Công Thức Tính Diện Tích Xung Quanh, Diện Tích Toàn Phần Hình Lập ...
Có thể bạn quan tâm
Hình lập phương là một trong những hình 3D xuất hiện thường xuyên nhất trong đời sống thường ngày của chúng ta. Bạn còn nhớ kiến thức gì về hình lập phương không? Sau đây sẽ là những khái niệm, tính chất, và các công thức tính diện tích xung quanh, công thức tính diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương một cách chi tiết nhất. Bên cạnh đó trong bài này thủ thuật vn cũng sẽ mang đến những lưu ý khi tính toán vô cùng hữu ích. Cùng theo dõi nhé!
1. Khái niệm, tính chất hình lập phương
1.1. Khái niệm hình lập phương
Hình lập phương là khối hình có 6 mặt, 8 đỉnh,12 cạnh trong đó tất cả các mặt đều là hình vuông bằng nhau, các cạnh bằng nhau. Có thể hiểu đơn giản hình lập phương là hình khối có chiều rộng, chiều dài và chiều cao đều bằng nhau.
Xem Công thức tính diện tích hình vuông, tính chu vi hình vuông
1.2. Tính chất của hình lập phương
Hình lập phương có các tính chất sau:
- Có 6 mặt phẳng đối xứng, bằng nhau.
- Có 12 cạnh bằng nhau.
- Đường chéo của các mặt bên đều bằng nhau.
- Đường chéo hình khối lập phương bằng nhau.
2. Công thức tính diện tích hình lập phương
2.1. Công thức tính diện tích xung quanh hình lập phương
Diện tích xung quanh hình lập phương bằng bình phương độ dài một cạnh nhân với bốn.
S = 4. a2
Trong đó:
- a: Là độ dài một cạnh.
- S: Là diện tích xung quanh.
Ví dụ: Cho hình lập phương A'B'C'D'.ABCD có độ dài một cạnh bằng 8cm. Hãy tính diện tích xung quanh của nó.
Áp dụng công thức.
Ta có:
S = 4 x a x a
=> S = 4 x 8 x 8
=> S = 256 (cm2).
2.2. Công thức tính diện tích toàn phần hình lập phương
Diện tích toàn phần hình lập phương bằng bình phương độ dài một cạnh nhân với 6.
S = 6 . a2
Trong đó:
- a: Là độ dài một cạnh.
- S: Là diện tích toàn phần.
Ví dụ: Cho hình lập phương màu xanh có độ dài một cạnh bằng 10cm. Bạn hãy tính diện tích toàn phần của hình lập phương.
Áp dụng công thức trên ta có
S = 6 x 10 x 10
=> S = 600 (cm2).
3. Công thức tính thể tích hình lập phương
3.1. Khái niệm về thể tích hình lập phương
Thể tích hình lập phương bằng lập phương độ dài một cạnh.
V = a3
Trong đó:
- a: Là độ dài một cạnh.
- V: Là thể tích.
Ví dụ: Cho hình lập phương A'B'C'D'.ABCD có độ dài BB' = 5cm. Hãy tính thể tích hình lập phương.
Áp dụng công thức ta có
V = a x a x a
=> V = 5 x 5 x 5
=> V = 125 (cm3).
4. Nhưng lưu ý khi làm bài tập hình lập phương
- Đơn vị thể tích tính theo khối chẳng hạn như mét khối m3
- Đơn vị diện tích tính theo đơn vị đo lường mũ 2 chẳng hạn như mét vuông m2
Lời kết.
Trên đây là những khái niệm về hình lập phương và công thức tính diện tích xung quanh, công thức tính diện tích toàn phần hình lập phương cho các bạn tham khảo. Có gì thắc mắc các bạn hãy comment ở dưới nhé!
Từ khóa » Công Thức Diện Tích Xung Quanh Của Hình Lập Phương
-
Hình Lập Phương: Cách Tính Diện Xung Quanh, Diện Tích Toàn Phần ...
-
Công Thức Tính Diện Tích Xung Quanh Và Diện Tích Toàn Phần Hình Lập ...
-
Công Thức Tính Diện Tích Hình Lập Phương - Thủ Thuật
-
Công Thức, Cách Tính Diện Tích Xung Quanh, Diện Tích ...
-
Diện Tích Xung Quanh Và Diện Tích Toàn Phần Của Hình Lập Phương
-
Công Thức Tính Diện Tích Hình Lập Phương, Thể Tích Khối Lập Phương
-
1. Diện Tích Xung Quanh Và Diện Tích Toàn Phần Của Hình Lập Phương
-
Công Thức Tính Diện Tích Toàn Phần Hình Lập Phương
-
Thể Tích Hình Lập Phương, Diện Tích Xung Quanh, Toàn Phần Chuẩn ...
-
Công Thức Tính Diện Tích Xung Quanh Hình Lập Phương Lớp 5, Lớp 8 Là ...
-
Cách Tính Diện Tích Toàn Phần Hình Lập Phương Và Diện Tích Xung ...
-
Công Thức Tính Diện Tích Xung Quanh Hình Lập Phương, Có Bài ...
-
Diện Tích Xung Quanh Và Diện Tích Toàn Phần Của Hình Lập Phương