Công Thức Xoay Rubik 3x3 Nhanh Chóng Nhất

Công thức xoay rubik 3×3 đơn giản nhanh chóng cho các ham mê trí tuệ và kiên nhẫn này.

Rubik 3×3 là một trò chơi giải đố cơ học được giáo sư kiến trúc, điêu khắc gia người Hungary Erno Rubik phát minh vào năm 1974. Phiên bản tiêu chuẩn của Rubik là khối lập phương cạnh 3×3 với 6 màu ở 6 mặt: đỏ, vàng, cam, xanh lá cây, xanh dương và trắng. Chiều dài cạnh của lập phương Rubik tiêu chuẩn là khoảng 5,7cm.

Có thể bạn quan tâm
  • Hướng dẫn sử dụng Snipping Tool
  • Tẩy da chết môi đơn giản ngay tại nhà
  • Cách tải nhạc trên soundcloud 320kbps về máy tính
  • Mẹo ngưng kinh nguyệt ngay lập tức
  • in catalogue liệu có phải là một phương pháp marketing hiệu quả

Rubik là một trong những trò chơi giải trí thông minh. Với cách chơi đơn giản nhưng lại cực kỳ khó vì chúng giống như một bài toán đòi người chơi không ngừng tư duy để đưa ra cách chơi đúng. Để giải được một cách nhanh chóng và chuẩn xác người chơi cần phải biết áp dụng các nguyên lý. Với nhiệm vụ của trò chơi rubik là  phải tìm cách và hoàn thành các khối rubik về hình dạng ban đầu với 6 màu đồng nhất. Nhưng với những ai chưa tiếp xúc với rubik thì thật khó để có thể giải được trong thời gian ngắn. Vậy nên bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xoay rubik 3×3 đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. 

Phần 1: Làm quen với Rubik

Hãy chơi với khối lập phương của bạn đang nắm trong tay và làm quen với nó, sau đó bạn thử giải mã mặt trắng mà không kéo xuống dưới xem hướng dẫn.

Phần 2: Ghi nhớ các kí hiệu

Học các chữ cái được dùng để đánh dấu từng mặt của Rubik để mô tả các thuật toán giải Rubik.

Phần 3: Cách xoay Rubik

Ở phần này chúng tôi sẽ chia khối Rubik thành 7 phần và giải mã mỗi nhóm mà không xáo trộn những miếng đã ghép trước đó.

Phần 4: Luyện tập

Luyện tập các động tác, ghi nhớ các thuật toán đơn giản cơ bản chúng ta sẽ học dưới đây cho tới khi bạn có thể tự giải mã khối Rubik mà không cần tới sự giúp đỡ.

Sau khi bạn đã làm quen với khối Rubik của mình các bạn sẽ nhận ra một số điều như sau:

  • Dù bạn có xoay như thế nào thì những khối ở vị trí  trung tâm (ở giữa mỗi mặt) luôn ở vị trí giống nhau. Những miếng này quyết định màu sắc của mỗi mặt.
  • Ngoài các khối trung tâm các bạn còn 8 khối góc với 3 màu và 12 khối cạnh với 2 màu sắc khác nhau.
  • Và kinh khủng nhất là có quá trường hợp lên đến 42 tỷ tỷ để hình thành một khối Rubik. Chúng ta không thể ngồi xoay ngẫu nhiên cho đến khi hoàn thành.
  • Cuối cùng là điều dễ nhận ra nhất khi các bạn xoay các miếng ghép mới sẽ luôn luôn phá hỏng những miếng đã ghép trước đó. Vì vậy chúng ta cần chia ra từng tầng và sử dụng các thuật toán trong mỗi bước để không phá những phần đã xếp đúng.

Ký hiệu các mặt của khối Rubik

Trước tiên các bạn cần hiểu rõ 1 số quy ước trong trò chơi này:

Trong hướng dẫn này, những phần không quan trọng của khối rubik, tức là những viên không cần quan tâm đến sẽ được tô màu xám, còn những phần quan trọng sẽ được đánh dấu X.

