Công Thức Và Cách Sử Dụng Câu điều Kiện Loại 2

Câu điều kiện loại 2 là mảng nội dung khá quan trọng, nằm trong chuỗi các câu điều kiện trong tiếng Anh đã được học từ bậc phổ thông. Tuy nhiên, qua thời gian, nhiều bạn vẫn chưa thực sự hiểu rõ bản chất của kiến thức ngữ pháp này. Bài viết sẽ giúp bạn củng cố lại cũng như có đủ tự tin sử dụng câu điều kiện trong quá trình học nói tiếng Anh cũng như các vấn đề trong mảng học thuật.

Nội dung bài viết

Toggle
  • Định nghĩa và cách dùng câu điều kiện loại 2
  • Công thức câu điều kiện loại 2
  • Các biến thể thường gặp
    • Biến thể ở mệnh đề chính
    • Biến thể ở mệnh đề if
    • Câu tường thuật trong tiếng Anh ở dạng câu điều kiện loại 2
  • Sử dụng ứng dụng Bitu để củng cố kiến thức câu điều kiện loại 2

Định nghĩa và cách dùng câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả một hành động không thể xảy ra ở hiện tại. Hay còn được gọi là câu điều kiện trái với hiện thực. Khi dùng câu điều kiện loại hai để nói về một hành động, sự kiện nào đó có nghĩa rằng người nói, người viết đặt ra một giả thuyết rằng nó đang xảy ra như vậy. Tuy nhiên trên thực tế, mọi vấn đề đều không có thật.

Định nghĩa, cách dùng câu điều kiện loại 2
Định nghĩa, cách dùng câu điều kiện loại 2

Ngoài ra, câu điều kiện loại 2 còn thường được dùng để đưa ra lời khuyên, đề nghị hoặc yêu cầu. Khi sử dụng như vậy, chúng ta có thể dịch ý của câu này là: “Nếu tôi là bạn, thì tôi sẽ/có thể…”

Công thức câu điều kiện loại 2

Công thức chung của các câu điều kiện đều bao gồm hai mệnh đề. Mệnh đề chính và mệnh đề if. Và tất nhiên, công thức câu điều kiện loại 2 cũng sẽ tương tự. Điểm khác là ở thì sẽ được sử dụng trong câu, công thức cụ thể như sau:

If S + past simple, S + would/could  + V-inf

Có hai lưu ý khi sử dụng công thức này:

  • Với động từ tobe ở mệnh đề If, “were” được sử dụng cho tất cả các ngôi. Chỉ riêng với câu điều kiện mới được áp dụng;
  • Ở mệnh đề chính, “would/could + be + V-ing” có thể dùng để nhấn mạnh hành động đang diễn ra.
Công thức câu điều kiện loại 2
Công thức câu điều kiện loại 2

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp khi giao tiep tieng Anh hoặc trong các bài viết học thuật. Người ta có thể thay thế cấu trúc câu điều kiện thông thường bằng cấu trúc đảo ngữ. Với cách này, câu trở nên ngắn gọn, xúc tích, tạo hiệu ứng tích cực trong việc thể hiện trình độ tiếng Anh. Công thức đảo ngữ của câu điều kiện loại 2 là: Were + S (+not) + to – V-inf

Một số cấu trúc cố định của điều kiện loại hai thường gặp khác như:

  • Cấu trúc dùng để đưa ra lời khuyên: If I were you, I would/could…
  • Cấu trúc đưa ra câu hỏi giả định: What would you do if…?
  • Cấu trúc đưa ra một yêu cầu lịch sự: It would be great if you could…

Lưu ý:

Câu điều kiện loại 2 dùng was hay were? Nhiều người nghĩ rằng “If she was…” hay “If I was him…” là sai ngữ pháp. Thực tế không phải vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng động từ to be là “was”, tuy nhiên câu văn sẽ không được trang trọng.

Việc sử dụng “If I was you…” sẽ thể hiện sự thiếu trang trọng, thậm chí là rất bất lịch sự, mặc dù bạn đôi khi sẽ nghe người bản địa nói như vậy. Nếu bạn muốn sử dụng “If I was…” với các đại từ khác, thì tốt nhất là bạn không nên sử dụng kèm với đại từ “you”.

