Công Thức Tính Vận Tốc Cách Tính Vận Tốc
Có thể bạn quan tâm
- 16
Vận tốc là một đại lượng vật lý mô tả mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Đây là một trong những kiến thức quan trọng trong chương trình học môn Vật lí 8.
Trong bài viết dưới đây Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về vận tốc như: định nghĩa, công thức tính vận tốc, công thức tính vận tốc trung bình, đơn vị vận tốc và một số bài tập kèm theo. Qua tài liệu này các bạn lớp 8 sẽ nắm vững được kiến thức về công thức tính vận tốc để giải nhanh các bài tập vật lí.
Toàn bộ kiến thức về vận tốc
- 1. Vận tốc là gì?
- 2. Công thức tính vận tốc
- 3. Công thức tính vận tốc trung bình
- 4. Công thức tính vận tốc góc
- 5. Công thức tính vận tốc tức thời
- 6. Công thức tính vận tốc lưu lượng dòng nước
- 7. Đơn vị của vận tốc
- 8. Sự khác nhau của vận tốc và tốc độ
- 9. Bài tập tính vận tốc
1. Vận tốc là gì?
Vận tốc là đại lượng mô tả mức độ nhanh chậm và chiều của chuyển động. Vận tốc được xác định dựa trên đường đi được trong một đơn vị thời gian. Vận tốc được biểu diễn bởi vectơ, độ dài của vectơ vận tốc cho biết tốc độ nhanh hay chậm của chuyển động, chiều của vectơ hiển thị chiều của chuyển động.
Hiểu theo cách đơn giản: Vận tốc là quãng đường vật di chuyển được trong 1 giây. Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
2. Công thức tính vận tốc
1. Công thức chung
Công thức: \(v\ =\ \frac{s}{t}\)
Trong đó:
- v là vận tốc
- s là quãng đường đi được
- t là thời gian vật di chuyển
Từ công thức tính vận tốc, bạn có thể tính được 2 đại lượng quãng đường, thời gian.
Công thức tính quãng đường khi biết được vận tốc và thời gian: s = v.t
Công thức tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường: \(t\ =\ \frac{s}{v}\)
Ví dụ: Một xe ô tô đi một quãng đường dài 250km trong vòng 5 giờ.
Vận tốc của ô tô là \(v\ =\ \frac{s}{t} = \ \frac{250}{50}\) = 50 km/h.
3. Công thức tính vận tốc trung bình
Tính vận tốc trung bình
Người ta định nghĩa vận tốc trung bình là tỉ số giữa sự thay đổi vị trí của vật trong khoảng thời gian đang xét và khoảng thời gian đó.
Công thức: \(V(\text { tb })=\frac{r-r_{0}}{t-t_{0}}\)
Trong đó:
- v (tb) là vận tốc trung bình
- r là vị trí lúc sau, r0 là vị trí lúc đầu
- t là thời điểm cuối, t0 là thời điểm đầu
- (r - r0) là độ dịch chuyển
4. Công thức tính vận tốc góc
Vận tốc góc là đại lượng vectơ thể hiện mức độ thay đổi theo thời gian vị trí góc của vật và hướng của sự chuyển động này khi vật chuyển động quay tròn đều.
Công thức: \(\omega=\frac{\mathbf{d} \varphi}{\mathbf{d t}}\)
Trong đó:
- ω là tốc độ góc
- dφ/dt là đạo hàm của góc quay θ sau thời gian t
5. Công thức tính vận tốc tức thời
Vận tốc tức thời cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động của vật tại một điểm bất kỳ trên đường đi.
