Công Thức Tính Khối Lượng đào đất Hố Móng

Ngoài việc ăn no, mặc ấm thì nhiều người đang suốt đời cố gắng làm việc chỉ để có được một ngôi nhà chắc chắn và vững chãi. Ngôi nhà là chốn về và là nơi có ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi con người. Để có được một ngôi nhà vững chãi qua tháng năm thì việc đào đất hố móng là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, cơ sở đào tạo kỹ sư QS sẽ chia sẻ với bạn một cách chi tiết về công thức tính khối lượng đào đất hố móng và một vài lưu ý trong kỹ thuật thi công đào đất mà bạn sẽ cần đến.

Đào đất hố móng là gì?

Trước khi tìm hiểu về công thức tính khối lượng đào đất hố móng thì việc tìm hiểu các khái niệm liên quan cũng vô cùng quan trọng. Đào đất hố móng là công việc đầu tiên nhất khi muốn thi công móng nhà rồi sau đó mới đến các công đoạn khác của làm nhà. Công việc này bao gồm các khâu: đào đất, tập kết, xử lý vật liệu và đắp đất.

Lưu ý về kỹ thuật và tiêu chuẩn khi đào đất hố móng

Sau khi đã thiết kế nhà, lên kế hoạch thời gian, số lượng thợ và công nhân, chuẩn bị vật tư, trang thiết bị,.… thì chúng ta đã có thể bắt đầu thi công tốt việc đào đất hố móng rồi. Một số tiêu chuẩn đào đất hố móng mà bạn có thể tham khảo như:

  • Toàn bộ chướng ngại, cỏ rác, sỏi đá xung quanh phải được giải tỏa toàn bộ để tạo thuận lợi cho công tác thi công đào đất hố móng.
  • Phải xây dựng một hệ thống thoát nước bề mặt, ngăn không cho nước chảy vào hố trước khi đào đất hố móng. Ngoài ra cần phải bảo đảm mương, rãnh có tiết diện và độ dốc thoát được nước mưa và các nguồn nước khác một cách nhanh chóng. Cần có những biện pháp ngăn mực nước ngầm như rãnh ngầm, rãnh lộ thiên, hoặc bơm nước liên tục.
  • Chiều rộng kết cấu và lớp chống ẩm phải bằng với chiều rộng của đáy móng và móng độc lập.
  • Phải để lại một lớp bảo vệ chống lại rủi ro của thiên nhiên khi đào đất hố móng.
  • Khoảng cách đặt khuôn ván, neo chằng tăng thêm 0,2m. Đối với trường hợp bắt buộc phải có công nhân làm việc tại đáy móng, thì khoảng cách tối đa giữa kết cấu móng và vách hố móng phải cao hơn 0,7m.
  • Không được đào quá sâu nếu hố móng là đất mềm.
  • Bắt buộc phải đặt biển cảnh báo nguy hiểm nếu khu vực đào hố có nhiều phương tiện và người đi lại. Đồng thời phải có những biện pháp chống sạt lở, lún có thể xảy ra.

Công thức tính khối lượng đào đất hố móng

Công thức tính khối lượng đào đất hố móng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo kết cấu móng cho công trình.

Khối lượng đào đất hố móng được tính theo mét khối, được xác định khi chúng còn ở vị trí tự nhiên ban đầu. Khối lượng đào được tính là khối lượng đào thực tế. Có một số trường hợp cần lưu ý như:

  • Đào hố móng có sử dụng vòng vây và cọc ván: Thể tích khối đất là khối lượng đào và được giới hạn từ hai mặt là tại đáy hố và tại mặt đất. Khoảng cách từ vòng vây tới mép kết cấu không được quá 1,5m trừ khi được duyệt.
  • Đào hố móng trong hố móng lộ thiên, trên cạn: Kích thước trong bản vẽ là kích thước mặt đáy hố đào. Thể tích khối đất là khối lượng đào được giới hạn từ hai mặt phẳng nằm ngang tại đáy hố đào và mặt trung bình từ mặt đất tự nhiên cùng các mặt phẳng mái đào.

Khối lượng đào đất hố móng sẽ không bao gồm các yếu tố như: do đào sâu quá quy định, đắp bù, phát sinh từ quá trình đóng cọc, lở, sạt đất từ các hoạt động của nhà thầu gây nên,....

Công thức tính khối lượng đào đất hố móng sẽ phụ thuộc vào hình dạng thực tế của hố móng. Nhưng chung quy lại, bạn có thể tham khảo công thức tính khối lượng nhanh chóng và đơn giản sau:

Khối lượng đào đất hố móng: V=1/3H x (S1 + S2 + SQRT 1 x S2)

Trong đó:

  • S1 là diện tích đáy lớn
  • S2 là diện tích đáy nhỏ
  • SQRT 1 x S2 là căn bậc hai của S1 x S2
  • H là chiều cao.

Hy vọng là công thức tính khối lượng đào đất hố móng và toàn bộ những lưu ý về kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn thi công đào đất hố móng sẽ hỗ trợ bạn thật nhiều trong cuộc sống.

Từ khóa » Cách Tính Khối Lượng đất đào Bằng Máy