Công Thức Tính Chỉ Số BMI Chuẩn Và Bảng Phân Loại Chỉ Số Gầy Béo

Tính chỉ số BMI( Body Mass Index) – chỉ số khối lượng cơ thể được tính dựa vào chiều cao và cân nặng, chỉ số đáng tin cậy về sự mập ốm của mỗi người. Công thức tính BMI là BMI = cân nặng/(chiều cao x 2). Lợi ích của chỉ số BMI giúp có một cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa được các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Ngoài cách tính BMI, 3 cách tính xem cơ thể có bị thừa cân với cách đo vòng eo, dựa hình dáng cơ thể quả táo và quả lê, tỷ lệ của vòng eo – hông. 

1. Chỉ số BMI là gì?

BMI là viết tắt của từ tiếng anh Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể. BMI được tính dược trên chiều cao và cân nặng của một người. Chỉ số được dùng như một công cụ tầm soát, xác định trọng lượng phù hợp cho một người trưởng thành. Nó không đo lường được trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể. Nhưng nhiều nghiên cứu lại chứng minh, BMI tương quan với lượng mỡ đo trực tiếp.

Sử dụng chỉ số khối cơ thể là phương pháp không tốn kém và rất dễ thực hiện, dùng để tầm soát các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, đây chỉ là công cụ tầm soát, không có ý nghĩa chẩn đoán. Ví dụ, một người có chỉ số khối cơ thể BMI cao không có nghĩa là gặp vấn đề về sức khỏe. Bác sĩ phải thực hiện thêm một số đánh giá khác bao gồm làm xét nghiệm, chế độ ăn uống, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình, độ dày nếp da… mới đưa ra được kết luận chính xác.

Chỉ số BMI là gì

Chỉ số BMI là gì

2. Công thức để tính chỉ số BMI là gì?

Chỉ số khối cơ thể BMI ra đời vào năm 1832, được nghiên cứu bởi một nhà khoa học người Bỉ. Công thức tính BMI rất đơn giản, chỉ cần 2 chỉ số chính của cơ thể là: cân nặng và chiều cao.

Công thức tính BMI chuẩn xác là:

BMI = Cân nặng / (chiều cao x 2)

Trong đó

  • Cân nặng tính bằng kg
  • Chiều cao tính bằng m

Ví dụ, 1 người có cân nặng = 68kg, chiều cao – 165cm (1,65m) thì chỉ số khối cơ thể BMI được tính như sau:

BMI = 68/ (1,65 x 1,65) = 24,98

Chỉ số khối cơ thể BMI không áp dụng cho phụ nữ đang mang bầu, vận động viên hay những người tập gym.

Công thức tính chỉ số BMI

Công thức tính chỉ số BMI

3. Lợi ích của chỉ số BMI đối với sức khỏe

BMI lý tưởng ở một người bình thường trong khoảng 18,5 đến 24,9. Tuy nhiên, chỉ số lý tưởng có sự khác biệt giữa nam và nữ;

3.1. Tính chỉ số BMI và khoảng BMI lý tưởng đối với nam

– Chỉ số Body Mass Index < 20: Cảnh báo cơ thể nam giới đang trong tình trạng thiếu cân. Anh em nên lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, đồng thời kết hợp tập luyện thể dục, thể thao.

– BMI từ 20 – 25: Đây là chỉ số khối cơ thể lý tưởng ở nam giới, cho biết bạn đang trong trạng thái rất tốt và cân đối. Anh em vẫn cần ăn uống đầy đủ và luyện tập thể lực để duy trì vóc dáng lý tưởng của mình.

– BMI từ 25 đến 30: Cảnh báo mức độ thừa cân ở nam giới. Anh em cần sớm có kế hoạch để lấy lại vóc dáng cân đối và sức khỏe ổn định. Đồng thời nên hạn chế vấn đề tăng cân mất kiểm soát để ngừa các hậu quả đáng tiếc.

