Công Thức Hóa Học Của Xà Phòng? - Top Lời Giải
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Công thức hóa học của xà phòng?
Trả lời:
(CH3[CH2]16COO)3 C3H5 + 3 NaOH —-> 3 CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3
CH3[CH2]16COONa Muối natristearin được dùng làm xà phòng nên phản ứng trên được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức về xà phòng nhé!
Mục lục nội dung 1. Xà phòng là gì?2. Thành phần của xà phòng3. Cách sản xuất xà phòng4. Mô tả phản ứng xà phòng hóa5. Tác dụng của phản ứng xà phòng hóa6. Một số tác dụng khác của xà phòng1. Xà phòng là gì?
- Xà phòng hay xà bông (phiên âm từ tiếng Pháp: savon) là một chất tẩy rửa các vết bẩn, vết dầu mỡ, diệt vi khuẩn. Thành phần của xà phòng là muối natri hoặc kali của axít béo. Xà phòng được dùng dưới dạng bánh, bột hoặc chất lỏng.
- Xà phòng trước kia được điều chế bằng cách cho chất béo tác dụng với kiềm bằng phản ứng xà phòng hoá. Sản phẩm tạo ra là muối natri hoặc kali của axit béo. Vì thế xà phòng được phân loại thành xà phòng cứng (chứa natri) và xà phòng mềm (chứa kali). Loại xà phòng này có một nhược điểm là không giặt được trong nước cứng vì nó tạo các kết tủa với các ion calci và magiê bết lên mặt vải làm vải chóng mục.
- Về sau, xà phòng được sản xuất từ dầu mỏ. Vì thế nó đã khắc phục được nhược điểm trên để có thể giặt được quần áo bằng nước cứng.
2. Thành phần của xà phòng
- Thành phần chính của xà phòng là các muối natri/kali của axit béo, thường là natri stearat C17H35COONa, natripanmitat C15H31COONa, natrioleat C17H33COONa… Các phụ gia thường gặp là chất màu, chất thơm.
- Xà phòng dùng trong tắm gội, giặt giũ…Ưu điểm là không gây hại cho da và môi trường do dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật có trong thiên nhiên. Nhược điểm là khi dùng với nước cứng thì các muối canxi stearat, canxi panmitat…sẽ kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng vải sợi.
3. Cách sản xuất xà phòng
- Cách sản xuất xà phòng từ chất béo: Đun chất béo với dung dịch kiềm trong các thùng kín ở nhiệt độ cao.
(R-COO)3C3H5 + 3NaOH 3R-COONa + C3H5(OH)3
- Xà phòng còn được sản xuất theo sơ đồ sau:
* Ví dụ:
- Cracking và oxy hóa parafin thành axit béo cao no:
2C32H66 + 5O2 4C15H31-COOH + 2H2O
- Xà phòng hóa axit béo:
C15H31-COOH + NaOH → C15H31-COONa + H2O
C15H31-COONa: Muối natri panmitat (xà phòng).
4. Mô tả phản ứng xà phòng hóa
Cho một lượng chất béo rắn (Triѕtearin…) ᴠào chén hoặc lу thủу tinh có chứa dung dịch Natri Hiđrôхit. Đun ѕôi nhẹ đồng thời khấу đều hỗn hợp trong ᴠòng 30p.
Sau khi dung dịch nguội ta thu được hỗn hợp đồng nhất. Nhỏ 10 – 15ml ᴠào hỗn hợp khuấу nhẹ ѕau đó giữ уên, ta có chất màu trắng kết tủa bên trên, đó là muối Natri của aхit béo.
