Công Thức Tính Khối Lượng Riêng

Công thức tính khối lượng riêngCách tính khối lượng riêng - Bài tập minh họa Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Công thức tính khối lượng riêng

  • Định nghĩa khối lượng riêng
  • Công thức tính khối lượng riêng
  • Khối lượng riêng của một số chất
  • Ứng dụng khối lượng riêng vào thực tiễn
  • Phương pháp xác định khối lượng riêng của một chất
  • Trắc nghiệm liên quan đến khối lượng riêng
  • Bài tập minh họa khối lượng riêng

Khối lượng riêng là gì, cách tính khối lượng riêng như thế nào? Để giải đáp câu hỏi này mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của VnDoc.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 10: Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng

Định nghĩa khối lượng riêng

Khối lượng riêng của vật thể là một đặc tính về mật độ của vật chất đó, là đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng m của một vật làm bằng chất ấy (nguyên chất) và thể tích V của vật.

Công thức tính khối lượng riêng

Khi gọi khối lượng riêng là D, ta có: D = m/ V

D là khối lượng riêng (kg/m3)

V là thể tích (m3)

Trọng lượng: P = 10 x m

P là trọng lượng (N)

m là khối lượng (Kg)

Khối lượng riêng của một số chất

Chất rắnD (kg/m3)Chất lỏngD(kg/m3)
Chì11300Thủy ngân13600
Sắt7800Nước1000
Nhôm2700Xăng700
Đá2600Dầu hỏa800
Gạo1200Dầu ăn800
Gỗ tốt800Rượu, cồn790

Ứng dụng khối lượng riêng vào thực tiễn

Khi người ta nói chì nặng hơn sắt thì phải hiểu ngầm rằng khối lượng riêng của chì lớn hơn khối lượng riêng của sắt. Hoặc có thể đo lượng bằng đơn vị trọng lượng riêng.

Iridi thuộc loại chất nặng nhất, có khối lượng riêng là 22400Kg / m3

Trong thực tế, chì có khối lượng riêng lớn, khá rẻ nên thường được sử dụng làm các thiết bị đơn giản, cũng có thể là làm cần câu cá giúp miếng mồi có thể lặn một cách tự nhiên.

Phương pháp xác định khối lượng riêng của một chất

Để xác định trọng lượng riêng của một chất bất kì ta làm theo các phương pháp sau đây:

  • Đo trọng lượng của quả cân bằng lực kế
  • Xác định thể tích quả cân bằng bình chia độ hoặc các vật dụng tương đương
  • Áp dụng công thức tổng quát để tính trọng lượng riêng của quả cầu. Trong trường hợp quả cầu đồng chất và tinh khiết thì trọng lượng riêng của qá cầu cũng chính là trọng lượng riêng của chất đó.
  • Việc tính toán trọng lượng riêng của một chất chỉ giúp ta hiểu thêm ý nghĩa, còn ở thực tế, các vấn đề này đã được giải quyết từ khá lâu trước rồi.

Trắc nghiệm liên quan đến khối lượng riêng

Câu 1: Thông tin về 1 kg nước có thể tích 1 lít còn với 1kg dầu hỏa lại có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào bên dưới là chính xác?

A. 1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏa

B. 1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nước

C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa

D. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.

Lời giải:

A. 1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏa. Câu này sai bởi lẽ cả 2 vấn đề đều nhắc đến là thể tích 1 lít, do đó không có sự so sánh thể tích trong trường hợp này

B. 1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nước. Đây cũng là một đáp án sai bởi lẽ khi dùng qui tắc tam suất, thì ta tính được 1 lít dầu hỏa chỉ nặng khoảng 0,8 KG

Từ đó ta tính được: D (dầu) = 0.8

D (nước) = 1

Suy ra, khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu

Câu 2: Một số người cho rằng đồng nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào bên dưới là KHÔNG đúng?

A. Vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm

B. Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm

C. Vì khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm

D. Vì trọng lượng riêng của miếng đồng lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Lời giải:

C. Vì khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm

Câu 3: Khi cần đo khối lượng riêng các hòn bi thủy tinh, cần sử dụng các dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Chỉ cần dùng một cái cân

B. Chỉ cần dùng một cái lực kế.

C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ.

D. Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ.

Lời giải:

Để đo được khối lượng riêng ta cần phải biết được khối lượng và thể tích.

Để đo thể tích cần bình chia độ và để đo khối lượng thì cần phải có cân

Vậy câu này đáp án đúng là D. Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ

Câu 4: Khối lượng riêng dầu ăn được xác định là khoảng 800kg/m3. Nếu như có 2 lít dầu ăn trọng lượng là bao nhiêu? câu trả lời nào đúng?

A. 1,6N.

B. 16N.

C. 160N.

D. 1600N.

Lời giải:

2 lít dầu ăn sẽ tương đương với khoảng 2x 0.8 = 1.6 Kg

1,6 kg tương ứng với khoảng 16 N

Vậy, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng 16 N

Chọn đáp án B.

Câu 5: Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg. Tính trọng lượng của một đống cát 3 m3.

A. 60000N

B. 30000N

C. 45000N

D. 50000N

Lời giải:

Khối lượng riêng của cát là: D = m/V = 15 / 10 = 1.5Kg / l

Một đống cát có khối lượng 3 m3 tương ứng với 3000 lít. Do đó khối lượng của đống cát là: 1.5 x 3000 = 4500 kg.

Trọng lượng của đống cát này là: 45000N

Vậy ta chọn đáp án C. 45.000N

Bài tập minh họa khối lượng riêng

Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,5 m3.

a) Tính khối lượng riêng của vật.

b) b) Tính trọng lượng riêng của vật?

Đáp án

Ta có: m = 180 kg

V = 1,5 m3

Áp dụng công thức tính khối lượng riêng bên trên ta có:

Khối lượng riêng của vật là: D = 180/1,5 = 120 kg/m3

Để tính trọng lượng riêng, ta có công thức liên hệ: d = D x 10

Trọng lượng riêng của vật là: d =D x 10 =1200 N/m3

Tham khảo thêm

  • Đề KSCL học kì 2 lớp 6 môn Vật lý trường THCS Tân Viên, An Lão năm học 2017 - 2018

  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 26 - 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm học 2016 - 2017

  • Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2021

  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 28 - 29: Sự sôi

  • Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2015 trường THCS Phổ Văn

  • Công thức tính cường độ dòng điện

  • Giải bài tập trang 87, 88 SGK Vật lý lớp 6: Sự sôi

  • Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Suối Bàng, Sơn La năm 2017 - 2018

  • Công thức tính lực ma sát

Từ khóa » Tính Klr