Công Thức Tính Phân Bổ Chi Phí Sản Xuất Chung - ITG Technology

Chi phí sản xuất chung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá được công suất hoạt động thực tế của mỗi doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu thêm về điều này trong bài viết được chia sẻ ngay sau đây.

Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp

Chi phí sản xuất chung là gì?

Chi phí sản xuất chung là một thành phần nằm trong chi phí sản xuất và là một trong những yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm. Nó bao gồm các chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chung phát sinh trong phạm vi phân xưởng, nhưng không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Nói một cách đơn giản thì tính chi phí sản xuất chung đóng vai trò lớn trong việc giúp doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận bằng cách xác định chính xác giá thành sản phẩm, hàng hoá.

Tài khoản chi phí sản xuất chung

Trong hạch toán kế toán, tài khoản chi phí sản xuất chung được hạch toán vào tài khoản 627 và không có số dư cuối kỳ, cụ thể:

  • Bên Nợ bao gồm tập hợp toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh tại kỳ sản xuất.
  • Bên Có gồm các khoản giảm trừ chi phí sản xuất, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn so với công suất bình thường.

Chi phí sản xuất chung gồm những gì?

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo mỗi phân xưởng và dựa vào từng yếu tố chi phí. Cụ thể bao gồm các loại chi phí sau:

  • Chi phí nhân viên phân xưởng: Là các khoản chi phí liên quan phải trả cho người lao động tại phân xưởng, trong đó có các khoản tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Loại chi phí này được hạch toán trong tài khoản 6271.
  • Chi phí vật liệu: Là loại chi phí được hạch toán vào tài khoản 6272, nó phản ánh các loại chi phí về vật liệu dùng chung cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định trong phân xưởng.
  • Chi phí công cụ sản xuất: Được hạch toán kế toán vào tài khoản 6273, bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến công cụ, dụng cụ sản xuất được sử dụng tại phân xưởng sản xuất.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là khoản chi phí này gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định trong phân xưởng sản xuất như máy móc, thiết bị nhà xưởng và được hạch toán vào tài khoản 6274.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài (thuộc tài khoản 6277): Đề cập đến các khoản chi mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất của phân xưởng, có thể kể đến như chi phí điện nước, chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí trả cho nhà thầu phụ,…
  • Chi phí bằng tiền khác (được hạch toán vào tài khoản 6278): Phản ánh các khoản chi phí khác phục vụ hoạt động tại phân xưởng được trả bằng tiền ngoài các khoản chi phí được đề cập phía trên.

Đọc thêm: Quản lý sản xuất

Chi phí sản xuất chung giúp doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận bằng cách xác định chính xác giá thành sản phẩm, hàng hoá

Chi phí sản xuất chung giúp doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận bằng cách xác định chính xác giá thành sản phẩm, hàng hoá

Công thức tính phân bổ chi phí sản xuất chung

Căn cứ vào nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 627, kế toán chi phí sản xuất chung bao gồm tập hợp các chi phí được liệt kê dưới đây:

  • Chi phí nhân công tại phân xưởng – (Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng): Như đã đề cập, loại chi phí này bao gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phải trả cho người lao động tại phân xưởng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí nhân công tại phân xưởng được hạch toán: Nợ TK 627, Có TK 334. Các khoản được tính theo lương của người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn sẽ được hạch toán: Nợ TK 627, Có TK 338.
  • Chi phí nguyên vật liệu – (Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu): Hạch toán các khoản chi vật liệu dùng cho phân xưởng như sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định được hạch toán như sau: Nợ TK 627, Có TK 152. 
  • Chi phí dụng cụ sản xuất (Tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất): Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, căn cứ vào phiếu xuất kho mà hạch toán: Nợ TK 627, Có TK 153. Đối với các công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung cần phân bổ giá trị, hạch toán chi phí này là: Nợ TK 627, Có TK 242.
  • Chi phí khấu hao – (Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định): Hạch toán Nợ TK 627, Có TK 214 đối với các khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng… thuộc phân xưởng.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài – (Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài): Chi phí sửa chữa, thuê ngoài, điện nước dùng cho phân xưởng được hạch toán Nợ TK 627, Nợ TK 133 và Có TK 111, 112, 331.
  • Chi phí bằng tiền khác – (Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác): Các chi phí được chi trả bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên dùng cho phân xưởng, căn cứ vào chứng từ gốc và các chứng từ có liên quan mà được hạch toán như sau: Nợ TK 627, Nợ TK 133, Có TK 111, 112.
  • Chi phí đi vay phải trả, đã được hòa vốn: Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp cần xác định lãi tiền vay phải trả, đã trả được vốn hoá cho tài sản sản xuất dở dang, khi trả lãi tiền vay. Loại chi phí này được hạch toán theo quy tắc: Nợ TK 627, Có TK 111, 112, 335 – Chi phí phải trả, 242 – Chi phí trả trước (trong trường hợp trả trước lãi vay).
  • Chi phí dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp: Khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp, hạch toán cụ thể: Nợ TK 627, Có TK 352.
  • Chi phí sản xuất được kết chuyển vào giá thành sản phẩm, dịch vụ cuối kỳ: Khoản chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào giá thành sản phẩm theo mức công suất bình thường được hạch toán như sau: Nợ TK 154, Có TK 627.
  • Chi phí sản xuất cố định không phân bổ vào giá thành sản xuất: Chúng được ghi nhận vào giá vốn hàng bán và được hạch toán: Nợ TK 632, Có TK 627.
  • Các khoản giảm chi phí sản xuất: Nếu phát sinh các khoản này thì hạch toán như sau: Nợ TK 111, 112, 138, Có TK 627.
  • Chi phí sản xuất dùng cho hợp đồng hợp tác kinh doanh: Kế toán thông thường vào mỗi kỳ lập bảng phân bổ chi phí chung và xuất hóa đơn giá trị gia tăng để phân bổ chi phí sản xuất chung sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh dành cho các bên, khoản chi phí này được hạch toán: Nợ TK 138, Có TK 627 và Có TK 3331.

