Công Thức Tính Thuế TNCN Trên Excel Mới Nhất - Tin Tức Kế Toán

CÔNG THỨC TÍNH THUẾ TNCN TRÊN EXCEL

Làm bảng lương, tính tiền lương là công việc hàng tháng của người kế toán. Trong đó không thể bỏ qua phần tính thuế TNCN của nhân viên đến mức phải khấu trừ. Tuy nhiên hiện nay vẫn nhiều kế toán đang còn lúng túng trong xác định công thức tính thuế TNCN sao cho nhanh nhất và chính xác nhất. Sau đây Kế toán Hà Nội xin chia sẻ với các bạn cách thiết lập công thức tính thuế TNCN trên excel.

Một số điều cần lưu ý khi lập công thức tính thuế TNCN trên excel.

 * Trong bài này chúng ta sẽ đề cập tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. 

Căn cứ theo quy định về tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công, thuế TNCN được tính theo biểu thuế suất từng phần như sau:

Nhìn qua, ta thấy biểu thuế suất có vẻ rườm rà và khá phức tạp, cộng thêm đó là luật thuế thay đổi theo từng ngày. Do đó nhiệm vụ của kế toán là thiết lập 1 công thức chính xác, khoa học và có thể dễ dàng sửa đổi theo luật quy định.

Biểu thuế suất từng phần bao gồm 7 bậc. Mỗi bậc tương ứng với mức thu nhập và thuế suất khác nhau. Những con số 0,25tr ; 0,75tr ở cách tính thuế TNCN thứ 2 trong bảng lũy tiến từng phần là do đâu? Ta có bảng tóm tắt như sau:

Ta có ví dụ như sau:

Giả sử thu nhập tính thuế TNCN là 60.000.000 đồng. Ta thấy  60.000.000 > 52.000.000.

Cách 1: Theo cách tính ở bảng lũy tiến từng phần. Ta tính được thuế TNCN của khoản thu nhập tính thuế 60.00.000 là:

= 9.750.000 + 8.000.000*30% = 12.150.000 (đồng)

 – Cách 2: Ta có 1 cách tính khác:

Thuế TNCN = Tiền thuế phần thu nhập lũy tiến của bậc đó + số thuế của phần thu nhập còn lại.

  + Số thu nhập còn lại = (thu nhập tính thuế – giới hạn bậc trước đó)*thuế suất bậc đó.

=> Như vậy ta có thể thấy:

Thuế TNCN của mức 60.000.000 = Tiền thuế phần thu nhập lũy tiến của bậc 6  + Số thuế vượt quá mức 52 triệu (tức là 8 triệu)

Tiền thuế phần thu nhập lũy tiến của bậc đó = 9.750.000 (đồng)

Số thuế vượt quá mức 52 triệu = (60.000.000 – 52.000.000)*30% = 2.400.000 (đồng)

Vậy tiền thuế TNCN = 9.750.000 + 2.400.000 = 12.150.000 (đồng).

NHƯ VẬY: nếu gọi thu nhập tính thuế là A. 

Nếu A nằm trong giới hạn bậc nào thì cách xác định A = Thuế lũy tiến bậc đó + (A- giới hạn bậc trước đó)*Thuế suất của bậc đó.

Ta thiết lập cụ thểCông thức tính thuế TNCN trên excel cho bất kỳ số A nào như sau:

 =IF(A<0,0,IF(A<Bậc 1,A*thuế suất bậc 1,IF(A<Bậc 2,thuế lũy tiến bậc 2+(A-Bậc 1)*thuế suất bậc 2,IF(A<Bậc 3,thuế lũy tiến bậc 3+(A-Bậc 2)*thuế suất bậc 3,IF(A<Bậc 4,thuế lũy tiến bậc 4+(A-Bậc 3)*thuế suất bậc 4,IF(A<Bậc 5,thuế lũy tiến bậc 5+(A-Bậc 4)*thuế suất bậc 5,IF(A<Bậc 6,thuế lũy tiến bậc 6+(A-Bậc 5)*thuế suất bậc 6, thuế lũy tiến Bậc 7+(A-Bậc6)*thuế suất bậc 7)))))))

Áp dụng vào excel, ta có được:

Công thức tính thuế TNCN trên excel
Công thức tính thuế TNCN trên excel

Áp dụng công thức này ta thiết lập được 1 file theo dõi danh sách nhân viên đã khấu trừ, thu nhập tính thuế, thuế TNCN của từng người của các tháng như sau:

Các bạn tải file Công thức tính thuế TNCN trên excel :

 TẠI ĐÂY

Trên đây là Công thức tính thuế TNCN trên excel. Nhằm phục vụ mục đích quyết toán thuế TNCN sau này, các bạn có thể thêm các cột chỉ tiêu khác để tiện theo dõi. Ngoài ra còn có nhiều cách khác nhau để tính ra được số thuế TNCN.

Các bạn xem thêm:

 >> Cách rà soát doanh thu trước khi quyết toán thuế TNDN.

 >> Các bước kiểm tra trước khi quyết toán thuế.

Bài viết liên quan

  • Luật số 26/2012/QH13 – Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế TNCN
  • Sơ đồ TK 632 – Giá vốn hàng bán theo PP Kê khai thường xuyên theo TT 200
  • Dịch vụ khai báo thuế tại Đông Anh Hà Nội Chuyên nghiệp Uy tín
  • Nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai phiên bản 4.3.2 áp dụng từ 2/3/2020
  • Điều kiện để đưa chi phí tiền lương tháng 13 vào chi phí hợp lệ
  • Địa chỉ học kế toán tại Long Biên tốt nhất, uy tín
  • Tờ khai thuế TNCN theo tháng hoặc quý có bắt buộc phải nộp không?
  • Lớp học kế toán trưởng tại Vĩnh Phúc chất lượng cao
  • Cách hạch toán Tài khoản 811 – Chi phí khác theo Thông tư 133
  • Trung tâm đào tạo kế toán tổng hợp tại Khắc Niệm Uy tín

Từ khóa » Công Thức Excel Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân 2020