– BMI > 30: Cảnh báo cơ thể nam giới đang trong trạng thái béo phì mức độ nặng. Nếu không có kế hoạch giảm cân sớm có thể xuất hiện những hậu quả nguy hiểm như mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, huyết áp, máu nhiễm mỡ…

BMI lý tưởng đối với nam

BMI lý tưởng đối với nam

3.2. Tính chỉ số BMI ở nữ giới

– BMI <18: Cảnh báo cơ thể đang ở mức gầy, thiếu dinh dưỡng

– BMI 18 đến 23: Đây là chỉ số khối cơ thể lý tưởng ở nữ giới. Chỉ số cho thấy cơ thể đang ở trạng thái ổn định, vóc dáng cân đối và sức khỏe tốt.

– BMI từ 23 đến 30: Chỉ số báo động cơ thể đang ở trạng thái thừa cân và cần có kế hoạch kiểm soát cân nặng trong thời gian sớm nhất.

– BMI > 30: Cơ thể hiện đang rơi vào trạng thái thừa cân, béo phì. Chị em cần cấp tốc thực hiện giảm cân bằng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt kết hợp cùng tập luyện thể lực.

BMI ở nữ giới

BMI ở nữ giới

3.3. Lợi ích của chỉ số Body Mass Index

Dựa trên chỉ số khối cơ thể, các chuyên gia y tế có thể xác định tình trạng cơ thể người bệnh đang ở mức bình thường, béo phì hay suy dinh dưỡng. Việc duy trì ổn định chỉ số Body Mass Index giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa được các vấn đề liên quan đến sức khỏe như:

– Rối loạn chức năng tim mạch, túi mật…

– Nguy cơ mắc các bệnh ung thư về nội mạc tử cung, vú hay buồng trứng…

– Hình thành hiện tượng ngưng thở khi ngủ

– Nhiều trường hợp có thể dẫn đến vô sinh

– Ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng của khớp

4. Bảng phân loại mức độ gầy – béo dựa vào chỉ số BMI tiêu chuẩn theo tổ chức WHO

Dưới đây là bảng phân loại mức độ gầy – béo của 1 người dựa trên chỉ số Body Mass Index tiêu chuẩn do tổ chức WHO quy định (cho người châu Âu) và thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (dành cho người châu Á) mà bạn có thể tham khảo:

Bảng phân gầy béo dựa vào chỉ số Body Mass Index

Theo thang phân loại trên, chỉ số Body Mass Index lý tưởng cho người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9. Ngoài công thức tính BMI theo WHO, bạn có thể dễ dàng tính nhanh cân nặng lý tưởng của bản thân dựa vào chiều cao theo công thức sau:

– Trọng lượng cơ thể lý tưởng = Số lẻ chiều cao (cm) x 9 : 10

– Mức cân nặng tối đa được quy định bằng số lẻ của chiều cao (tính theo cm)

– Mức cân nặng tối thiểu được quy định bằng số lẻ của chiều cao (cm) x 8 : 10

Ví dụ, bạn cao 1,7m tức 170cm thì:

– Cân nặng lý tưởng là: 170 x 9 : 10 = 63kg

– Cân nặng tối đa là 70kg

– Cân nặng tối thiểu là: 70 x 8 : 10 = 56kg.

Theo đó, chỉ cần biết số lẻ của chiều cao, bạn hoàn toàn có thể nhận định được mức cân nặng tối đa cho phép. Trọng lượng cơ thể nếu vượt quá mức cân nặng tối đa đồng nghĩa với việc bạn đang bị thừa cân.

4.1. Đối với chỉ số BMI ở người lớn

Bạn có thể tự nhận biết và đánh giá chỉ số Body Mass Index dựa trên thang tiêu chuẩn dưới đây:

– BMI < 18.5: Dưới chuẩn

– BMI từ 18,5 – 25: Chuẩn

– BMI từ 25-30: Thừa cân

– BMI 30 – 40: Béo – nên giảm cân

– BMI trên 40: Rất béo – cần áp dụng chế độ giảm cân và kiểm soát cân nặng ngay.