Xem thêm: Tính giá thành sản phẩm: Bài toán muôn thuở với các doanh nghiệp sản xuất

Phân loại chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung được chia thành 2 loại là chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi:

Chi phí sản xuất chung cố định và biến đổi

Chi phí sản xuất chung cố định và biến đổi

  • Chi phí sản xuất chung cố định: là loại chi phí gián tiếp và thường sẽ không thay đổi theo số lượng sản phẩm được sản xuất như: chi phí bảo dưỡng máy móc/thiết bị, chi phí khấu hao, phí nhà xưởng, phí quản lý hành chính tại các phân xưởng/bộ phận/tổ đội sản xuất,…
  • Chi phí sản xuất chung biến đổi: là khoản phí sản xuất gián tiếp và có thể thay đổi theo số lượng sản phẩm được sản xuất ra như: chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.

Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất chung

Để hạch toán chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp thì kế toán cần phải phân loại chi tiết 2 khoản chi phí sản xuất chung cố định và biến đổi.

Chi phí sản xuất chung cố định sẽ được phân bổ vào khoản phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng thành phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường:

  • Nếu sản xuất sản phẩm thực tế cao hơn công suất hoạt động bình thường của máy móc/thiết bị thì chi phí sản xuất chung cố định sẽ tính toàn bộ vào chi phí sản xuất trong kỳ (giá thành sản phẩm)
  • Nếu sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất hoạt động bình thường của máy móc/thiết bị thì chi phí sản xuất chung cố định sẽ chỉ phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị thành phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Trong khi đó, chi phí sản xuất chung biến đổi thường được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

ERP là một trong những phần mềm được nhiều doanh nghiệp sử dụng để tính toán chi phí sản xuất chung chính xác, nhanh chóng hơn. Tìm hiểu thêm về cách ERP giúp hoạt động trong doanh nghiệp:

Ví dụ về chi phí sản xuất chung

Giả sử doanh nghiệp X chủ yếu sử dụng máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm và lựa chọn số giờ máy là tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung. Theo định mức, cứ bình quân 2 giờ máy hoạt động sẽ sản xuất được một sản phẩm. Dự toán chi phí sản xuất chung của công ty X trong năm như sau:

CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNGĐơn giá phân bổChi phí sản xuất chung ở các mức độ hoạt động
30.000 giờ máy40.000 giờ máy50.000 giờ máy60.000 giờ máy
PHẦN BIẾN PHÍ
Chi phí lao động phụ0,8 24.000 32.00040.000 48.000 
Chi phí dầu mỡ0,39.000 12.000 15.000 18.000 
Chi phí năng lượng0,412.00016.00020.00024.000
Cộng biến phí sản xuất chung1,545.00060.00075.00090.000
PHẦN ĐỊNH PHÍ
Chi phí lương quản lý phân xưởng160.000160.000160.000160.000
Chi phí khấu hao100.000100.000100.000100.000
Chi phí bảo hiểm40.000 40.000 40.000 40.000 
Cộng định phí sản xuất chung300.000300.000300.000300.000
CỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG345.000360.000375.000390.000

Đọc thêm: 5 Cách giảm chi phí sản xuất

Tính chi phí sản xuất chung bằng excel có còn hiệu quả?

Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang sử dụng Excel để tính toán chi phí sản xuất chung. Điều này gây nên nhiều hạn chế như:

  • Tốn nhiều thời gian để thực hiện các hàm tính toán
  • Tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai sót
  • Yêu cầu người sử dụng phải có kỹ năng sử dụng excel thành thạo
  • Dữ liệu dễ bị xóa/chỉnh sửa và khó có thể khôi phục lại được nếu làm mất dữ liệu
  • Phải làm việc trên nhiều file, khó quản lý đồng bộ khiến nguồn dữ liệu bị rời rạc

Thay vào đó, để tiết kiệm thời gian và nâng cao độ chính xác, doanh nghiệp có thể sử dụng  các ứng dụng hỗ trợ tính toán đang phổ biến hiện nay. 3S iFACTORY là tính giá thành sản xuất được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

3S iFACTORY hỗ trợ tính giá thành - tối ưu chi phí sản xuất

3S iFACTORY hỗ trợ tính giá thành – tối ưu chi phí sản xuất

Hệ thống có khả năng tự động tập hợp cơ sở dữ liệu ở tầng ERP (bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp/gián tiếp, chi phí khấu hao máy) và dữ liệu thông tin ở tầng MES (bao gồm: nguyên vật liệu đầu vào, nguyên vật liệu tiêu hao trên mỗi dây chuyền, số giờ công nhân đứng máy, kết quả sản xuất,…), từ đó tính toán chi phí, quản lý giá thành sản xuất thực tế hàng ngày, giúp đánh giá và kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất.

Trên đây là những nội dung liên quan đến chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho đơn vị kế toán cũng như lãnh đạo doanh nghiệp trong hoạt động điều hành và quản lý doanh nghiệp mình. Để được tư vấn và hỗ trợ những phương pháp tối ưu chi phí trong vận hành sản xuất, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi thông qua Hotline: 092.6886.855.

Từ khóa » Chi Phí Là Gì Công Thức Tính Chi Phí