Công Thức Tính Số Mol Theo Khối Lượng - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp “Công thức tính số mol theo khối lượng” đầy đủ và chi tiết nhất là tài liệu học tập vô cùng hữu ích, chúc các em hcoj tập tốt.
Mục lục nội dung 1. Công thức tính số mol theo khối lượng2. Các khái niệm về số mol3. Lịch sử phát triển của mol4. Phân loại mol5+. Các công thức tính số mol6. Bài tập tính số mol1. Công thức tính số mol theo khối lượng
- Công thức tính số mol theo khối lượng
Trong đó :
+ n là số mol chất ( đơn vị là mol )
+ m là khối lượng chất ( đơn vị là gam )
+ M là khối lượng mol chất ( đơn vị là gam )
2. Các khái niệm về số mol
a. Khái niệm mol
- Mol hay Mole (cách gọi khác của số mol) là đơn vị đo lường dùng trong hóa học. Nhằm diễn tả lượng chất có chứa 6,022.1023 số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Trong đó số 6,022.1023 được gọi là hằng số Avogadro (ký hiệu là Nᴀ ).
b. Khái niệm khối lượng mol
- Khối lượng mol là khối lượng một mol một nguyên tố hoặc hợp chất hóa học. hay nói cách khác khối lượng mol của một chất chính là khối lượng tính bằng N phân tử hoặc nguyên tử của chất đó. Khối lượng mol được tính từ nguyên tử khối các nguyên tố trong bảng hệ tuần hoàn
c. Thể tích mol
- Thể tích mol phân tử của một chất khí là thể tích của 1 mol phân tử của chất khí đó hoặc thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó.
- Thể tích mol không đổi khi các điều kiện nhiệt độ và áp suất không đổi. Do đó ở 0°C và 1 atm (điều kiện tiêu chuẩn) thì 1 mol khí nào cũng có thể tích là 22,4 lít.
d. Nồng độ mol
- Trong dung dịch có chứa cả chất tan và chất không tan. Lượng chất tan trong một thể tích dung môi cố định càng lớn thì nồng độ càng cao. Nồng độ này sẽ đạt giá trị cực đại khi dung dịch bão hòa tức chất tan gần như không thể hòa tan thêm vào dung dịch được nữa. Nếu vẫn cố thêm chất tan vào, hiện tượng phân tử bị kết tinh sẽ xảy ra, dẫn đến các pha cùng tồn tại hoặc tạo thể vấn (huyền phù)
3. Lịch sử phát triển của mol
- Lịch sử đơn vị mol liên quan chặt chẽ với các khái niệm phân tử khối, đơn vị khối lượng nguyên tử, hằng số Avogadro và các khái niệm có liên quan khác.
- Tên gọi “mol” bắt nguồn từ tiếng Đức, do nhà hóa học Wilhelm Ostwald đặt ra vào năm 1894 dựa theo từ molekül của tiếng Đức (nghĩa là “phân tử”).
4. Phân loại mol
- Nguyên tử, phân tử là những hạt có kích thước vi mô. Chúng có kích thước nhỏ hơn hạt cát hàng nghìn, hàng vạn lần mà mắt ta không nhìn thấy được. Vì vậy mà các đơn vị đo lường dành cho các hạt vĩ mô không thể áp dụng lên chúng được. Các nhà khoa học đã đề xuất ra một đơn vị đo lường mới dành cho các hạt vi mô này, đó là mol.
- Khái niệm mol nguyên tử và mol phân tử là không giống nhau.
- Mol nguyên tử của một nguyên tố là lượng nguyên tố đó có chứa (N_{A}) nguyên tử của nguyên tố đó.
- Mol phân tử của một chất là lượng chất chứa (N_{A}) phân tử của chất đó.