Thang số BMI không áp dụng cho vận động viên và người tập gym. Bởi các trường hợp trên thường có cơ nặng hơn mỡ. Khi đó, BMI sẽ nằm trong khoảng béo hoặc rất béo. BMI cũng không chính xác với những người đang mang bầu, nuôi con bằng sữa mẹ hoặc người vừa ốm dậy.

Chỉ số BMI ở người lớn

Chỉ số BMI ở người lớn

4.2. Đối với chỉ số BMI ở trẻ em và thanh thiếu niên (từ 2 -19 tuổi)

Số lượng trẻ em bị béo phì đang gia tăng rõ rệt. Theo đó, tỉ lệ các bệnh liên quan đến béo phì cũng xuất hiện ngày càng nhiều như tiểu đường, máu nhiễm mỡ…

Cách tính BMI ở trẻ em tương tự như người lớn, cụ thể là lấy số kg chia cho 2 lần cân nặng. Tuy nhiên, bảng thang số BMI lại không được áp dụng cho trẻ em.

5. Ngoài cách tính BMI xem cơ thể có bị thừa cân không thì còn cách tính nào khác

5.1. Cách đo vòng eo

Nhiều chuyên gia cho biết, số đo vòng eo phản ánh tình trạng sức khỏe hiệu quả hơn BMI. Quá nhiều mỡ tích tụ tại vòng 2 sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và tiểu đường. Nó cũng liên quan trực tiếp đến nguy cơ tăng cholesterol trong máu, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Nếu vòng eo lớn hơn 80cm ở nữ giới và hơn 94cm ở nam giới sẽ làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, tiểu đường…. Nữ giới có vòng eo trên 88cm và nam giới có vòng eo trên 102cm thì có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Cách đo vòng eo như sau: Điểm nhỏ nhất của eo được xác định là khu vực quanh rốn. Hãy đặt thước dây quanh bụng và đọc chỉ số. Lưu ý, khi đo cần thở ra. Vòng eo của nữ giới luôn thấp hơn nam giới.

Đo vòng eo

Đo vòng eo

5.2. Theo hình dáng của cơ thể: quả táo và quả lê

Các tế bào mỡ trên cơ thể thường tích tụ theo các cách sau:

– Mỡ tích tụ ở phần hông và đùi

– Mỡ tích tụ ở vùng bụng.

Những người bị béo bụng thường có vóc dáng hình quả táo. Còn những người mỡ tích tụ ở hông và đùi thì có vóc dáng hình quả lê.

Người có vóc dáng hình quả táo hay còn gọi là bụng bia. Theo y học, vùng bụng là nơi dễ tích tụ mỡ nhất. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, những người thừa cân ở vùng bụng sẽ có khả năng bị bệnh cao hơn những người tích mỡ ở hông và đùi.

Cơ thể quả táo, quả lê

Cơ thể quả táo, quả lê

5.3. Tỉ lệ của vòng eo – hông

Trong thời gian gần đây, nhiều quan điểm cho rằng, tỉ lệ eo – hông sẽ giúp tính toán chính xác lượng chất béo dư thừa tại các bộ phận, cho biết nguy cơ bị nhồi máu cơ tim chuẩn hơn so với BMI.

Nên tiến hành đo khi trong khi thư giãn và không mặc gì. Tiến hành đo eo, sau đó đo hông. Phần hông được xác định là phần rộng rất của mông. Lưu ý không nên thít chặt dây khi đo để có kết quả chính xác nhất.

Công thức tính tỉ lệ eo – hông như sau: Lấy số đo vòng eo chia cho số đo vòng hông. Ví dụ, eo 85cm và hông là 100cm. Tỉ lệ vòng eo – hông = 85 : 100 = 0.85.

Kết quả như sau:  Ở nam giới, tỉ lệ eo – hông > 1 và nữ giới >0.8 thì bạn có vóc dáng hình quả táo và dễ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch hơn.

6. Cách duy trì được chỉ số BMI lý tưởng

Để đạt được chỉ số Body Mass Index lý tưởng, mỗi người cần thực hiện chế độ ăn uống và rèn luyện thể lực khoa học. Ngoài ra, bạn có thể gặp trực tiếp bác sĩ để nghe tư vấn về tình trạng cơ thể và được hỗ trợ lập kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và tập luyện phù hợp.

Các chuyên gia cũng cho biết, nếu kiên trì thực hiện các giải pháp dưới đây, bạn sẽ nhanh chóng đạt được chỉ số Body Mass Index lý tưởng:

6.1. Chế độ ăn uống phù hợp

Với trường hợp BMI báo cơ thể đang ở trạng thái thừa cân, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều đường và giàu chất béo. Thay vào đó, các thực phẩm nhiều chất xơ, calo thấp và đồ luộc nên được ưu tiên trong thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bạn cũng cần kiểm soát khẩu phần ăn sao cho lượng calo tiêu thụ lớn hơn lượng calo nạp vào.

Chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống phù hợp

6.2. Luyện tập thể dục thường xuyên, hiệu quả

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có chỉ số Body Mass Index lý tưởng thường dành ít nhất từ 60 – 90 phút rèn luyện thể lực mỗi ngày. Các bài tập được chai nhỏ trong ngày. Mỗi lần tập kéo dài khoảng 20 – 30 phút. Việc duy trì thói quen luyện tập thể dục, thể thao sẽ giúp giảm cân nhanh chóng.

Không những thế, các bài tập thể dục còn giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tâm trạng, rèn luyện tính chịu đựng và khả năng linh hoạt của cơ bắp. Ngoài ra còn giúp giảm stress, phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, thoái hóa khớp…

7. Hạn chế của công thức BMI

Công thức xác định chỉ số Body Mass Index tương đối đơn giản và dễ sử dụng. Tuy nhiên, BMI cũng không hoàn toàn chính xác tuyệt đối bởi nó chỉ đề cập đến cân nặng và chiều cao của 1 người. Để xác định thừa cân hay không cần dựa trên nhiều thông tin hơn.

Dưới đây là những vấn đề mà công thức BMI có thể sai:

– Cơ bắp của bạn là bao nhiêu: Chỉ số Body Mass Index của bạn cao nhưng thực tế cơ thể vẫn khỏe mạnh và vóc dáng cân đối.

– Kích thước khung xương: Những người có kích thước khung xương lớn thường có BMI cao. Tuy nhiên họ vẫn khỏe mạnh và không gặp bất cứ vấn đề gì.

– Giới tính: Cùng một chỉ số BMI nhưng nữ giới thường có nhiều mỡ hơn nam giới.

– Tuổi tác: Với cùng 1 chỉ số BMI nhưng người cao tuổi sẽ nhiều mỡ hơn người trẻ tuổi.

– BMI không chính xác với các vận động viên. Bởi trường hợp đó thường có lượng mỡ ít hơn người bình thường.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế về béo bì cho biết, công thức BMI là một thiết sót nghiêm trọng. Với công thức trên, hàng triệu người Mỹ được xác định là thừa cân và béo phì. Nhưng thực tế chứng minh, họ hoàn toàn khỏe mạnh và không gặp bất cứ vấn đề gì. Kết quả nghiên cứu nói rằng, có khoảng  34,4 triệu người Mỹ bị thừa cân và khoảng 19,8 triệu người  béo phì nếu chỉ dựa vào BMI. Điều trên thật khó tin.

Tóm lại, chỉ số Body Mass Index không chính xác với những người cơ bắp, mang bầu, khung xương lớn. Kết quả phép tính BMI có thể cho thấy cơ thể đang bị thừa cân hoặc béo phì ngay cả khi không bị.

Điểm hạn chế của chỉ số BMI

Điểm hạn chế của chỉ số BMI

Để biết chính xác trạng thái cơ thể, bạn cần dựa vào nhiều chỉ số khác bao gồm tỉ lệ eo – hông hoặc tỉ lệ mỡ trên cơ thể. Từ đó mới có thể dự đoán được nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch, béo phì hay đột quỵ… Tuy nhiên, trên một khía cạnh nào đó, chỉ số BMI cũng được xem là công cụ tầm soát, xác định trọng lượng phù hợp cho một người trưởng thành

Từ khóa » Tính Chỉ Số Cân Nặng Bmi