Các biến thể thường gặp

Trong tiếng Anh, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều biến thể khác nhau của câu điều kiện loại 2. Sự xuất hiện của những vấn đề này nhằm mục đích giúp cho câu trở nên hay hơn, phù hợp với từng hoàn cảnh hơn.

Biến thể ở mệnh đề chính

Biến thể ở mệnh đề chính đề cập đến việc dùng “be + V-ing” thay thế cho “V-inf” trong mệnh đề chính. Kiểu câu này có ý nghĩa nhấn mạnh đến hành động được nhắc đến đang diễn ra. Cấu trúc là : If + S + past simple, S + would/could… + be + V-ing.

Biến thể ở mệnh đề if

Ở mệnh đề if, để phù hợp với hoàn cảnh và ngữ cảnh thực tế thì người ta có thể dùng thì quá khứ tiếp diễn hoặc quá khứ hoàn thành thay cho quá khứ đơn. Công thức như sau:

  • If + S + was/were + V-ing , S + would/could… + V-inf
  • If + S + had + Ved/V3 , S + would/could… + V-inf

Câu tường thuật trong tiếng Anh ở dạng câu điều kiện loại 2

Sử dụng câu tường thuật trong tiếng Anh ở dạng điều kiện loại 2 chỉ xảy ra khi bạn muốn tường thuật lại lời nói của một ai đó. Và trong ngữ cảnh ấy, người đó sử dụng câu điều kiện để diễn tả hành động không thể xảy ra.

Nếu câu gốc là câu điều kiện loại 1 thì khi tường thuật lại, sẽ lùi thì và trở thành câu điều kiện loại 2. Vậy câu điều kiện loại 2 có lùi thì không? Nếu câu gốc đã là câu loại 2 thì khi tường thuật lại sẽ vẫn giữ nguyên câu đó, không lùi thì.

Sử dụng ứng dụng Bitu để củng cố kiến thức câu điều kiện loại 2

Việc học ngữ pháp sẽ trở nên vô cùng khô khan và nhàm chán nếu như không áp dụng và thực hành chúng trong giao tiếp. Ngay sau khi học được một lượng kiến thức ngữ pháp, một cấu trúc nào đó, hãy vận dụng chúng và phát triển thành câu. Luyện nói hằng ngày sẽ bổ trợ rất nhiều cho kỹ năng tiếng Anh của bạn.

Nếu bạn vừa học xong kiến thức về câu điều kiện loại 2 và chưa biết nên luyện tập áp dụng vào thực tế như thế nào thì app Bitu sẽ giúp bạn. Đây là một ứng dụng học tiếng Anh với phiên bản trên điện thoại thông minh. Chỉ cần tải ứng dụng về máy và bạn có thể học tập miễn phí.

Luyện ngữ pháp tiếng anh cùng ứng dụng Bitu
Luyện ngữ pháp tiếng anh cùng ứng dụng Bitu

Tại đó, người học sẽ được phân chia thành các nhóm lớp phù hợp dựa theo trình độ và khả năng thông qua các bài test. Mỗi ngày, bạn sẽ được học tập và luyện các kỹ năng tiếng Anh cùng giáo viên bản xứ.

Mọi chủ đề đều có thể là nội dung trong cuộc trò chuyện và luyện tập của bạn. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc chuyển đổi từ lý thuyết ngữ pháp sang thực hành thực tế giao tiếp, giáo viên sẽ trực tiếp hỗ trợ và luyện tập cùng bạn.

Câu điều kiện loại 2 là dạng câu rất phổ biến. Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã có thể nắm vững kiến thức và không nhầm lẫn với các dạng câu điều kiện khác. Nắm vững kiến thức cũng như làm nhiều bài tập câu điều kiện loại 2 sẽ giúp bạn hoàn thành tốt các bài kiểm tra trên lớp.

Từ khóa » Cách Dùng Của Câu điều Kiện Loại 2