Công Thức Tính Số Chu Kì Xoắn - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu trả lời chính xác nhất:
Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu = 20 nu . khi biết tổng số nu ( N) của ADN :
Trong đó :
N là tổng số nu
C là số chu kì xoắn
Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về chu kì xoắn nhé !
Mục lục nội dung 1. ADN là gì?2. Cấu trúc của AND3. Chức năng của AND4. Tính chất của ADN5. Khái niệm chu kì xoắn6. Công thức tính số chu kì xoắn4. Câu hỏi bổ sung kiến thức về chu kì xoắn1. ADN là gì?
ADN hay acid deoxyribonucleic là vật chất di truyền của con người và hầu hết những loài sinh vật khác. ADN có hình dạng chuỗi xoắn kép bao gồm các sợi dài xen kẽ các nhóm đường và phosphate cùng với các base nitơ (adenin, thymin, guanin và cytosine). Gần như toàn bộ các tế bào trong cơ thể có ADN như nhau. Phần lớn ADN tập trung trong nhân tế bào (ADN nhân) được tổ chức thành các cấu trúc gọi là nhiễm sắc thể. Ngoài ra, một lượng nhỏ ADN khác có trong ti thể (gọi là ADN ti thể hoặc mtADN). Ti thể là cơ quan trong tế bào giúp chuyển năng lượng từ máu thành dạng mà tế bào có thể sử dụng được.
ADN chứa thông tin di truyền cần thiết cho quá trình sản xuất các thành phần tế bào, các bào quan và quay vòng chu kỳ sống. Sản xuất protein là một quá trình tế bào quan trọng phụ thuộc vào ADN khi thông tin di truyền được truyền từ ADN sang ARN rồi cuối cùng đến các protein.
2. Cấu trúc của AND
ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải): 1 vòng xoắn có: – 10 cặp nuclêôtit. – Dài 34 Ăngstrôn – Đường kính 20 Ăngstrôn.
– Liên kết trong 1 mạch đơn: nhờ liên kết hóa trị giữa axít phôtphôric của nuclêôtit với đường C5 của nuclêôtit tiếp theo.
– Liên kết giữa 2 mạch đơn: nhờ mối liên kết ngang (liên kết hyđrô) giữa 1 cặp bazơ nitríc đứng đôi diện theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđrô hay ngược lại; G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô hay ngược lại).
– Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:
+ Nếu biết được trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong một mạch đơn này à trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch còn lại.
+ Trong phân tử ADN: tỉ số: A+T/ G+X là hằng số nhất định đặc trưng cho mỗi loài.
3. Chức năng của AND
ADN có các chức năng chủ yếu sau: Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nuclêôtit trên ADN. Bảo quản thông tin di truyền: mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa, các đoạn gen cấu trúc được các cơ chế trong tế bào bảo vệ, giữ được tính ổn định trong đời sống cá thể. Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
4. Tính chất của ADN
Tính đa dạng: Tính đa dạng trong cấu trúc không gian của ADN chính là ở sự đa dạng và phong phú của trình tự sắp xếp các Nu với nhau. Các Nu trong một cấu trúc ADN được hình thành với số lượng rất lớn. Chỉ từ 4 loại Nu A – X, T – G mà cho ra một đoạn mạch khác biệt, không trùng lặp với bất kỳ đoạn mạch nào khác.
Tính đặc trưng: Ngược lại với tính chất đa dạng, tính chất đặc trưng của ADN chính là biểu hiện thông qua sự khác biệt giữa mỗi ADN, hay còn nói cách khác đó chính là mỗi cấu trúc không gian sẽ có đặc trưng riêng về số lượng, trình tự sắp xếp giữa ADN và thành phần cấu tạo của mỗi Nu có trong đoạn mạch xoắn.
5. Khái niệm chu kì xoắn
Chiều dài của ADN chính là chiều dài một mạch đơn và mỗi nuclêôtit có kích thước 3,4 ăngstrôn. Chiều dài của một chu kì xoắn là 34 ăngstrôn (tức là 10 cặp nuclêôtit hay 20 nuclêôtit)
- Đơn vị tính chu kì xoắn là Chu kì
6. Công thức tính số chu kì xoắn
Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu = 20 nu . khi biết tổng số nu ( N) của ADN:
- Trong phân tử ADN thì ta chỉ cần biết một trong các đại lượng tổng số nuclêôtit hoặc chiều dài hoặc khối lượng hoặc số kì xoắn ta sẽ tính được các đại lượng còn lại.
- Quy ước :
N là tổng số nucleotit của phân tử ADN (hay gen);
L là chiều dài của ADN (hay gen);
M là khối lượng của ADN (hay gen);
C là số chu kì xoắn của ADN (hay gen).
-Công thức tính các đại lượng trong ADN:
L = 3,4.N/2 (ăngstrôn) => N = 2L/3,4 (Nu)
M = N.300 (đvC) => N = M/300 (Nu)
M = 300.2L/3,4 (đvC) => L = 3,4.M/300.2 (ăngstrôn)
C = N/20 = L/3,4.10 = M/20.300 (chu kì)
>>> Xem thêm: Chiều dài mỗi chu kì xoắn trên phân tử ADN là bao nhiêu?
4. Câu hỏi bổ sung kiến thức về chu kì xoắn
Câu 1: Gen có 72 chu kì xoắn sẽ có chiều dài bao nhiêu micrômet?
A. 0,4692
B. 0,1172
C. 0,2448
D. 0,17595
Đáp án đúng: C. 0,2448
Câu 2: Gen dài 0,2482 micrômet có bao nhiêu chu kì xoắn?
A. 73
B. 146
C. 1460
D. 730
Đáp án đúng : A. 73
Câu 3: Gen có 920 cặp nuclêôtit sẽ có số chu kì xoắn là?
A. 184
B. 92
C. 46
D. 69
Đáp án đúng : D. 69
-----------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu Công thức tính số chu kì xoắn. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích cần thiết. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao nhé!
Từ khóa » Chu Ky Xoan
-
Công Thức Tính Số Chu Kì Xoắn - CungHocVui
-
Công Thức Tính Số Chu Kì Xoắn
-
Số Nuclêootit Chiều Dài, Khối Lượng Gen Chu Kì Vòng Xoắn - Hoc24
-
Câu Hỏi Một Phân Tử Có 20 Chu Kì Xoắn Thì Chiều Dài Của Adn Này Là
-
Top 12 Công Thức Tính Số Chu Kì Xoắn - Interconex
-
Một Chu Kì Xoắn Của Adn Gồm Bao Nhiêu Nuclêôtit?
-
Chiều Dài Mỗi Chu Kì Xoăn Trên Phân Tử ADN Là Bao Nhiêu?
-
Viết Công Thức Tính Số Nuclêootit, Chiều Dài Gen, Khối Lượng ... - Hoc247
-
ID9-685. Mỗi Chu Kì Xoắn Có Bao Nhiêu Nuclêôtit?
-
Một Gen Có 70 Chu Kỳ Xoắn, Số Lượng Nucleotit Của Gen đó Là...
-
Tương Quan Giữa Tổng Số Nuclêôtit Với Chiều Dài, Khối Lượng Và Số ...
-
Gen Có 96 Chu Kỳ Xoắn Và Có Tỉ Lệ Giữa Các Loại Nuclêôtit Là A = 1/3G ...
-
[LỜI GIẢI] Mỗi Chu Kì Xoắn Có Bao Nhiêu Nucleotit? - Tự Học 365