Công Thức Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Excel - Luật Quang Huy

Nếu cần được hỗ trợ về thuế thu nhập cá nhân vui lòng gọi Tổng đài 1900.6795 để được tư vấn miễn phí. Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán - thuế, bạn vui lòng liên hệ hotline 09.678910.86. Trân trọng.

Tổng số người đã liên hệ hotline: 2.187

Để cho công việc tính thuế thu nhập cá nhân trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, đa số mọi người đều lựa chọn cách tính thuế thu nhập cá nhân bằng excel. Vậy công thức tính thuế thu nhập cá nhân bằng excel là gì? Bảng tính thuế thu nhập cá nhân excel theo pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ cung cấp cho bạn công thức tính thuế thu nhập cá nhân Excel nhanh chóng nhất.

Tổng quan về bài viết

Toggle
  • 1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?
  • 2. Bảng tính thuế thu nhập cá nhân Excel?
    • 2.1. Biểu thuế lũy tiến từng phần
    • 2.2. Biểu tính thuế rút gọn
    • 2.3. Mức thuế suất toàn phần
  • 3. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân Excel?
  • 4. Ví dụ về công thức tính thuế thu nhập cá nhân excel?
  • 5. Cơ sở pháp lý

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân trong tiếng Anh là Personal income tax được biết đến là khoản tiền mà người sở hữu thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hay một phần thu nhập từ các nguồn khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ theo quy định cụ thể.

Thuế thu nhập cá nhân không được thực hiện với những cá nhân có thu nhập thấp. Do vậy, khoản thu này được coi như công bằng với tất cả mọi người, giúp làm giảm khoảng cách chênh lệch giàu – nghèo trong xã hội.

2. Bảng tính thuế thu nhập cá nhân Excel?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014, việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc như sau:

2.1. Biểu thuế lũy tiến từng phần

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, biểu suất Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (VNĐ) Phần thu nhập tính thuế/tháng (VNĐ) Thuế suất (%)
1 Đến 60 triệu đồng Đến 5 triệu đồng 5
2 Trên 60 đến 120 triệu đồng Trên 5 đến 10 triệu đồng 10
3 Trên 120 đến 216 triệu đồng Trên 10 đến 18 triệu đồng 15
4 Trên 216 đến 384 triệu đồng Trên 18 đến 32 triệu đồng 20
5 Trên 384 đến 624 triệu đồng Trên 32 đến 52 triệu đồng 25
6 Trên 624 đến 960 triệu đồng Trên 52 đến 80 triệu đồng 30
7 Trên 960 triệu đồng Trên 80 triệu đồng 35

Trong đó, thuế nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân Excel
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân Excel

2.2. Biểu tính thuế rút gọn

Biểu tính thuế thu nhập cá nhân rút gọn được quy định rõ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính và Phụ lục: 01/PL-TNCN như sau:

Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1

(Phương pháp lũy tiến)

Cách 2 (Phương pháp rút gọn)
1 Đến 5 triệu đồng 5% 0 triệu + 5% thu nhập tính thuế 5% thu nhập tính thuế
2 Trên 5 triệu đến 10 triệu 10% 0,25 triệu + 10% thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng 10% thu nhập tính thuế – 0,25 triệu
3 Trên 10 triệu đến 18 triệu 15% 0,75 triệu + 15% thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng 15% thu nhập tính thuế – 0,75 triệu
4 Trên 18 triệu đến 32 triệu 20% 1,95 triệu + 20% thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng 20% thu nhập tính thuế – 1,65 triệu
5 Trên 32 triệu đến 52 triệu 25% 4,75 triệu + 25% thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng 25% thu nhập tính thuế – 3,25 triệu
6 Trên 52 triệu đến 80 triệu 30% 9,75 triệu + 30% thu nhập tính thuế trên 52 triệu 30 % thu nhập tính thuế – 5,85 triệu
7 Trên 80 triệu 35% 18,15 triệu + 35% thu nhập tính thuế trên 80 triệu 35% thu nhập tính thuế – 9,85 triệu

Lưu ý: Mức thuế suất nêu trên không áp dụng đối với các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ được quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014.