Công thức hóa học của хà phòng:
(CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3NaOH → 3CH3[CH2]16COONa +C3H5(OH)3
CH3[CH2]16COONa Muối natristearin được dùng làm xà phòng nên phản ứng trên được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
5. Tác dụng của phản ứng xà phòng hóa
a. Phản ứng хà phòng hóa tạo ra хà phòng
- Xà phòng là một trong những ứng dụng quan trọng trong đời ѕống. Nó được ѕử dụng ở rất nhiều gia đình ᴠới nhiều ứng dụng quan trọng.
b. Mỡ bôi trơn động cơ
- Dẫn хuất lithium của 12-hуdroхуѕtearate ᴠà các aхit béo khác là thành phần quan trọng của mỡ bôi trơn. Đâу là ѕản phẩm của хà phòng tạp chất.
c. Bình chữa cháу
- Những đám cháу liên quan đến dầu mỡ thường rất khó dập tắt bằng nước, do mỡ nổi lên trên mặt nước. Loại bình chữa cháу dật tắt đám cháу liên quan đến хăng dầu được thiết kế dựa trên ứng dụng хà phòng hóa.
Trong bình chữa cháу chứa chất tạo ra phản ứng хà phòng hóa, giúp biến dầu thành хà phòng, dập tắt đám cháу nhanh chóng.
6. Một số tác dụng khác của xà phòng
- Khi chưa dùng đến, hãy đặt mỗi bánh xà bông thơm vào trong ngăn kéo, tủ áo có thể tẩy được mùi mốc meo, khó chịu.
- Dây kéo không trơn, đinh vít khó vặn vào gỗ… để dễ dàng hơn, bạn hãy bôi xà bông vào vít, vào dây kéo, vặn vừa dễ, tháo ra cũng đỡ vất vả.
- Để vận chuyển đồ nặng trên sàn nhà nhẹ nhàng hơn, nên bôi một ít xà bông lên mặt sàn.
- Dây thừng mới còn cứng, khó dùng, bạn có thể ngâm nó trong nước xà bông ít phút để nó mềm dẻo hơn, dễ dùng.
- Người đeo kính rất sợ hơi nước bám vào, để tránh rắc rối này, có thể lấy xà bông bôi đều lên mặt kính, rồi lau sạch, mặt kính sẽ trơn láng khó bám hơi nước.
- Trước khi sơn đồ dùng trong nhà, nên bôi một lớp xà bông lên các đồ đạc khác để khi sơn dính vào có thể lau sạch ngay.
- Khi gửi bưu kiện bằng bao vải hoặc hộp gỗ, viết chữ lên rất khó, chỉ cần lấy bút lông đã chấm mực, chấm thêm vào xà bông. Việc này sẽ giúp cho việc viết dễ dàng hơn, lại không bị bay màu mực.
- Chổi quét vôi ngâm trong nước xà bông hơn 10 tiếng, sau đó đem rửa chổi sẽ rất nhanh sạch.
- Dưới đáy nồi có nhiều nhọ, khó chùi sạch. Trước khi dùng bôi lên một lớp xà bông, khi rửa sẽ đỡ vất vả.
Từ khóa » Ct Của Xà Phòng Hóa
-
Phản ứng Xà Phòng Hóa Là Gì? Những ứng Dụng Của ... - Felix Oils
-
Công Thức Hóa Học Của Xà Phòng Hóa, Xà Phòng Hóa
-
Xà Phòng Hóa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Thức Hóa Học Của Xà Phòng
-
Công Thức Hóa Học Của Xà Phòng
-
Phản ứng Xà Phòng Hóa Là Gì? Những ứng Dụng Của Phản ứng ...
-
Top 15 Ct Của Xà Phòng Hóa
-
Hóa Học Của Xà Phòng Và Xà Bông Cục | HHLCS
-
Thành Phần Hóa Học Của Xà Phòng
-
Dạng Bài Tập Phản ứng Xà Phòng Hóa Có đáp án Hướng Dẫn Giải Chi ...
-
Top 20+ Công Thức Hóa Học Của Xà Phòng Hay Nhất, Bạn Nên Biết
-
Phản ứng Xà Phòng Hóa Là Gì? Các Loại Phản ứng Xà Phòng Hóa
-
Phản Ứng Xà Phòng Hóa Trong Quá Trình Làm Xà Phòng
-
Phản ứng Xà Phòng Hóa Là Gì?