Các ký hiệu: Mỗi mặt của khối rubik sẽ được ký hiệu bởi 1 chữ cái tương ứng:

  • Phải: R
  • Trái: L
  • Trên: U
  • Dưới: D
  • Trước: F
  • Sau: B

R L U D F B : xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ.

R’ L’ U’ D’ F’ B’: xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.

R2 L2 U2 D2 F2 B2: xoay các mặt tương ứng 180 độ.

Công thức xoay rubik 3×3

Giải Rubik tâng 1 luôn là điều dễ dàng nhất vì ở tầng này bạn không cần quan tâm quá nhiều đến các mặt khác. Tiếp theo sang tầng 2 chúng ta bắt đầu phải dùng đến các thuật toán để giúp đỡ trong quá trình giải. Cuối cùng là tầng 3, tầng này luôn luôn khó khăn nhất, nếu bạn làm sai 1 bước nhỏ có thể dẫn đến chúng ta phải bắt đầu lại.

Bước 1: Giải tầng 1

Tầng 1

Chúng ta lại bắt đầu với một quy ước mới liên quan tới màu sắc của các tầng. Và quy ước là thế này: quy ước tầng 1 có mặt trắng, tầng 3 có mặt màu vàng. Bạn rất dễ dàng nhận ra nếu quan sát các hình ảnh minh họa. Sau khi để mặt trắng là mặt U, bạn tạo thành chữ thập ở các ô cạnh rồi giải các ô góc. Một điều cần thiết là các ô luôn được để tại đúng vị trí của nó.

Bạn cần tạo ra hình chữ thập có màu trắng để có thể tiếp tục các bước phia sau: 

Bước này cực kỳ đơn giản, các bạn hoàn toàn có thể tự làm được, mình gợi ý cách làm sau: đầu tiên, ta cần tìm các viên cạnh có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3.

Đây là 2 ví dụ sai và đúng:

Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:

Bước 1: Sau khi chọn được 1 viên cạnh, ta phải xác định nó thuộc về vị trí nào trên khối rubik. Để làm được việc này, ta xem màu kề với màu trắng là màu gì. Ở trường hợp 1 màu đó là màu đỏ, do vậy viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X bên phải, ngay phía trên viên giữa màu đỏ. Ở trường hợp 2, màu đó là màu xanh lá cây, do đó viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X phía trước. Ta gọi vị trí mà viên cạnh cần đưa tới là goal.

Bước 2: Sau khi xác định được goal, việc tiếp theo là tìm cách đưa mặt màu trắng của viên cạnh lên mặt U. Trong trường hợp 1, ta xoay F’, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X phía trước. Trường hợp 2, ta xoay R, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X bên phải. Ta gọi vị trí mà viên cạnh sẽ tới sau khi làm bước 2 là target.

Bước 3: Có 1 vấn đề xảy ra là nếu làm luôn bước 2 thì mặt trắng của viên cạnh đúng là được đưa đến mặt U nhưng viên cạnh lại không nằm ở goal. Không sao, chuyện nhỏ như con thỏ đang ăn cỏ bị thằng da đỏ nó bắn bỏ, trước khi làm bước 2 ta đưa goal tới vị trí target bằng cách xoay U hoặc U’ hoặc U2. Sau đó làm bước 2 rồi lại đưa goal trở về chốn cũ bằng cách làm ngược lại cái U, U’, U2 ở trên. Ví dụ ở trường hợp 1, cách làm sẽ là (U F’ U’). Trường hợp 2 cách làm sẽ là (U’ R U).

Nếu viên cạnh nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3:

Ta xoay F hoặc F’ để đưa viên cạnh về tầng 2 rồi dùng phương pháp trên để giải.

Giải viên góc:

Từ bước này trở đi, ta sẽ lật ngược khối rubik lại, tức là mặt trắng thành mặt D còn mặt vàng thành mặt U. Việc này sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định vị trí các viên cần tìm. 

