Công Thức Tính PH (TOÀN BỘ) Cách Tính Nồng Bộ PH Chuẩn

Nội dung chính

  • Công thức tính pH
  • Các công thức tính pH trong từng trường hợp cụ thể 
  • Các công cụ đo pH nhanh chóng và tiện lợi 

Cách tính pH chuẩn là thắc mắc mà Bilico thường nhận được từ rất nhiều quý vị khách hàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để giúp bạn giải đáp thật cặn kẽ vấn đề trên.

Công thức tính nồng độ pH

Công thức tính pH

Chỉ số pH được xác định theo công thức sau:

pH= −log[H+]

Trong đó

– [H+] biểu thị hoạt độ của các ion H+ (còn gọi là ion hidronium) được đo theo đơn vị là mol/lít, trong các dung dịch loãng như nước sông, hồ, nước máy thì chỉ số sẽ có giá trị xấp xỉ bằng nồng độ của Ion H+.

– Log là logarit cơ số 10 và pH là thang đo chỉ số của axit.

– [H+][OH−]=10−14

Công thức tính nồng độ pH

Công thức chi tiết để tính nồng độ pH

Hiểu một cách đơn giản, nồng độ pH là chỉ số biểu thị độ hoạt động của các ion H+ trong dung dịch, thang đo thường dùng có giá trị từ 1 – 14. Dựa vào chỉ số này mà người ta có thể xác định được dung dịch có tính axit hay tính bazơ. Công thức tính nồng độ pH trên được áp dụng cho hầu hết các dung dịch loãng.

Người ta thường dùng pH của nước là 7 làm mức chuẩn  nếu giá trị đo được <7 thì dung dịch đó có tính axit, còn nếu giá trị đo được >7 thì dung dịch có tính kiềm (bazơ).

Có thể nói, một dung dịch có pH là 6.0 sẽ có độ axit cao gấp 10 lần so với pH trung tính 7.0 tương tự, dung dịch có pH bằng 5 sẽ có độ axit cao gấp 100 lần so với pH trung tính. 

Các công thức tính pH trong từng trường hợp cụ thể 

+ Đối với dung dịch axit mạnh: pH = -log(Ca) trong đó Ca là nồng độ của axit.

+ Đối với axit yếu: pH = -1/2.logKa -1/2.logCa với Ka là hằng số điện ly của axit (axit yếu chỉ bị điện ly 1 phần).

.+ Đối với bazơ mạnh: pH = 14 + log(Cb) ; Cb là nồng độ bazo.

+ Bazơ yếu: pH = 14 +1/2logKb + 1/2.log(Cb) ; Kb hằng số điện ly bazo.

+ Đối với dung dịch muối: pH = -1/2.logKa – 1/2.log(Cm).

+ Đặc biệt, dung dịch muối tạo ra từ bazo mạnh hoặc axit yếu thì tính theo công thức: pH= 14 + 1/2.logKb + 1/2.log(Cm).

Các công cụ đo pH nhanh chóng và tiện lợi 

Thực tế việc đo lường được hoạt độ của ion H+  và đưa vào cách tính pH của dung dịch khá phức tạp.  Chính vì vậy, các công cụ để đo pH sử dụng dễ dàng và cho kết quả nhanh chóng ra đời giúp cho việc đo lường trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

– Sử dụng chất chỉ thị màu: Màu của chất chỉ thị sẽ thể hiện độ pH của dung dịch. Màu sắc của chất chỉ thị sẽ chia làm 14 thang bậc. Việc đo lường cũng rất đơn giản, chuẩn bị giấy kiểm tra được ngâm vào chất chỉ thị rồi nhúng vào dung dịch cần kiểm tra, rồi so sánh  với thang màu.  

Thang nồng độ pH

Chất chỉ thị màu đối với từng thang pH

– Sử dụng giấy quỳ: Quỳ tím cũng là một cách để thức và nhận biết tính acid, bazơ của một dung dịch. Dung dịch có tính axit sẽ làm giấy quỳ chuyển sang màu đỏ, còn khi gặp dung dịch có tính bazơ, giấy quỳ sẽ chuyển màu xanh. Để xác định được chỉ số pH, ta so sánh màu của giấy quỳ với thang đo tiêu chuẩn.

– Sử dụng máy đo: Máy đo là công cụ cho kết quả đo nhanh chóng, dễ dàng và chính xác nhất. Ngoài ra, đối với nước bể bơi, người ta thường sử dụng bộ test nước bể bơi để kiểm tra song song chỉ số pH và nồng độ clo trong bể, vô cùng tiện lợi và dễ thực hiện.

Sử dụng bộ test thử nước bể bơi để tính nồng độ pH trong hồ bơi

Bộ kit test nước bể bơi SPS – Xem sản phẩm

Hy vọng những thông tin mà Bilico cung cấp về các cách tính pH cho dung dịch, cũng như công thức tính pH trên đây có thể giúp ích cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến số hotline: 0986.168.007.

Từ khóa » Cách Tính Ph Trong Dung Dịch