Công thức: v (tt) = dr/dt
Trong đó:
- v (tt) là vận tốc tức thời
- dr / dt là đạo hàm của vị trí theo thời gian
6. Công thức tính vận tốc lưu lượng dòng nước
Lưu lượng dòng chảy được xác định công thức tính khác nhau áp dụng cho các trường hợp khác nhau như, tính lưu lượng dòng chảy qua ống tròn, qua bình lọc hay qua máy bơm, máy gia nhiệt…. Sau đây công thức tính lưu lượng của dòng nước chạy qua ống tròn:
Công thức: Q = v.A
Trong đó:
- v: vận tóc dòng chảy
- A: Tiết diện diện tích vecto/bề mặt
7. Đơn vị của vận tốc
- Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h)
- Mối liên hệ giữa m/s và km/h:
\(1 \mathrm{m} / \mathrm{s}=\frac{0,001}{\frac{1}{3600}}=3,6 \mathrm{km} / \mathrm{h}\) | \(1 \mathrm{km} / \mathrm{h}=\frac{1000}{3600} \approx 0,28 \mathrm{m} / \mathrm{s}\) |
- Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế (hay đồng hồ vận tốc). Tốc kế thường gắn trên xe ô tô, xe máy để đo vận tốc chuyển động của xe.
- Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế (hay đồng hồ vận tốc). Tốc kế thường gắn trên xe ô tô, xe máy để đo vận tốc chuyển động của xe.
Lưu ý:
+ Trong hàng hải người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo vận tốc:
1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s hay 1m/s = nút.
+ Vận tốc ánh sáng: 300.000 km/s.
• Đơn vị độ dài người ta còn dùng là “năm ánh sáng”.
• Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm.
• Năm ánh sáng = 9,4608 . 1012 km ≈ 1016m.
Ví dụ: Khoảng cách từ ngôi sao gần nhất đến Trái Đất là 4,3 năm ánh sáng (gần bằng 43 triệu tỉ mét).
8. Sự khác nhau của vận tốc và tốc độ
Nếu vận tốc là vectơ có hướng thì tốc độ lại là một đại lượng vô hướng. Tốc độ là độ lớn của vận tốc. Ví dụ, một xe máy chuyển động với vận tốc không đổi 40 km/h trên một đường tròn có tốc độ không đổi. Khi đi hết một đường tròn thì tốc độ của nó vẫn là 20 km/h, nhưng vận tốc của nó là 0 vì nó đi về vị trí ban đầu.
9. Bài tập tính vận tốc
Bài 1: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là
A. vôn kế
B. nhiệt kế
C. tốc kế
D. ampe kế
Tốc kế là dụng cụ để xác định tốc độ tức là sự nhanh chậm của chuyển động của một vật
⇒ Đáp án C
Bài 2: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?
A. Cho biết hướng chuyển động của vật.
B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào.
C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.
Độ lớn của vận tốc cho ta biết vật chuyển động nhanh hay chậm
⇒ Đáp án C
Bài 3: Chuyển động của phân tử hiđro ở 0oC có vận tốc 1692 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?
A. Chuyển động của phân tử hiđro nhanh hơn.
B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn.
C. Hai chuyển động bằng nhau.
D. Tất cả đều sai.
VH = 1692 m/s
\(\mathrm{V}_{\mathrm{D}}=\frac{28800.1000}{3600}=8000 \mathrm{~m} / \mathrm{s}\)⇒ VH < VD
⇒ Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn
⇒ Đáp án B
Bài 4: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào
A. đơn vị chiều dài
B. đơn vị thời gian
C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
D. các yếu tố khác.
Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian
⇒ Đáp án C
Bài 5: Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng trong thời gian một năm (trung bình là 365 ngày). Biết vận tốc quay của Trái Đất bằng 108000 km/h. Lấy π ≈ 3,14 thì giá trị trung bình bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là:
A. 145 000 000 km
B. 150 000 000 km
C. 150 649 682 km
D. 149 300 000 km
Trong một năm Trái Đất quay: s = v.t = 365.24.108000 = 946080000 km
Bán kính Trái Đất: \(\mathrm{R}=\frac{\mathrm{S}}{2 \pi}=150649682 \mathrm{~km}\)
⇒ Đáp án C
Bài 6: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s.
A. 5100 m
B. 5000 m
C. 5200 m
D. 5300 m
Bom nổ cách người quan sát: s = v.t = 340.15 = 5100 m
⇒ Đáp án A
Bài 7: Nhà vô địch Olympic Athene chạy 100m hết 9,86s và một người đi xe đạp với vận tốc 15 km/h; hỏi người nào có vận tốc lớn hơn?