2.3. Mức thuế suất toàn phần

Mức thuế suất toàn phần áp dụng đối với các thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014. Cụ thể như sau:

Thu nhập tính thuế Thuế suất (%)
Thu nhập từ đầu tư vốn 5
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5
Thu nhập từ trúng thưởng 10
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2016 20
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2016 0,1
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 2

3. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân Excel?

Để có thể tính thuế thu nhập cá nhân trên thu nhập, trước hết bạn cần phải tính thu nhập chịu thuế. Hãy cùng theo dõi qua ví dụ tính thuế thu nhập cá nhân dưới đây:

Giả sử anh A thu nhập tính thuế thu  nhập cá nhân là 60.000.000 đồng. Ta thấy 60.000.000 > 52.000.000. Theo đó, thuế thu nhập cá nhân của anh A được tính như sau:

  • Cách 1: Theo cách tính ở bảng lũy tiến từng phần. Ta tính được thuế thu nhập cá nhân của khoản thu nhập tính thuế 60.00.000 là:  9.750.000 + 8.000.000 x 30% = 12.150.000 (đồng).
  • Cách 2: Ta có 1 cách tính khác:
Thuế thu nhập cá nhân = Tiền thuế phần thu nhập lũy tiến của bậc đó + Số thuế của phần thu nhập còn lại
Số thu nhập còn lại = (Thu nhập tính thuế – Giới hạn bậc trước đó) x Thuế suất

Theo đó:

Thuế thu nhập cá nhân của mức 60 triệu đồng = Tiền thuế phần thu nhập lũy tiến của bậc 6 + Số thuế vượt quá mức 52 triệu đồng (tức là 8 triệu đồng).

Tiền thuế phần thu nhập lũy tiến của bậc đó = 9.750.000 (đồng).

Số thuế vượt quá mức 52 triệu đồng = (60 triệu đồng – 52 triệu đồng) x 30% = 2,4 triệu đồng.

Tiền thuế thu nhập cá nhân của anh A = 9,75 triệu đồng + 2,4 triệu đồng = 12,15 triệu đồng.

Như vậy, nếu gọi thu nhập tính thuế là A. Nếu A nằm trong giới hạn bậc nào thì cách xác định A = Thuế lũy tiến bậc đó + (A – giới hạn bậc trước đó) x Thuế suất của bậc đó.

Để giúp công việc tính toán thuế thu nhập cá nhân được nhanh chóng, chính xác và tối ưu hóa hơn, ta có thể thiết lập cụ thể công thức tính thuế thu nhập cá nhân trên excel cho bất kỳ số A nào như sau:

=IF(A<0,0,IF(A<bậc 1,A*thuế suất bậc 1,IF(A<bậc 2,thuế lũy tiến bậc 2+(A-bậc 1)*thuế suất bậc 2,IF(A<bậc 3,thuế lũy tiến bậc 3+(A-bậc 2)*thuế suất bậc 3,IF(A<Bậc 4,thuế lũy tiến bậc 4 (A-Bậc 3)*thuế suất bậc 4,IF(A<bậc 5,thuế lũy tiến bậc 5+(A-bậc 4)*thuế suất bậc 5,IF(A<bậc 6,thuế lũy tiến bậc 6+(A-bậc 5)*thuế suất bậc 6, thuế lũy tiến bậc 7+(A-bậc 6)*thuế suất bậc 7)))))))

Áp dụng công thức trên vào file excel để tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

Bước 1: Tạo bảng gồm các thông tin sau:

Tạo bảng hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân bằng Excel
Tạo bảng hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân bằng Excel

Để có thể tính thuế thu nhập cá nhân, chúng ta cần nhập dữ liệu vào bảng thông tin với các hàm được định sẵn. Nhập theo công thức như sau:

=IF(G4<0,0,IF(G4<5000000,G4*5%,IF(G4<=10000000,G4*10%-250000,

IF(G4<=18000000,G4*15%-750000,IF(G4<=32000000,G4*20%-1650000,

IF(G4<=52000000,G4*25%-3250000,IF(G4<=80000000,G4*30%-5850000,

IF(G4>80000000,G4*35%-9850000)))))))

Trong đó: G4 là Thu nhập chịu thuế.

