nào? Mời các bạn lớp 11 cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Công thức Cảm ứng từ

  • 1. Cảm ứng từ là gì?
  • 2. Vec tơ của cảm ứng từ
  • 3. Công thức tính cảm ứng từ
  • 4. Đơn vị cảm ứng từ
  • 5. Bài tập tính cảm ứng từ

1. Cảm ứng từ là gì?

Cảm ứng từ được ký hiệu bằng B là một đại lượng vật lý có hướng tại một điểm trong từ trường, đặc trùng cho độ mạnh yếu của từ trường, hướng của từ trường và tác dụng của lực từ. Chúng được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện được đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó.

2. Vec tơ của cảm ứng từ

Vec tơ của cảm ứng từ tại một điểm có ký hiệu là B→ có phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó. Có chiều từ cực nam sang cực bắc của nam châm tại điểm đó.

3. Công thức tính cảm ứng từ

B\ =\ \frac{F}{I.l}\(B\ =\ \frac{F}{I.l}\)

Trong đó:

  • B: cảm ứng từ
  • F: lực từ
  • I: cường độ dòng điện chạy qua dây
  • l: chiều dài dây

4. Đơn vị cảm ứng từ

Cảm ứng từ có đơn vị ký hiệu là T (Tesla) được đặt từ năm 1960 theo tên của nhà bác học Nikola Tesla.

1T là độ lớn của cảm ứng từ của vòng dây dẫn kín có diện tích mặt phẳng chắn được bên trong là 1m vuông. Khi từ thông giảm xuống 0 trong 1s thì sẽ gây ra suất điện động 1 vôn.

1 T=1 \frac{\mathrm{Vs}}{\mathrm{m}^{2}}=1 \frac{\mathrm{N}}{\mathrm{Am}}=1 \frac{\mathrm{Nb}}{\mathrm{m}^{2}}=1 \frac{\mathrm{kg}}{\mathrm{As}^{2}}\(1 T=1 \frac{\mathrm{Vs}}{\mathrm{m}^{2}}=1 \frac{\mathrm{N}}{\mathrm{Am}}=1 \frac{\mathrm{Nb}}{\mathrm{m}^{2}}=1 \frac{\mathrm{kg}}{\mathrm{As}^{2}}\)

Đơn vị T(Tesla) có thể quy đổi ra như sau:

\begin{aligned}  &1 \mathrm{Gs}=10^{-4} \mathrm{~T} \\  &1 \gamma=10^{-9} \mathrm{~T}=1 \mathrm{nT}  \end{aligned}\(\begin{aligned} &1 \mathrm{Gs}=10^{-4} \mathrm{~T} \\ &1 \gamma=10^{-9} \mathrm{~T}=1 \mathrm{nT} \end{aligned}\)

Trong đó:

  • Gs: đơn vị trong vật lý lý thuyết.
  • γ: Vật lý địa.

5. Bài tập tính cảm ứng từ

Bài 1: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của 2 dòng điện ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng điện I1 8 (cm). Cảm ứng từ tại M có độ lớn là bao nhiêu ?

Bài 2: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I 1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I 2 = 1 (A) ngược chiều với I 1 . Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn và chiều như thế nào?

Từ khóa » Công Thức Cảm ứng điện Từ B