Công Thức Quặng Manhetit - Gia Sư Tâm Tài Đức
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục
- CÔNG THỨC QUẶNG VÀ TÊN QUẶNG
- Magnetit
- Tính chất
- Phân bố
- Xuất hiện trong sinh vật
- Tổng hợp
- Ứng dụng làm chất hấp thụ
- Trang sức
CÔNG THỨC QUẶNG VÀ TÊN QUẶNG
I. Quặng sắt:
- Hematit đỏ: Fe2O3 khan
- Hematit nâu (limonit): Fe2O3.nH2O
- Manhetit: Fe3O4
- Xiderit: FeCO3
- Pirit: FeS2 (không dùng qặng này để điều chế Fe vì chứa nhiều lưu huỳnh, dùng để điều chế H2SO4).
II. Quặng kali, natri:
- Muối ăn : NaCl ;
- Sivinit: KCl.NaCl
- Cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O…
- Xô đa : Na2CO3
- Diêm tiêu: NaNO3
- Cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O
III. Quặng canxi, magie:
- Đá vôi, đá phấn…. CaCO3
- Thạch cao : CaSO4.2H2O
- Photphorit :Ca3(PO4)2
- Apatit: Ca5F(PO4)3 hay 3Ca3(PO4)2.CaF2
- Đolomit CaCO3.MgCO3 (đá bạch vân).
- Florit: CaF2.
- Cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O
- Manhezit : MgCO3 ,
- Cainit: KCl.MgCl2.6H2O
VI. Quặng nhôm:
- Boxit: Al2O3.nH2O (thường lẫn SiO2, Fe2O3 và một số tạp chất khác).
- Cryolit: Na3AlF6 hay AlF3.3NaF
- Cao lanh: Al2O3.2SiO2.2H2O
- Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O…
V. Quặng đồng
1. Chancozit : Cu2S
2. Cancoporit : CuS.FeS ( CuFeS2)
3. Malakit : CuCO3.Cu(OH)2
4. Azurite : 2CuCO3.Cu(OH)2
5. Cuprit : Cu2O
CÂU HỎI:
Thành phần chính của quặng manhetit là
A. Fe2O3.
B. FeCO3.
C. Fe3O4.
D. FeS2.
TRẢ LỜI:
Chọn đáp án C
Quặng hematit đỏ là Fe2O3
Quặng hematit nâu là Fe2O3.nH2O
Quặng xiđerit là FeCO3
Quặng manhetit là Fe3O4
Quặng pirit là FeS2
CÂU 1:
Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và khí Cl2 tạo cùng loại muối clorua là
A. Cu.
B. Zn.
C. Fe.
D. Ag.
TRẢ LỜI:
Chọn đáp án B
+ Loại Cu và Ag vì k tác dụng với HCl.
+ Loại Fe vì phản ứng HCl → FeCl2 và phản ứng với Cl2 → FeCl3.
⇒ Chọn B
CÂU 2:
Dung dịch H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại
A. Fe.
B. Cu.
C. Na.
D. Zn.
TRẢ LỜI:
Chọn đáp án B
H2SO4 không phản ứng với các kim loại sau H+ ⇒ chọn B.
CÂU 3:
Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là
A. Fe2O3.
B. Fe(OH)3.
C. Fe3O4.
D. Fe2(SO4)3.
TRẢ LỜI:
Chọn đáp án B
A. Sắt (III) oxit.
B. Sắt (III) hidroxit.
C. Sắt từ oxit.
D. Sắt (III) sunfat.
⇒ chọn B.
CÂU 4:
Cho kim loại M phản ứng với Cl2, thu được muối X. Cho M tác dụng với dung dịch HCl, thu được muối Y. Cho Cl2 tác dụng với dung dịch muối Y, thu được muối X. Kim loại M là
A. Al.
B. Fe.
C. Zn.
D.Mg.
TRẢ LỜI:
Chọn đáp án B
Ta có: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(X).
Fe + 2HCl → FeCl2(Y) + H2.
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3.
⇒ Kim loại đó là Fe ⇒ Chọn B
CÂU 5:
Trong các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại có thể khử Fe3+ trong dung dịch thành kim loại: Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg?
A. 6.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
TRẢ LỜI:
Chọn đáp án B
Các kim loại thỏa mãn là Zn, Al và Mg ⇒ chọn B
CÂU 6:
X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng; Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là
A. Cu, Fe.
B. Mg, Ag.
C. Fe, Cu.
D. Ag, Mg.
TRẢ LỜI:
Chọn đáp án C
X phản ứng được với H2SO4 loãng ⇒ loại A và D.
