Công Thức Cấu Tạo Của Saccarozo Là Gì? - TopLoigiai

Mục lục nội dung I. Cấu trúc phân tửII. Đường Saccarozo là gì ?III. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiênIV. Tính chất hóa họcV. Ứng dụng và sản xuất

I. Cấu trúc phân tử

    - Công thức phân tử: C12H22O11

    - Công thức cấu tạo: hình thành nhờ 1 gốc α - glucozơ và 1 gốc β - fructozơ bằng liên kết 1,2-glicozit:

[CHUẨN NHẤT] Công thức cấu tạo của Saccarozo

    - Trong phân tử saccaozơ gốc α – glucozơ và gốc β – fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1 – O – C2)

    - Nhóm OH – hemiaxetal không còn nên saccarozơ không thể mở vòng tạo nhóm –CHO

* Cách xác định cấu trúc phân tử

Xác định cấu trúc phân tử saccarozơ căn cứ vào các dữ kiện thí nghiệm sau:

 - Dung dịch saccarozơ hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ trong phân tử saccarozơ có nhiều nhóm -OH gần nhau.

 - Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng bạc, không bị oxi hóa bởi nước brom, chứng tỏ phân tử saccarozơ không có nhóm -CH=O - Đun nóng dung dịch saccarozơ có mặt axit vô cơ làm xúc tác, ta đun saccarozơ và fructozơCác dữ kiện thực nghiệm khác cho phép xác định được trong phân tử saccarozơ gốc α-glucozơ và gốc β-fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. Liên kết này thuộc loại liên kết glicozit. Vậy cấu trúc phân tử saccarozơ được biểu diễn như sau:

 

[CHUẨN NHẤT] Công thức cấu tạo của Saccarozo (ảnh 2)

II. Đường Saccarozo là gì ?

Saccarose còn được gọi với nhiều tên như đường kính (đường có độ tinh khiết cao), đường ăn, đường cát, đường trắng, đường nâu (đường có lẫn tạp chất màu), đường mía (đường trong thân cây mía), đường phèn (đường ở dạng kết tinh), đường củ cải (đường trong củ cải đường), đường thốt nốt (đường trong cây thốt nốt) hay một cách đơn giản là đường.

Sucroza hay saccarôzơ, saccharose là một disacarit (glucose + fructose) với công thức phân tử C12H22O11

Nó còn có một tên khác là là α-D-glucopyranozyl-(1→2)-β-D-fructofuranozit (kết thúc bằng “ozit” vì nó không phải là đường khử). Nó được biết đến nhiều vì vai trò của nó trong khẩu phần dinh dưỡng của con người và vì nó được hình thành trong thực vật chứ không phải từ các sinh vật khác.

Saccarozo còn được gọi với một số tên như:

- Đường kính (đường có độ tinh khiết cao)

- Đường ăn.

- Đường cát.

- Đường trắng.

- Đường nâu (đường có lẫn tạp chất màu).

- Đường mía (đường trong thân cây mía).

- Đường phèn (đường ở dạng kết tinh).

- Đường củ cải (đường trong củ cải đường).

- Đường thốt nốt (đường trong cây thốt nốt).

III. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên

    - Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucozơ, nóng chảy ở nhiệt độ 185oC

    - Có nhiều trong cây mía (nên saccarozơ còn được gọi là đường mía), củ cải đường, thốt nốt...

    - Có nhiều dạng sản phẩm: đường phèn, đường kính, đường cát...

IV. Tính chất hóa học

    Vì không có nhóm chức andehit (-CH=O) nên saccarozo không có tính khử như glucozo (không có phản ứng tráng bạc). Saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng của đisaccarit.

1. Tính chất của ancol đa chức

    Dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa Cu(OH)2 thành dung dịch phức đồng – saccarozơ màu xanh lam

    2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

2. Phản ứng của đisaccarit (thủy phân)

    Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ khi:

        + Đun nóng với dung dịch axit

        + Có xúc tác enzim trong hệ tiêu hóa của người

[CHUẨN NHẤT] Công thức cấu tạo của Saccarozo (ảnh 3)

V. Ứng dụng và sản xuất

1. Ứng dụng

    Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát… Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc.

+ Là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát, đồ hộp.

+ Dùng để pha chế thuốc.

+ Là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích

2. Sản xuất đường saccarozơ

    Saccarozo được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt. Bạn đọc có thể tham khảo qui trình điều chế saccarozo (đường) từ cây mía qua các công đoạn sau:

[CHUẨN NHẤT] Công thức cấu tạo của Saccarozo (ảnh 4)

Từ khóa » Công Thức Hóa Học Của đường Saccarozo