Giải:
Vận tốc của nhà vô địch Olympic Athene là: \(\mathrm{v}_1=\frac{\mathrm{s}_1}{\mathrm{t}_1}=\frac{100}{9,86}=10,14\) (m/s)
Vận tốc của người đi xe đạp: v2 = 15 km/h =15.0,28 m/s = 4,2 (m/s).
So sánh: v1 > v2.
Vậy nhà vô địch Olympic Athene có vận tốc lớn hơn người đi xe đạp.
Chia sẻ bởi: Tiểu NgọcDownload
Liên kết tải vềLink Download chính thức:
Công thức tính vận tốc DownloadTìm thêm: Vật lí 8Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhấtXóa Đăng nhập để GửiTài liệu tham khảo khác
KHTN 8 Bài 29: Sự nở vì nhiệt
KHTN 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt
KHTN 8 Bài 27: Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter
Chủ đề liên quan
- Toán 8 Kết nối tri thức
- Toán 8 Cánh Diều
- Toán 8 Chân trời sáng tạo
- Toán 8
- Soạn Văn 8 Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 8 Cánh Diều
- Văn mẫu 8
- Văn mẫu 8 Kết nối tri thức
- Văn mẫu 8 Chân trời sáng tạo
Có thể bạn quan tâm
-
Đơn xin xác nhận tạm trú - Thủ tục đăng ký tạm trú
10.000+ -
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Toán 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
10.000+ -
Tập làm văn lớp 4: Tả cánh diều tuổi thơ
50.000+ -
Đề cương ôn thi học kì 1 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ 1 -
Phiếu đánh giá và phân loại công chức mới nhất
50.000+ -
Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh
50.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Phân tích ba lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến (Dàn ý + 8 Mẫu)
10.000+ -
Tập làm văn lớp 5: Tả em trai của em
100.000+ 2 -
Bài tập luyện chữ nhỏ cho học sinh
100.000+ -
Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Hạt gạo làng ta (2 mẫu)
1.000+
Mới nhất trong tuần
KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
KHTN 8 Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí
KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học
KHTN 8 Bài 30: Khái quát về cơ thể người
KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống
KHTN 8 Bài 47: Bảo vệ môi trường
KHTN 8 Bài 46: Cân bằng tự nhiên
KHTN 8 Bài 45: Sinh quyển
KHTN 8 Bài 44: Hệ sinh thái
Tài khoản
Gói thành viên
Giới thiệu
Điều khoản
Bảo mật
Liên hệ
DMCA
Giấy phép số 569/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/08/2021. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: [email protected]. Bản quyền © 2024 download.vn.Từ khóa » V Là Vận Tốc Của Vật
-
Vận Tốc Là Gì? Công Thức Tính Vận Tốc Và đơn Vị Của Vận Tốc - Vật Lý 8 ...
-
Vận Tốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vận Tốc Là Gì, Công Thức Tính Vận Tốc, Quãng đường Và Thời Gian
-
V Là Gì Trong Vật Lý? - TopLoigiai
-
Công Thức Quãng đường Vận Tốc Thời Gian - THPT Sóc Trăng
-
Tổng Hợp Các Lý Thuyết Và Công Thức Lý 10 Cơ Bản Quan Trọng
-
Công Thức Tính Vận Tốc, Quãng Đường, Thời Gian Chính Xác Nhất
-
Nếu Gọi V Là Vận Tốc, T Là Thời Gian Chuyển động Thì Công Thức đường ...
-
Vận Tốc Là Gì? Ý Nghĩa Và Công Thức Tính Vận Tốc Trung Bình
-
Gọi M Là Khối Lượng Của Vật, V Là Vận Tốc Của Vật. Động Lượng Của ...
-
[Công Thức Tính Vận Tốc] Trung Bình, Vận Tốc Tức Thời, Vận Tốc ...
-
Vận Tốc Tức Thời Là Gì ? Công Thức Tính Vận Tốc Tức Thời Kèm ...
-
Vận Tốc Trung Bình Là Gì? Vận Tốc Là Gì? Kiến Thức Vật Lý 8
-
3. Chuyển động Thẳng Biến đổi đều - Củng Cố Kiến Thức