Đầu tiên, ta cũng phải tìm các viên góc có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3.

Nếu viên góc nằm ở tầng 3:

Bước 1: Xác định vị trí mà viên góc cần được đưa tới bằng cách xem xét 2 màu còn lại của viên góc. Ta gọi vị trí đó là goal. Bước 2: Đưa viên góc tới vị trí ngay phía trên goal. Bước 3: Tùy vào từng trường hợp, ta dùng 1 trong các công thức sau để giải.

1. Dùng công thức (R U’ R’ U2) để đưa mặt trắng sang phía bên cạnh. 2. Dùng 1 trong 2 công thức trên để giải.

Nếu viên góc nằm ở tầng 1:

Bước 1: Dùng công thức (R U R’ U’) để đưa viên góc về tầng 3. Bước 2: Dùng phương pháp trên để giải.

3. Tầng 2

Ở tầng này, công việc rất nhẹ nhàng, ta chỉ cần giải 4 viên cạnh. Đầu tiên ta xác định các viên cạnh của tầng 2, đó là các viên cạnh còn lại mà không có màu vàng. Các viên này có thể nằm ở tầng 2 hoặc tầng 3.

Nếu viên cạnh nằm ở tầng 3:

Bước 1: Xác định vị trí viên cạnh cần đưa tới bằng cách xem xét 2 màu của viên cạnh. Ta gọi vị trí đó là goal. Bước 2: Xoay U, U’ hoặc U2 để đưa viên cạnh đến vị trí gần goal sao cho trục giữa của mặt F trùng màu (xem hình minh họa phía dưới). Bước 3: Tùy vào từng trường hợp, dùng 1 trong 2 công thức sau để giải:

Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:

B1: Dùng công thức (R U’ R’) (U’ F’ U F) để đưa viên cạnh về tầng 3. B2: Dùng phương pháp phía trên để giải.

4. Tầng 3

Để giải tầng 3, ta làm 4 bước như sau:

Định hướng cạnh:

Mục đích của bước này là tạo ra hình chữ thập màu vàng ở mặt U. Có 3 trường hợp cần giải quyết, tuy nhiên ta chỉ cần học 1 công thức duy nhất. Khi làm công thức dưới đây, tầng 3 sẽ biến đổi theo thứ tự như sau:

Công thức: (F R U) (R’ U’ F’)

Định hướng góc:

Mục đích của bước này là đưa toàn bộ mặt U về đúng màu (màu vàng). Có tất cả 7 trường hợp cần giải quyết. Khi làm công thức dưới đây, tầng 3 sẽ biến đổi như hình minh họa. Chú ý hình minh họa bên dưới thể hiện góc nhìn từ trên xuống, khi làm công thức ta vẫn phải giữ khối rubik sao cho mặt vàng nằm ở trên cùng.

Công thức: (R U) (R’ U) (R U2) R’

Hoán vị góc:

Mục đích của bước này là đưa các viên góc về đúng vị trí của nó. Công thức dưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 2 viên góc như hình minh họa. Để đưa cả 4 viên góc về đúng vị trí, ta có thể phải làm công thức này 2 lần.

Công thức: (R U R’ F’) (R U R’ U’) (R’ F) (R2 U’) (R’ U’)

Hoán vị cạnh:

Đây là bước cuối cùng, 2 công thức dưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 3 viên cạnh như hình minh họa. Để đưa 4 viên cạnh về đúng vị trí, ta có thể phải làm các công thức đó 2 lần. Lưu ý ta có thể chỉ cần nhớ 1 trong 2 công thức là có thể hoàn thành bước này, tuy nhiên khi đó thời gian làm sẽ lâu hơn.

Vậy là đã kết thúc các bước để giải khối rubik 3×3 rồi đấy. Chúc các bạn thành công! 

Từ khóa » Nguyên Lý Xếp Rubik