5+. Các công thức tính số mol
a. Công thức 1
=> Tính số mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn bằng thể tích chất khí ( dktc ) chia cho 22,4 công thức tính như sau:
Trong đó
+ n là số mol chất khí ở đkc ( đơn vị là mol )
+ V là thể tích chất khí ở đkc ( đơn vị là lít )
b. Công thức 2
=> Tính số mol chất bằng nồng độ mol nhân với thể tích dung dịch, công thức như sau : n = CM x V
Trong đó
+ n Số mol chất ( mol )
+ CM là nồng độ mol ( mol / lít )
+ V là thể tích dung dịch ( lít )
c. Công thức 3
=> Cách tính số mol nguyên tử hoặc phần tử bằng số nguyên tử hoặc phân tử trên số Avogađro, công thức tính là
Trong đó
+ n là số mol (nguyên tử hoặc phân tử) ( đơn vị tính mol )
+ A là số nguyên tử hoặc phân tử ( nguyên tử hoặc phân tử )
+ N là số Avogađro ( đơn vị tính 6.10-23 )
d. Công thưc 4
=> Cách tính số mol chất khí bằng áp suất nhân với thể tích chất khí trên hằng số nhân với nhiệt độ, công thức cụ thể như sau
Trong đó
+ n là số mol chất khí ( mol )
+ P là áp suất ( đơn vị tính atm hoặc mmHg )
+ V là thể tích chất khí ( đơn vị tính Lít hoặc ml )
+ R là hằng số ( đơn vị tính 0,082 hoặc 62400 )
+ T là nhiệt độ ( đơn vị tính 273 +toC )
6. Bài tập tính số mol
Bài tập 1: Cho 3,9 gam Kali vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí hydro thu được ở điều kiện chuẩn.
Lời giải:
- Phản ứng xảy ra theo 2 phương trình
2K + 2HCl → 2KCl + H2 ↑ (1)
2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑ (2)
- Số mol Kali: nK = 3,9/39 = 0,1 mol
- Theo phương trình phản ứng (1) và (2), nH2 = nK = 0,1 mol
- Vậy thể tích khí hydro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là: VH2 = 0,1 x 22,4 = 2,24 lít.
Bài tập 2: Tính nồng độ mol của dung dịch khi hòa tan 15,8g KMnO₄ trong 7,2 lít nước.
Lời giải:
- Số mol của KMnO4 là:
- Nồng độ mol của dung dịch:
Bài tập 3: Trong 100ml dung dịch có hòa tan 8 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.
Lời giải:
- Ta có V = 100ml = 0,1 lít
nNaOH = 8/40 = 0,2 mol
- Áp dụng công thức trên ta có:
CM = n/V =0,2/0,1= 2M
Bài tập 4: Trong 200ml dung dịch có hòa tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.
Lời giải:
- Đổi 200ml =0,2 lít
- nNaOH = 16/40= 0,4 mol
- Áp dụng công thức ta có:
Từ khóa » Tính Số Mol Theo áp Suất
-
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC THƯỜNG... - CHINH PHỤC HÓA HỌC
-
Công Thức Tính Số Mol Khí ở điều Kiện Không Chuẩn - CungHocVui
-
Công Thức Tính Số Mol Theo áp Suất
-
[ Công Thức Tính Số Mol ] Qua Khối Lượng, Qua Thể Tích, Qua ...
-
Cách Tính Số Mol: Công Thức Tính Và Bài Tập Minh Họa - LabVIETCHEM
-
Công Thức Tính Số Mol Theo Áp Suất
-
Công Thức Tính Số Mol
-
Cách Tính Số Mol ở điều Kiện Nhiệt độ áp Suất - Minh Vương - HOC247
-
2022 Công Thức Tính Số Mol Khí ở điều Kiện Không Chuẩn - Duy Pets
-
Công Thức Tính Số Mol Khí ở điều Kiện Không Chuẩn
-
Bài Tập Tính Số Mol Các Dạng Bài Tập Về Mol Hóa 8
-
Công Thức Tính Số Mol Theo Thể Tích - TopLoigiai