Công Thức Tính Tiết Diện Dây Dẫn

Công thức tính tiết diện dây dẫn là tài liệu vô cùng hữu ích tổng hợp kiến thức về khái niệm, cách tính tiết diện dây dẫn, công thức tính tiết diện dây dẫn 3 pha. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập nhanh chóng ghi nhớ kiến thức để biết cách giải các bài tập Vật lí.

Vậy cách tính tiết diện dây dẫn không chỉ giúp các nhanh chóng nắm vững kiến thức mà còn giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu các loại dây dẫn điện và cân nhắc trước khi chọn tiết diện dây dẫn theo công suất giá rẻ và tiết kiệm thời gian hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Công thức con lắc lò xo.

Công thức tính tiết diện dây dẫn

  • 1. Tiết diện dây dẫn là gì?
  • 2. Lợi ích từ việc tính tiết diện dây dẫn là gì?
  • 3. Cách tính tiết diện dây dẫn
  • 4. Công thức tính tiết diện dây dẫn
  • 5. Công thức tính tiết diện dây dẫn 3 pha
  • 6. Tính công suất tiêu thụ điện của thiết bị

1. Tiết diện dây dẫn là gì?

Tiết diện dây dẫn là phần diện tích mặt cắt vuông góc với dây dẫn. Thông thường người ta không tính đến phần vỏ cách điện mà chỉ tính mặt cắt của vật dẫn điện (phần lõi). Nếu ta cắt trực tiếp và vuông góc với chiều rộng của dây thì ta sẽ thu được điểm cuối của mặt cắt có dạng giống như một vòng tròn. Khu vực này chính là diện tích tiết diện cắt ngang.

Tiết diện dây dẫn thường được dùng để chỉ đơn vị đo lường khả năng dẫn điện của dây điện.

2. Lợi ích từ việc tính tiết diện dây dẫn là gì?

Tính tiết diện dây dẫn là công đoạn mà bắt buộc các thợ điện hay cá nhân người tiến hành đấu nối hay sử dụng dây dẫn phải thực hiện. Bởi khi tính được tiết diện dây dẫn thì người thực hiện mới có thể lựa chọn được các loại dây dẫn điện phù hợp và có khả năng truyền tải điện tốt cho hệ thống hay thiết bị.

Trong việc đầu tư và nâng cấp các cơ sở hạ tầng thì lựa chọn đúng tiết diện dây dẫn sẽ góp phần nâng cao chất lượng hệ thống điện. Đặc biệt là những tòa nhà lớn thì việc tính toán tiết diện dây dẫn có góp phần phát triển hệ thống điện dân dụng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sử dụng.

Tính toán tiết diện dây dẫn một cách chính xác lựa chọn được dây dẫn điện phù hợp sẽ giúp bạn tránh tình trạng lãng phí hoặc các sự cố chập cháy, không thể tải được điện.

3. Cách tính tiết diện dây dẫn

Để tính tiết diện dây dẫn và biết được loại dây nào phù hợp với mục đích sử dụng thì bạn cần nắm được công thức tính tiết diện dây dẫn. Tuy nhiên, trước khi tiến hành tính tiết diện dây dẫn thì bạn cần phải thực hiện các bước sau:

Tính tổng công suất các thiết bị sử dụng điện và dự trù những thông số đó. Đối với dòng điện 1 pha thì công thức tính sẽ là I = 6P. Đối với dòng điện 3 pha thì ra sẽ có công thức tính là I = 2P.

Tính dòng điện bằng công thức I\ =\ \frac{P}{U}\(I\ =\ \frac{P}{U}\)

Trong đó,

  • I là cường độ dòng điện có đơn vị là (A).
  • P là tổng công suất đơn vị kW.
  • U sẽ là hiệu điện thế đơn vị V.

Dựa vào tổng công suất và hiệu điện thế thì ta sẽ có cường độ dòng điện I và dựa vào công thức tính tiết diện dây dẫn dưới đây để biết được tiết diện dây dẫn.

4. Công thức tính tiết diện dây dẫn

Để tính tiết diện dây dẫn một cách chính xác nhất ta có công thức như sau:

S\ \ =\ \frac{I}{J}\(S\ \ =\ \frac{I}{J}\)

Trong đó:

S: là tiết diện của dây dẫn, đơn vị là mm2

I: là dòng điện đi qua mặt cắt vuông, đơn vị là A

J: là mật độ dòng điện cho phép, đơn vị là A/mm2.

5. Công thức tính tiết diện dây dẫn 3 pha

Dây dẫn 3 pha sẽ bao gồm một dây lạn và ba dây nóng với hiệu điện thế tiêu chuẩn là U= 380 V. Và người ta thường sử dụng hình nôi tam giác và nối hình sao lại để nối dây 3 pha. Dây dẫn này thường được dùng để sử dụng trong những ngành sản xuất sử dụng nhiều thiết bị phụ tải có công suất lớn. Công thức áp dụng để tính tiết diện dây dẫn ba pha đó là:

I = S.J

6. Tính công suất tiêu thụ điện của thiết bị

Trên mỗi sản phẩm thiết bị điện khi sản xuất điều được ghi trị số công suất. Cụ thể rõ rành điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn để hỗ trợ người mua lựa chọn.

Các thông số này sẽ gần đúng được cách tính dòng điện định mức theo các công thức chuẩn trong vật lý. Do đó, tổng công suất tiêu thụ sẽ là tổng của các trị số công suất của các thiết bị tiêu thụ sử dụng điện trong nhà.

Các đợn vị được quy định như sau:

– W (Woat)

– kW (Kilô-Woat)

– HP (Horse Power- Mã Lực)

Người mua cũng có thể bắt gặp các đơn vị khác, thì có thể quy đổi ra để chúng có cùng một đơn vị để tính dễ dàng hơn:

1kW = 1.000W

1HP = 750W

Có những hoạt động và thời gian cũng như mức độ sử dụng khác nhau trong từng phần ngôi nhà. Cho nên việc công suất chịu tải của từng nhánh sẽ hoạt động sẽ khác nhau dựa trên cách tính dòng điện mà lắp đặt.

Người kỹ sư có thể lắp đặt nhiều loại dây, tính tiết diện dây dẫn điện theo công suất của nó cũng cho từng không gian ngôi nhà.

Từ khóa » Ct Tính Tiết Diện