Bước 2: Nhập thông tin vào các hàm dưới đây:

  • Lương đóng bảo hiểm là số tiền mà bạn đã ký hợp đồng với công ty hay tổ chức để đóng bảo hiểm (thường được quy định trong hợp đồng lao động).
  • Bảo hiểm phải nộp là số tiền hàng bạn phải đóng bảo hiểm, được tính bằng bằng “Lương đóng bảo hiểm x 10,5%”
fx =$B$4*10,5%
  • Giảm trừ phụ thuộc là tổng số tiền được giảm trừ từ số người phụ thuộc, bằng “Số người phụ thuộc x 4400000”
fx =$C4*4400000
  • Thu nhập chịu thuế là thu nhập còn lại sau khi đã trừ hết tất cả các khoản miễn thuế
fx =A4-E4-D4-11000000-F4
  • Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế thu nhập cá nhân mà bạn phải đóng, được tính bằng hàm IF được nêu ở trên.

Bước 3: Tính thuế thu nhập cá nhân:

Nhập thông tin tại bước 2, rồi nhận kết quả. Nhập đầy đủ thông tin vào những ô còn thiếu, bạn sẽ tính được thuế thu nhập cá nhân.

4. Ví dụ về công thức tính thuế thu nhập cá nhân excel?

Ví dụ về sử dụng công thức excel để tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 7% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương. Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà C được tính như sau:

Thứ nhất, thu nhập chịu thuế của Bà C là 40 triệu đồng.

Thứ hai, bà C được giảm trừ các khoản sau khi nộp thuế thu nhập cá nhân:

  • Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng;
  • Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc của bà C (bao gồm khoản giảm trừ cho hai người con của bà C): 4,4 triệu đồng × 2 = 8,8 triệu đồng;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: 40 triệu đồng × (7% + 1,5%) = 3,4 triệu đồng
  • Tổng cộng các khoản được giảm trừ tính thuế thu nhập cá nhân của bà C: 11 triệu đồng + 8,8 triệu đồng + 3,4 triệu đồng = 23,2 triệu đồng
  • Thu nhập tính thuế của Bà C là: 40 triệu đồng – 23,2 triệu đồng = 16,8 triệu đồng.

Sau đây là công thức hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân của bà C trên excel theo phương pháp rút gọn theo ví dụ trên:

Lương cơ bản 40,000,000.00
Làm thêm giờ, và các khoản phụ cấp, thưởng khác                   0.00
Tổng lương bao gồm làm thêm và các khoản phụ cấp khác =D1+D2
Các khoản giảm trừ =D5+D6+D7+D8
Bảo hiểm xã hội 7% =$D$1*C5
Bảo hiểm y tế 1,50% =$D$1*C6
Bảo hiểm thất nghiệp 0% =$D$1*C7
Đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo 0
Tổng lương sau khi trừ đi các khoản giảm trừ =D3-D4
Giảm trừ gia cảnh & Bản thân 2 =C10*3600000+9000000
Thu nhập chịu thuế =D9-D10
Thuế thu nhập cá nhân
Lương thực nhận =D9-D12

Công thức: Sử dụng Hàm IF để áp dụng chung cho tất cả điều kiện.

=IF(D11<=5000000,D11*0.05,IF(D11<=10000000,D11*0.1-250000,IF(D11<=18000000,D11*0.15-750000,IF(D11<=32000000,D11*0.2-1650000,IF(D11<=52000000,D11*0.25-3250000,IF(D11<=80000000,D11*0.3-5850000,D11*0.35-9850000)))))))

Sau khi tính xong, bạn hãy dùng công thức tính thuế thu nhập như chúng tôi đã đề cập ở trên, sao chép công thức hàm IF chúng tôi đã soạn cho trường hợp của bà C trong ví dụ vừa rồi dán vào ô A1 của 1 sheet bất kỳ. Sau đó copy công thức nêu trên dán vào ô D12, sau đó nhập các mức lương bất kỳ để đối chiếu với kết quả đã tính ở trên.

5. Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014;
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ;
  • Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
  • Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: công thức tính thuế thu nhập cá nhân Excel.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn Thuế thu nhập cá nhân trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Công Thức Excel Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân