Công Thức Vật Lý 11 Chương điện Tích - điện Trường | Tăng Giáp

Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Đăng nhập

Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > VẬT LÍ > LỚP 11 > Chương 1. Điện tích - Điện trường > Công thức vật lý 11 chương điện tích - điện trường

Thảo luận trong 'Chương 1. Điện tích - Điện trường' bắt đầu bởi Tăng Giáp, 20/5/17.

Tags:
  • các công thức lý 11 hk1
  • các công thức vật lý 11 cần nhớ
  • công thức giải nhanh trắc nghiệm vật lý 11
  • công thức tính nhanh vật lý 11
  • công thức tính nhanh vật lý 11 hk2
  • công thức tính nhanh vật lý 11 học kì 2
  • công thức vật lý 11 học kì 2
  • công thức vật lý 11 nâng cao
  1. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: Nam
    CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG​Bài 1: Định luật Culong Lực tương tác giữa 2 điện tích điểm Q$_1$; Q$_2$ đặt cách nhau một khoảng r trong môi trường có hằng số điện môi ε là ${\vec F_{12}};{\vec F_{21}}$ có: $F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}$ - Điểm đặt: trên 2 điện tích. - Phương: đường nối 2 điện tích. - Chiều:
    • Hướng ra xa nhau nếu: Q$_1$.Q$_2$ > 0 (Q$_1$; Q$_2$ cùng dấu)
    • Hướng vào nhau nếu: Q$_1$.Q$_2$ < 0 (Q$_1$; Q$_2$ trái dấu)
    - Độ lớn: ; k = 9.10$^9$$\left( {\frac{{N.{m^2}}}{{{C^2}}}} \right)$ (ghi chú: F là lực tĩnh điện Biểu diễn: công thức vật lý 11 phần điện tích và điện trường.png Bài 2: Thuyết electron Cách nhiễm điện:Có 3 cách nhiễm điện một vật: Cọ xát, tiếp xúc ,hưởng ứng Vật dẫn điện, điện môi: + Vật (chất) có nhiều điện tích tự do → dẫn điện + Vật (chất) có chứa ít điện tích tự do → cách điện. (điện môi) Định luật bảo toàn điện tích: Trong 1 hệ cô lập về điện (hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác) thì tổng đại số các điện tích trong hệ là 1 hằng số Bài 3. Điện trường + Khái niệm: Là môi trường tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lực lên điện tích khác đặt trong nó. + Cường độ điện trường: Là đại lượng đặc trưng cho điện trường về khả năng tác dụng lực. $\vec E = \frac{{\vec F}}{q} \Rightarrow \vec F = q.\vec E$ • Đơn vị: E(V/m) • q > 0 : $\vec F$ cùng phương, cùng chiều với $\vec E$. • q < 0 : $\vec F$ cùng phương, ngược chiều với $\vec E$. + Đường sức điện trường: Là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của tiếp tưyến tại bất kỳ điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của véc tơ CĐĐT tại điểm đó. Tính chất của đường sức: Tính chất của đường sức.png ​• Qua mỗi điểm trong đ.trường ta chỉ có thể vẽ được 1 và chỉ 1 đường sức điện trường. Qua mỗi điểm trong đ.trường ta chỉ có thể vẽ được 1 và chỉ 1 đường sức điện trường. • Các đường sức điện là các đường cong không kín,nó xuất phát từ các điện tích dương,tận cùng ở các điện tích âm. • Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau. • Nơi nào có CĐĐT lớn hơn thì các đường sức ở đó vẽ mau và ngược lại + Điện trường đều: điện trường đều.png ​• Có véc tơ CĐĐT tại mọi điểm đều bằng nhau. • Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song cách đều nhau + Véctơ cường độ điện trường $\vec E$ do 1 điện tích điểm Q gây ra tại một điểm M cách Q một đoạn r có: Véctơ cường độ điện trường.png - Điểm đặt: Tại M. Phương: đường nối M và Q Chiều: Hướng ra xa Q nếu Q > 0 Hướng vào Q nếu Q <0 Độ lớn: $E = k\frac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}$ ; k = 9.109$\left( {\frac{{N.{m^2}}}{{{C^2}}}} \right)$ Biểu diễn : Véctơ cường độ điện trường.png + Nguyên lí chồng chất điện trường: $\mathop E\limits^ \to = \mathop {{E_1}}\limits^ \to + \mathop {{E_2}}\limits^ \to + .....\mathop { + {E_n}}\limits^ \to $ Xét trường hợp tại điểm đang xét chỉ có 2 cường độ điện trường + $\vec E = {\vec E_1} + {\vec E_2}$ + ${\vec E_1} \uparrow \uparrow {\vec E_2} \Rightarrow E = {E_1} + {E_2}$ + ${\vec E_1} \uparrow \downarrow {\vec E_2} \Rightarrow E = \left| {{E_1} - {E_2}} \right|$ + ${\vec E_1} \bot {\vec E_2} \Rightarrow E = \sqrt {E_1^2 + E_2^2} $ + $\left( {{{\vec E}_1},{{\vec E}_2}} \right) = \alpha \Rightarrow E = \sqrt {E_1^2 + E_2^2 + 2{E_1}{E_2}\cos \alpha } $ + Nếu ${E_1} = {E_2} \Rightarrow E = 2{E_1}\cos \frac{\alpha }{2}$ Bài 4. Công của lực điện trường: Công của lực điện tác dụng vào 1 điện tích không phụ thuộc vào dạng của đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu,điểm cuối của đường đi trong điện trường: A$_{MN}$ = q.E. $\overline {M'N'} $ = q.E.d$_{MN}$ (với ${d_{MN}} = \overline {M'N'} $ là độ dài đại số của hình chiếu của đường đi MN lên trục toạ độ ox với chiều dương của trục ox là chiều của đường sức) Liên hệ giữa công của lực điện và hiệu thế năng của điện tích A$_{MN}$ = W$_M$ - W$_N$ = q VM - q.V$_N$ =q(V$_M$-V$_N$)=q.U$_{MN}$ Thế năng điện trường - Điện thế tại các điểm M,N +Đối với điện trường đều giữa hai bản tụ: ${W_M} = qE{d_M}$ ; ${W_N} = qE{d_N}$ (J) ${V_M} = E{d_M}$ ; ${V_N} = E{d_N}$ (V) d$_M$, d$_N$ là khoảng cách từ điểm M,N đến bản âm của tụ. + Đối với điên trường của một điện tích : ${W_M} = qE{d_M} = qk\frac{Q}{{{r_M}}}{d_M} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {W_M} = q\left( {k\frac{Q}{{{r_M}}}} \right)\\ {W_N} = q\left( {k\frac{Q}{{{r_N}}}} \right) \end{array} \right.$ Điện thế ${V_M} = \frac{{{W_M}}}{q} \to {V_M} = k\frac{Q}{{{r_M}}}$ d$_M$=r$_M$, d$_N$=r$_N$ là khoảng cách từ Q đến M,N + Hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có 1 điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó Liên hệ giữa E và U $E = \frac{{{U_{MN}}}}{{\overline {M'N'} }} \to E = \frac{U}{d}$ công của lực điện.png ​Ghi chú: công thức chU$_n$g cho 3 phần 6, 7, 8: ${U_{MN}} = {V_M} - {V_N} = \frac{{{A_{MN}}}}{q} = E.{d_{MN}}$ Bài 5. Vật dẫn và điện môi trong điện trường - Khi vật dẫn đặt trong điện trường mà không có dòng điện chạy trong vật thì ta gọi là vật dẫn cân bằng điện (vật dẫn cân bằng điện) + Bên trong vật dẫn cân bằng điệncường độ điện trường bằng không. + Mặt ngoài vật dẫn cân bằng điện: cường độ điện trường có phương vuông góc với mặt ngoài + Điện thế tại mọi điểm trên vật dẫn cân bằng điện bằng nhau + Điện tích chỉ phân bố ở mặt ngoài của vật, sự phân bố là không đều (tập trung ở chỗ lồi nhọn) - Khi đặt một khối điện môi trong điện trường thì nguyên tử của chất điện môi được kéo dãn ra một chút và chia làm 2 đầu mang điện tích trái dấu (điện môi bị phân cực). Kết quả là trong khối điện môi hình thành nên một điện trường phụ ngược chiều với điện trường ngoài Bài 6. Tụ điện - Định nghĩa: Hệ 2 vật dẫn đặt gần nhau, mỗi vật là 1 bản tụ. Khoảng không gian giữa 2 bản là chân không hay điện môi Tụ điện phẳng có 2 bản tụ là 2 tấm kim loại phẳng có kích thước lớn ,đặt đối diện nhau, song song với nhau - Điện dU$_n$g của tụ : Là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ $C = \frac{Q}{U}$ (Đơn vị là F.) Công thức tính điện dU$_n$g của tụ điện phẳng: $C = \frac{{\varepsilon .S}}{{{{9.10}^9}.4\pi .d}}$. Với S là phần diện tích đối diện giữa 2 bản. Ghi chú : Với mỗi một tụ điện có 1 hiệu điện thế giới hạn nhất định, nếu khi sử dụng mà đặt vào 2 bản tụ hđt lớn hơn hđt giới hạn thì điện môi giữa 2 bản bị đánh thủng. tụ điện ghép song song và nối tiếp.png Bài 7. Năng lượng điện trường - Năng lượng của tụ điện: $W = \frac{{Q.U}}{2} = \frac{{C.{U^2}}}{2} = \frac{{{Q^2}}}{{2C}}$ - Năng lượng điện trường: Năng lượng của tụ điện chính là năng lượng của điện trường trong tụ điện. Tụ điện phẳng $W = \frac{{\varepsilon .{E^2}.V}}{{{{9.10}^9}.8.\pi }}$ với V=S.d là thể tích khoảng không gian giữa 2 bản tụ điện phẳng Mật độ năng lượng điện trường: $w = \frac{W}{V} = \frac{{\varepsilon {E^2}}}{{k8\pi }}$

    Bài viết mới nhất

    • Chuyên đề tĩnh điện học - điện trường30/09/2017
    • Công thức vật lý 11 chương điện tích - điện trường20/05/2017
    • Bài 7. NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TRƯỜNG14/10/2016
    • Bài 6. TỤ ĐIỆN14/10/2016
    • Bài 5. VẬT DẪN VÀ ĐIỆN MÔI TRONG ĐIỆN TRƯỜNG14/10/2016
    Tăng Giáp, 20/5/17 #1
(Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.) Show Ignored Content

Chia sẻ trang này

Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Mật khẩu: Bạn đã quên mật khẩu? Duy trì đăng nhập Đăng nhập

Thống kê diễn đàn

Đề tài thảo luận: 6,071 Bài viết: 12,735 Thành viên: 18,036 Thành viên mới nhất: duychien.saigonapp

Chủ đề mới nhất

  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ Đất nước... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp Hướng dẫn viết dàn ý bài thơ... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài kí Ai đã đặt... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích truyện Vợ chồng... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ tây tiến... Tăng Giáp posted 6/8/20
Đang tải... Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > VẬT LÍ > LỚP 11 > Chương 1. Điện tích - Điện trường >

Từ khóa » Công Thức Ec Lý 11