Công Thức Tính Lương Theo Hệ Số Giáo Viên THPT - News Timviec
Có thể bạn quan tâm
Mức lương giáo viên THPT hiện nay là bao nhiêu? Cách tính lương theo hệ số như thế nào? Đây chính là những điều mà mọi người quan tâm. Trong bài viết này, sẽ hướng dẫn cách tính chi tiết để mọi người có thể nắm rõ nhé!
Xem việc làm GIÁO DỤC hấp dẫn nhất!
Việc tăng mức lương cơ sở lên mức 1.600.000 VNĐ/tháng tính từ ngày 1/7/2020 sẽ được áp dụng với các đối tượng giáo viên trên cả nước. Mỗi mức hạng sẽ được ký hiệu riêng, điều kiện yêu cầu khác nhau. Đặc biệt, quy định mức lương cụ thể cho từng cấp bậc, hệ số.
>> Xem thêm: Bảng lương giáo viên và hệ số, bậc lương cập nhật mới nhất
- Bảng lương giáo viên THPT
- Hạng giáo viên cấp THPT
- Giáo viên THPT hạng 1 mã số V.07.05.15
- Giáo viên THPT hạng 2 mã số V.07.05.14 và hạng 3 mã số 07.05.15
- Công thức tính lương giáo viên THPT
Bảng lương giáo viên THPT
Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT.
Theo đó , các chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối tượng cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:
- Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I, áp dụng hệ số lương giáo viên THCS của đối tượng viên chức loại A1, nhóm A2.1 (Từ hệ số lương 4.00 đến 6.78).
- Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT II, áp dụng hệ số lương của đối tượng viên chức loại A2, nhóm A2.2 (Từ hệ số lương 4.00 đến 6.38).
- Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III, áp dụng hệ số của đối tượng viên chức loại A1 (Từ hệ số lương 2.34 đến 4.89).
Viên chức sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung (Nếu có). Nếu vẫn ở ngạch cũ (Tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.
Để thăng hạng viên chức giáo viên THPT sẽ được thực hiện sau khi cấp thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh giáo viên THPT theo đúng quy định và xếp lương theo hướng dẫn.
✔ XEM THÊM: Lương giáo viên THCS: Công thức tính lương theo quy định năm 2020
Hạng giáo viên cấp THPT
Dựa trên chức danh nghề nghiệp của giáo viên cấp THPT các trường sẽ bao gồm 3 hạng:
Giáo viên THPT hạng 1 mã số V.07.05.15
Yêu cầu v trình độ bồi dưỡng, đào tạo từ cấp thạc sĩ chuyên ngành sư phạm hoặc tương đương với môn giảng dạy trở lên.
- Có chức chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Đối với trường hợp không có bằng ĐH sư phạm).
- Trình độ ngoại ngữ bậc 3.
- Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Chức chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng I.
- Có khả năng giao tiếp, đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật đối với học sinh THPT cấp tỉnh trở lên.
- Được công nhận giáo viên dạy giỏi THPT/giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh THPT,…trở lên.
✔ XEM THÊM:Tiết lộ mức lương giáo viên tiếng anh cực hấp dẫn
Giáo viên THPT hạng 2 mã số V.07.05.14 và hạng 3 mã số 07.05.15
Bậc lương GV THPT hạng 2 yêu cầu trình độ bồi dưỡng, trình độ cử nhân trở lên chuyên ngành sư phạm hoặc tương đương bộ môn giảng dạy.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với những đối tượng giáo viên không theo ngành sư phạm.
- Trình độ ngoại ngữ từ bậc 2 hoặc chứng chỉ dân tộc.
- Với giáo viên chuyên ngoại ngữ trình độ ngoại ngữ đạt bậc 2 theo quy định.
- Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II.
Công thức tính lương giáo viên THPT
Công thức áp dụng tính lương:
Lương cơ bản x hệ số (Theo bậc- quy từ ngạch viên chức) + phụ cấp + tiền hỗ trợ.
Ví dụ: Lương cơ bản Giáo viên THPT là: 1.300.000 VNĐ/tháng x 2.34 (Giáo viên hạng 3) + 500.000 VNĐ (tiền phụ cấp) = 3.542.000 VNĐ
Đây là số lương bạn sẽ được nhận đúng số tiết tùy vào cấp học mà bạn giảng dạy.
Số tiền cần dạy đủ để đạt mức lương như:
- Giáo viên tiểu học: 23 tiết.
- Giáo viên THCS: 19 tiết.
- Giáo viên THPT: 17 tiết.
Lưu ý:
- Mức lương trên chưa tính phụ cấp thâm niên nếu như giáo viên đã dạy từ 5 năm trở lên, cứ 1 năm lên 1%, sau 5 năm đạt 5% là mức khởi điểm nhận phụ cấp.
- Chưa tính phụ cấp chức vụ (Nếu có)
- Đối với giáo viên tập sự chỉ được hưởng 85% lương.
- Đây là mức lương Nhà nước chi trả, chưa tính nhà trường hỗ trợ hoặc dạy nhiều hơn số tiết quy định sẽ có những khoản chi phí riêng.
Như vậy có thể thấy, công thức cho lương giáo viên là một bài toán gian nan. Vì đây là quy định về từng chế độ, phụ cấp đối với mỗi giáo viên do các trường áp dụng thực hiện.
✔ XEM THÊM: Lương giáo viên mầm non: Công thức tính và bảng hệ số lương hiện nay
Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ giúp cho các bạn có thêm những hiểu biết về lương giáo viên THPT trong lĩnh vực giáo dục. Đây chính là những thông tin cơ bản nắm vai trò quan trọng trong quá trình xin việc cũng như công tác trong ngành. Đừng quên cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích tại NewsTimviec nhé!
Từ khóa » Hệ Số Lương Giáo Viên Thpt
-
Hệ Số Lương Giáo Viên Các Cấp Năm 2021 Là Bao Nhiêu?
-
Bảng Lương Giáo Viên Theo Hạng Chức Danh Nghề Nghiệp Mới Nhất
-
Cách Tính Lương Giáo Viên THPT Theo Quy định Mới Nhất 2022
-
Từ Tháng 3/2021 Tăng Hệ Số Lương Cho Giáo Viên Các Cấp
-
Bảng Lương Giáo Viên THPT Năm 2021 Cách Tính Bậc ...
-
Bảng Lương Giáo Viên Mầm Non, Tiểu Học, THCS, THPT 2022
-
Hệ Số Lương Của Giáo Viên Sẽ Thay đổi Ra Sao Khi Bộ Sửa đổi Chùm ...
-
Hướng Dẫn Xếp Lương Giáo Viên THPT Công Lập Từ 20/3/2021
-
Thông Tư 04/2021/TT-BGDĐT Tiêu Chuẩn, Xếp Lương Giáo Viên THPT ...
-
Cách Tính Lương Giáo Viên THPT Theo Quy định Mới Nhất Năm 2021
-
Giáo Viên Chuyển Hạng được Xếp Lương Như Thế Nào? - Luật Dân Việt
-
Xác định Hệ Số Lương Của Giáo Viên Hạng II - Báo Lao Động
-
Hệ Số Lương Giáo Viên Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở, Thpt - Luật Hoàng Phi