Y phản ứng được với Fe(NO3)3 ⇒ chọn C.
Magnetit
Magnetit là một khoáng vật sắt từ có công thức hóa học Fe3O4, một trong các ôxít sắt và thuộc nhóm spinel. Tên theo IUPAC là sắt (II,III) ôxít và thường được viết là FeO·Fe2O3, được xem là tập hợp của wüstit (FeO) và hematit (Fe2O3). Công thức trên đề cập đến các trạng thái oxy hóa khác nhau của sắt trong cùng một cấu trúc chứ không phải trong dung dịch rắn. Nhiệt độ Curie của magnetit là 858 K.
Thông tin chung | |
---|---|
Thể loại | Khoáng vật ô xít |
Công thức hóa học | sắt (II,III) ôxít, Fe2+Fe3+2O4 |
Phân loại Strunz | 4.BB.05 |
Hệ tinh thể | Lập phương |
Nhận dạng | |
Màu | Kim loại |
Dạng thường tinh thể | Lục bát diện, hạt mịn dạng khối |
Song tinh | Hiếm gặp song tinh bát diện quy luật spinel |
Cát khai | Không rõ |
Vết vỡ | Không phẳng |
Độ cứng Mohs | 5,5–6,5 |
Ánh | Kim loại |
Màu vết vạch | Đen |
Tính trong mờ | Trong mờ |
Tỷ trọng riêng | 5,17–5,18 |
Chiết suất | Chắn sáng |
Các biến thể chính | |
Lodestone | Nam châm để xác định cực bắc và cực nam |
Tính chất
Magnetit là khoáng vật có từ tính mạnh nhất trong các khoáng vật xuất hiện trong thiên nhiên. Các mảnh magnetit bị từ hóa tự nhiên được gọi là lodestone sẽ hút các mẫu sắt nhỏ, và từ tính này cũng là cách mà người cổ đại khám phá ra tính chất từ học đầu tiên. Lodestone được sử dụng trong các la bàn. Magnetit thường mang các dấu hiệu từ trong các đá và vì thế nó được xem như là một công cụ để nghiên cứu cổ từ, một khám phá khoa học quan trọng để hiểu được quá trình kiến tạo mảng và dữ liệu lịch sử cho từ thủy động lực học và các chuyên ngành khoa học khác. Các mối quan hệ giữa magnetit và các khoáng vật ôxít giàu sắt khác như ilmenit, hematit, và ulvospinel cũng đã được nghiên cứu nhiều, cũng như các phản ứng phức tạp giữa các khoáng vật này và oxy ảnh hưởng như thế nào đến sự bảo tồn trường từ của Trái Đất.
Magnetit có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu các điều kiện môi trường hình thành đá. Magnetit phản ứng với oxy để tạo ra hematit, và cặp khoáng vật hình thành một vùng đệm có thể khống chế sự phá hủy của ôxy. Các đá mácma thông thường chứa các hạt của 2 dung dịch rắn, một bên là giữa magnetit và ulvospinel còn một bên là giữa ilmenit và hematit. Các thành phần của các cặp đôi khoáng vật được sử dụng để tính sự oxy hóa diễn ra như thế nào trong macma (như sự phá hủy của oxy trong magma): một dải các điều kiện oxy hóa được tìm thấy trong mácma và trạng thái oxy hóa giúp xác định làm thế nào mácma có thể liên quan đến sự kết tinh phân đoạn.
Các hạt magnetit nhỏ có mặt trong hầu đết các đá mácma và các đá biến chất. Magnetit cũng được tìm thấy trong một số loại đá trầm tích như trong các thành hệ sắt dải. Trong một số đá mácma, các hạt giàu magnetit và ilmenit xuất hiện ở dạng kết tủa cùng nhau trong mácma. Magnetit cũng được sản xuất từ peridotit và dunit bằng phương pháp serpentin hóa.
Magnetit là nguồn quặng sắt có giá trị, nó hòa tan chậm trong axít clohiđric.
Phân bố
Magnetit đôi khi được tìm thấy với số lượng lớn trong cát biển. Các loại cát đen (cát khoáng vật hoặc cát sắt) được tìm thấy ở nhiều nơi như California và bờ biển tây của New Zealand. Magnetit được mang đến các bãi biển thông qua các con sông mang các vật liệu xói mòn và chúng được tập trung nhờ tác động của sóng và các dòng chảy.
Các mỏ lớn được tìm thấy trong các thành hệ sắt dải. Các đá trầm tích này được dùng để suy ra hàm lượng oxy trong khí quyển Trái Đất lúc nó được lắng đọng.
