Công Thức Vật Lý 11 Chương Khúc Xạ ánh Sáng | Tăng Giáp

Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức

Đăng nhập

Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > VẬT LÍ > LỚP 11 > Chương 6. Khúc xạ ánh sáng > Công thức vật lý 11 chương khúc xạ ánh sáng

Thảo luận trong 'Chương 6. Khúc xạ ánh sáng' bắt đầu bởi Tăng Giáp, 20/5/17.

Tags:
  • công thức tính góc khúc xạ
  • công thức vật lý 11
  • giải bài tập hiện tượng khúc xạ ánh sáng
  • hiện tượng khúc xạ ánh sáng lớp
  • hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong tự nhiên
  • hiện tượng phản xạ toàn phần
  • khúc xạ ánh sáng bài tập
  • ứng dụng của hiện tượng khúc xạ ánh sáng
  • định luật khúc xạ ánh sáng lớp 11
  1. Tăng Giáp

    Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: Nam
    Chương VI. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG​1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng [​IMG] ​Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng khi ánh sáng truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt, tia sáng bị bẻ gãy khúc (đổi hướng đột ngột) ở mặt phân cách. 2. Định luật khúc xạ ánh sáng + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. (Hình 33) + Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định thì tỉ số giữa sin của góc tới (sini) với sin của góc khúc xạ (sinr) luôn luôn là một số không đổi. Số không đổi này phụ thuộc vào bản chất của hai môi trường và được gọi là chiết suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ (môi trường 2) đối với môi trường chứa tia tới (môi trường 1); kí hiệu là n21. Biểu thức: $\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}}$ + Nếu n$_{21}$ > 1 thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Ta nói môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1). + Nến$_{21}$ < 1 thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Ta nói môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1). + Nếu i = 0 thì r = 0: tia sáng chiếu vuông góc với mặt phân cách sẽ truyền thẳng. + Nếu chiếu tia tới theo hướng KI thì tia khúc xạ sẽ đi theo hướng IS (theo nguyên lí về tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng). Do đó, ta có ${n_{21}} = \frac{1}{{{n_{12}}}}$. 3. Chiết suất tuyệt đối – Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất của nó đối với chân không. – Vì chiết suất của không khí xấp xỉ bằng 1, nên khi không cần độ chính xác cao, ta có thể coi chiết suất của một chất đối với không khí bằng chiết suất tuyệt đối của nó. – Giữa chiết suất tỉ đối n21 của môi trường 2 đối với môi trường 1 và các chiết suất tuyệt đối n2 và n1 của chúng có hệ thức: ${n_{21}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}$ – Ngoài ra, người ta đã chứng minh được rằng: Chiết suất tuyệt đối của các môi trường trong suốt tỉ lệ nghịch với vận tốc truyền ánh sáng trong các môi trường đó: $\frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}}$ Nếu môi trường 1 là chân không thì ta có: n1 = 1 và v1 = c = 3.10$^8$ m/s Kết quả là: ${n_2} = \frac{c}{{{v_2}}}$ – Vì vận tốc truyền ánh sáng trong các môi trường đều nhỏ hơn vận tốc truyền ánh sáng trong chân không, nên chiết suất tuyệt đối của các môi trường luôn luôn lớn hơn 1. Ý nghĩa của chiết suất tuyệt đối Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt cho biết vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường đó nhỏ hơn vận tốc truyền ánh sáng trong chân không bao nhiêu lần. Bài 2. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ HIỆN TƯỢNG XẢY RA. 1. Hiện tượng phản xạ toàn phần hiện tượng phản xạ toàn phần.png ​Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng mà trong đó chỉ tồn tại tia phản xạ mà không có tia khúc xạ. 2. Điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần – Tia sáng truyền theo chiều từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn. – Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần (i$_{gh}$). 3. Phân biệt phản xạ toàn phần và phản xạ thông thường Giống nhau – Cũng là hiện tượng phản xạ, (tia sáng bị hắt lại môi trường cũ). – Cũng tuân theo định luật phản xạ ánh sáng . Khác nhau – Hiện tượng phản xạ thông thường xảy ra khi tia sáng gặp một mặt phân cách hai môi trường và không cần thêm điều kiện gì. Trong khi đó, hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi thỏa mãn hai điều kiện trên. – Trong phản xạ toàn phần, cường độ chùm tia phản xạ bằng cường độ chùm tia tới. Còn trong phản xạ thông thường, cường độ chùm tia phản xạ yếu hơn chùm tia tới. 4. Lăng kính phản xạ toàn phần Lăng kính phản xạ toàn phần là một khối thủy tinh hình lăng trụ có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân 5. Ứng dụng Lăng kính phản xạ toàn phần được dùng thay gương phẳng trong một số dụng cụ quang học (như ống nhòm, kính tiềm vọng …). Có hai ưu điểm là tỉ lệ phần trăm ánh sáng phản xạ lớn và không cần có lớp mạ như ở gương phẳng.

    Bài viết mới nhất

    • Công thức vật lý 11 chương khúc xạ ánh sáng20/05/2017
    • Bài 2. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ HIỆN TƯỢNG XẢY RA.14/10/2016
    • Bài 1. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG14/10/2016
    Tăng Giáp, 20/5/17 #1
(Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.) Show Ignored Content

Chia sẻ trang này

Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Mật khẩu: Bạn đã quên mật khẩu? Duy trì đăng nhập Đăng nhập

Thống kê diễn đàn

Đề tài thảo luận: 6,071 Bài viết: 12,735 Thành viên: 18,036 Thành viên mới nhất: duychien.saigonapp

Chủ đề mới nhất

  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ Đất nước... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp Hướng dẫn viết dàn ý bài thơ... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài kí Ai đã đặt... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích truyện Vợ chồng... Tăng Giáp posted 6/8/20
  • Tăng Giáp [8+] Phân tích bài thơ tây tiến... Tăng Giáp posted 6/8/20
Đang tải... Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > VẬT LÍ > LỚP 11 > Chương 6. Khúc xạ ánh sáng >

Từ khóa » Hệ Thức Khúc Xạ ánh Sáng