Công Thức Tính điện Trở Suất
Có thể bạn quan tâm
Điện trở suất là một đại lượng có khả năng cản trở dòng điện. Ngoài ra điện trở suất cũng phản ánh khả năng cản trở sự dịch chuyển theo chiều hướng của những hạt mang điện của những loại vật liệu xây dựng khác nhau. Vậy công thức tính điện trở suất là gì?
Công thức điện trở suất giúp các bạn học sinh nhanh chóng nắm được toàn bộ kiến thức về các công thức tính, ký hiệu, đơn vị, bảng điện trở suất. Từ đó nhanh chóng giải được các bài tập Vật lí 11. Vậy sau đây là công thức tính điện trở suất, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Công thức tính điện trở suất
- 1. Điện trở suất là gì?
- 2. Công thức tính điện trở suất
- 3. Bảng điện trở suất
- 4. Ký hiệu điện trở suất
1. Điện trở suất là gì?
Điện trở suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của mỗi chất. Chất có điện trở suất thấp sẽ dễ dàng cho dòng điện truyền qua, ngược lại chất có điện trở suất lớn sẽ có tính cản trở dòng điện lớn. Điện trở suất của các chất khác nhau thì khác nhau. Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất tăng.
2. Công thức tính điện trở suất
Công thức tính điện trở suất \(\rho=\frac{\text { R.S }}{l}\)
Trong đó:
+ ρ là điện trở suất, có đơn vị Ôm mét (Ωm);
+ R là điện trở của đoạn dây dẫn, có đơn vị Ôm (Ω);
+ S là tiết diện của dây dẫn, có đơn vị mét vuông (m2);
+ l là chiều dài dây dẫn, có đơn vị mét (m).
Điện trở suất của một số kim loại ở 200C.
Kim loại | Điện trở suất ρ (Ω.m) |
Bạc | 1,6.10-8 |
Đồng | 1,7.10-8 |
Nhôm | 2,8.10-8 |
Vonfram | 5,5.10-8 |
Sắt | 12,0.10-8 |
- Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất của kim loại tăng. Công thức phụ thuộc của điện trở suất theo nhiệt độ là
ρ = ρ0 . (1 + αΔt) = ρ0 .[1 + α(t - t0))
Trong đó:
+ ρ là điện trở suất ở nhiệt độ t;
+ ρ0 là điện trở suất ở nhiệt độ t0;
+ α là hệ số nhiệt điện trở, có đơn vị K-1;
+ t và t0 là nhiệt độ lúc sau và lúc đầu của vật, có đơn vị K hoặc 0C.
3. Bảng điện trở suất
Chất | Điện trở suất α (K-1) |
Bạc | 4,1.10-3 |
Bạch kim | 3,9.10-3 |
Đồng | 4,3.10-3 |
Nhôm | 4,4.10-3 |
Sắt | 6,5.10-3 |
Silic | -70.10-3 |
Vonfram | 4,5.10-3 |
4. Ký hiệu điện trở suất
Đơn vị SI của điện trở suất là ohm-mét (Ω⋅m).
Ví dụ, nếu một dây dẫn dài 1 m có điện trở giữa hai đầu là 1 Ω thì điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn là 1 Ω⋅m.
Từ khóa » điện Trở Suất được Tính Theo Công Thức
-
Điện Trở Suất Là Gì? Ký Hiệu & Công Thức Tính - Cơ Điện Trần Phú
-
Điện Trở Suất Là Gì - Công Thức - Bảng Tra Cứu - Cách đo - Lidinco
-
Điện Trở Suất Là Gì? Ý Nghĩa Và Công Thức Tính điện Trở Suất - Kyoritsu
-
Điện Trở Suất Và điện Dẫn Suất – Wikipedia Tiếng Việt
-
Điện Trở Suất Là Gì? Ký Hiệu - Công Thức điện Trở Suất - Phukienmattroi
-
Điện Trở Suất Là Gì? Công Thức Tính điện Trở Suất ... - GÓC HẠNH PHÚC
-
Điện Trở Suất Của đất Là Gì? Công Thức Tính điện Trở Suất - Hioki
-
Điện Trở Suất Là Gì? Ký Hiệu Và Công Thức Tính điện Trở ... - Hoàng Vina
-
Điện Trở Suất Là Gì? Công Thức Tính điện ... - .vn
-
Công Thức Tính điện Trở Và điện Trở Suất Cực Dễ Hiểu! - KHS 247
-
Công Thức Tính điện Trở Suất Hay Nhất - Vật Lí Lớp 11
-
Công Thức Tính điện Trở Suất Hay Nhất
-
Điện Trở Suất Của Kim Loại. - Công Thức Vật Lý
-
Công Thức Tính điện Trở, điện Trở Suất, Nhiệt Lượng Tỏa Ra