Các mỏ magnetit lớn cũng được tìm thấy ở vùng Atacama của Chile, Kiruna, Thụy Điển, Pilbara, các khu vực trung tây và bắc Goldfields ở tây Úc, và trong khu vực Adirondack của New York ở Hoa Kỳ. Các mỏ cũng được tìm thấy ở Na Uy, Đức, Ý, Thụy Sĩ, Nam Phi, Ấn Độ, México, và Oregon, New Jersey, Pennsylvania, Bắc Carolina, Virginia, New Mexico, Utah, và Colorado ở Hoa Kỳ. Gần đây, vào tháng 6 năm 2005, công ty khai thác khoáng sản, Cardero Resources, đã phát hiện một mỏ cát chứa magnetit lớn ở dạng cồn cát ở Peru. Mỏ phủ trên diện tích 250 km2(100 sq mi), với cồn cán cao nhất nằm ở độ cao trên 2.000 m (6,560 ft) so với nền sa mạc. Cát chứa 10% magnetit.
Xuất hiện trong sinh vật
Các tinh thể magnetit được tìm thấy trong một vài vi khuẩn (như Magnetospirillum magnetotacticum) và trong não của ong, của mối, cá, một vài loài chim (như bồ câu) và con người. Các tinh thể này được cho là liên quan đến sự cảm nhận từ, một khả năng để cảm nhận cực hoặc độ nghiêng của từ trường Trái Đất, và liên quan đến sự định hướng. Ốc song kinh có bộ răng làm bằng magnetit trên lưỡi gai của chúng làm cho chúng dễ phân biệt với các động vật khác. Điều này có nghĩa rằng bộ lưỡi của chúng có khả năng mài mòn để kiếm thức ăn trên đá.
Việc nghiên cứu từ sinh học bắt đầu với những khám phá của nhà cổ sinh vật học Caltech Heinz Lowenstam thập niên 1960.
Tổng hợp
Magnetit có thể được chế trong phòng thí nghiêm ở dạng nước từ theo phương pháp Massart bằng cách trộn sắt(II) chloride và sắt(III) chloride trong hydroxit natri.
Magnetit cũng có thể được chế bởi sự đồng kết tủa, gồm một hỗn hợp dung dịch FeCl3·6H2O và FeCl2·4H2O 0,1 M với quay bằng động cơ với tốc độ khoảng 2000 vòng/phút. Tỷ lệ mol FeCl3:FeCl2 có thể là 2:1; nung dung dịch này ở 70 °C, và ngay sau đó nâng tốc độ quay lên 7500 vòng/phút và thêm nhanh dung dịch NH4OH (10% về thể tích), ngay lập tức sẽ hình thành kết tủa màu đen chứa các hạt magnetit kích thước nano.
Ứng dụng làm chất hấp thụ
Bột magnetit loại bỏ As(III) và As(V) ra khỏi nước rất hiệu quả, và hiệu quả loại bỏ tăng lên ~200 lần khi chúng có kích thước từ 300 đến 12 nm. Nước uống nhiễm arsen (As) là một vấn nạn trên toàn thế giới, do đó ứng dụng magnetit với vai trò chất hấp thụ là một trong những giải pháp loại bỏ arsen trong nước.
Trang sức
Magnetit được dùng phổ biến ở dạng nguyên liệu thô trong các đồ trang sức của những chống lại giả khoa học về nam châm liệu pháp. Khi được đánh bóng và làm thành đồ trang sức, magnetit có màu tối, sáng bóng với bề mặt láng.
Xem thêm
Gia sư hóa học
Công thức quặng xiderit
Công thức quặng Manhetit
Công thức quặng dolomit
Từ khóa » Công Thức Quặng Sắt
-
Công Thức Quặng Xiderit - Gia Sư Tâm Tài Đức
-
Công Thức Quặng Xiderit - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Tôi Yêu Hóa Học - Tên Và Công Thức Các Loại Quặng Trong Tự...
-
Công Thức Quặng Xiderit - Công Lý & Pháp Luật
-
Tên Và Công Thức Các Loại Quặng Trong Hóa Học - *--*-(¯`v´¯) - º°(¯`bø
-
Công Thức Quặng Manhetit - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Các Loại Quặng Sắt: Hematite Và Magnetite - - Vinacomin
-
Tên Và Công Thức Của Một Số Hợp Chất, Khoáng Vật Cần Ghi Nhớ
-
Quặng Pirit Sắt Có Công Thức Là
-
Công Thức Quặng Manhetit | Từ Trường Trái đất, Cát ...
-
Công Thức Quặng Boxit - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Công Thức Quặng Xiderit - Đọc Thú Vị