Công Thức Làm Bánh Cho Người Bệnh Tiểu đường

Một quan niệm sai lầm, phổ biến là khi mắc bệnh tiểu đường thì không được ăn bánh ngọt. Thực tế là bạn vẫn có thể thưởng thức các loại thực phẩm có đường như bánh cho người tiểu đường, khi bạn mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng là làm thế nào để kiểm soát tốt lượng carbohydrate (chất bột, đường) trong đồ ăn của bạn, để không làm tăng đường huyết quá mức.

Những chỉ dẫn dưới đây giúp bạn sửa đổi công thức bánh dành cho bệnh tiểu đường, chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng về khẩu vị và không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết.

Tự tay làm bánh sẽ kiểm soát được giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn

Trừ những thông tin được liệt kê trên thực đơn, bạn sẽ không biết mình đang ăn những gì khi dùng món tráng miệng làm sẵn. Tuy nhiên, khi bạn tự tay chuẩn bị nó, bạn biết chính xác những thành phần bạn thêm vào và thậm chí có thể tính được giá trị dinh dưỡng cho mỗi khẩu phần. Thay vì những công thức thông thường, với người bệnh tiểu đường bạn nên thay thế đường tinh luyện bằng các chất làm ngọt nhân tạo, sữa tách kem cho sữa nguyên chất, bột mỳ bằng các loại bột khác,… để giảm bớt lượng calo trong mỗi khẩu phần ăn mà không làm thay đổi đáng kể mùi vị của sản phẩm.

Bánh cho người bệnh tiểu đường cần chứa ít calo và tinh bột

Bánh cho người bệnh tiểu đường cần chứa ít calo và tinh bột

TPBVSK Hộ Tạng Đường-  Giải pháp giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững, đồng thời giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0936.057.996 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Thay thế đường bằng các chất làm ngọt khác khi làm bánh cho người tiểu đường

Chất làm ngọt nhân tạo

Đường có thể được thay thế bằng các chất làm ngọt như saccharin, aspartame hoặc sucralose. Những chất làm ngọt này không gây ảnh hưởng đến đường huyết, tuy nhiên chúng có thể ngọt hơn các loại đường thông thường nên bạn cần phải điều chỉnh lượng sao cho phù hợp. Hơn nữa, một số chất làm ngọt sẽ biến chất ở nhiệt độ cao, vì vậy hãy chắc chắn làm theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm.

Đường alcohol

Những loại đường này có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Không giống như chất làm ngọt nhân tạo, đường alcohol sẽ làm tăng đường huyết nhưng không tăng nhiều như carbohydrate thông thường. Những đường này bao gồm: glycerol, lactitol, maltitol, mannitol, sorbitol và xylitol, chúng thường được thêm vào thực phẩm đóng gói sẵn có ghi nhãn “không đường” hoặc “không thêm đường”.

Đường alcohol thường không được sử dụng trong gia đình mà chủ yếu dùng cho các sản phẩm công nghiệp như chocolate, bánh kẹo, mứt trái cây, chewing gum, kem đánh răng, nước súc miệng,… thay cho đường thường. Người tiểu đường có thể sử dụng đường này nhưng cần chú ý do ăn quá nhiều có thể gây chướng bụng, tiêu chảy và sinh hơi trong ruột.

Chất làm ngọt có nguồn gốc tự nhiên

Các chất làm ngọt có nguồn gốc tự nhiên như nước trái cây, mật ong, siro táo,…là các loại đường có giá trị dinh dưỡng và được xem là tốt cho sức khỏe hơn đường thường và các đường thay thế. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây tăng đường huyết tương tự như các loại đường tinh chế thông thường, vì vậy, người bệnh tiểu đường cũng không nên ăn quá nhiều.

Đường ăn kiêng từ cây cỏ ngọt (Stevia)

Đây là loại đường được chiết xuất từ cây cỏ ngọt stevia, không có calorie, không có carbohydrate và chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) bằng 0 nhưng có độ ngọt gấp 300 lần so với đường thông thường, ổn định với nhiệt độ. Đường stevia được FDA (Cụ quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) công nhận như là một loại phụ gia thực phẩm từ thiên nhiên. Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng đường này tùy theo nhu cầu của bản thân.

Dùng đường dành cho người bệnh tiểu đường thay cho đường thông thường

Dùng đường dành cho người bệnh tiểu đường thay cho đường thông thường

Thay thế bột mỳ bằng bột hạnh nhân

Sử dụng bột hạnh nhân xay nhuyễn để làm bánh có ưu điển là hàm lượng carbohydrate thấp hơn nhiều so với bột mỳ và ít ảnh hưởng đến đường huyết.

Bạn có thể mua bột hạnh nhân chế biến sẵn hoặc có thể tự làm tại nhà bằng cách rang chín và nghiền nhỏ bằng máy xay.

Đặt thức ăn trong những bát đĩa nhỏ hơn

Các món tráng miệng nhiều đường, dù chỉ ăn với lượng rất nhỏ cũng gây tăng đường huyết. Vì vậy, để tránh sự cám dỗ từ thức ăn nên dùng bát đĩa nhỏ hơn để đặt chúng, từ đó giúp bạn có các nhìn trực quan về kích cỡ của khẩu phầu ăn, hạn chế việc ăn quá nhiều.

Mặc dù, người bệnh tiểu đường phải tuân thủ chế độ ăn hạn chế tinh bột, tuy nhiên, nếu có những phương pháp hợp lý bạn vẫn có thể thỏa mãn được sở thích với những món tráng miệng lành mạnh, ít calo và tinh bột, không gây tăng đường huyết quá mức.

Một giải pháp có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn, hạn chế kiêng khem quá mức đó là dùng thêm các sản phẩm từ thảo dược như TPBVSK Hộ Tạng Đường. Với thành phần Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, sản phẩm Hộ Tạng Đường được nghiên cứu lâm sàng cho hiệu quả cải thiện rõ rệt các chỉ số đường huyết, HbA1C, mỡ máu và men gan:

Cố Tiến sĩ, Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói về nghiên cứu của Hộ Tạng Đường

Điện thoại

Xem thêm: 

  • Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường
  • Chế độ ăn uống cho người tiểu đường: Những hướng dẫn chi tiết

Tham khảo: diabetes.co.uk, livestrong.com

Từ khóa » Cách Làm Bánh ăn Kiêng Cho Người Tiểu đường